Chế độ cộng sản tại Trung Quốc đã đang tạo ra một liên minh mới để thách thức Mỹ và các nền dân chủ phương Tây, ông Johnnie Moore, cựu lãnh đạo Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ nhận định.

W020210728569292646311
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với phái đoàn do người sáng lập Taliban là Mullah Abdul Ghani Baradar dẫn đầu (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)

Trao đổi với chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times gần đây, ông Johnnie Moore cho hay: “[Trung Quốc] đang tạo ra một trục hợp tác mới chống lại trật tự dân chủ phương Tây”. Ông Moore gọi trục hợp tác mới gồm Trung Quốc, Pakistan và Afghanistan do Taliban kiểm soát là “thảm họa địa chính trị”.

Trung Quốc đã công khai ủng hộ Taliban trong vài tháng gần đây. Vào tháng Sáu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), trong một cuộc họp với những người đồng cấp đến từ Pakistan và Afghanistan, đã cam kết sẽ “đưa Taliban trở lại phong trào chính trị chủ đạo”. Một tháng sau đó, ông Vương đã tiếp phái đoàn Taliban do ông Mullah Abdul Ghani Baradar dẫn đầu tại Thiên Tân.

Sau khi Taliban nhanh chóng kiểm soát Kabul vào giữa tháng Tám, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhanh chóng hoan nghênh sự nổi lên của Taliban tại quốc gia Nam Á vốn bị chiến tranh tàn phá nhiều thập kỷ qua. Tuy vậy, cho đến nay Bắc Kinh vẫn chưa chính thức công nhận vai trò lãnh đạo của Taliban tại Afghanistan.

Taliban cũng đã đang nhìn nhận Trung Quốc là một đồng minh quan trọng. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên tờ nhật báo La Repubblica gần đây, phát ngôn viên Zabiullah Mujahid của Taliban đã ca ngợi Bắc Kinh là “đối tác chính” và là “cánh cổng [đưa Taliban] vào các thị trường khắp thế giới”.

>>Phát ngôn viên Taliban khẳng định TQ là ‘Đối tác chính của chúng tôi’

Cả Pakistan và Afghanistan đều là các hành viên trong dự án Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Trong đó, Afghanistan đã ký kết tham gia BRI vào năm 2016. Vào ngày 2/9 vừa qua, Taliban đã bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục là thành viên của BRI khi họ thành lập chính phủ mới tại Afghanistan.

Trong ngày 2/9, ông Abdul Salam Hanafi, thành viên cao cấp trong nhóm đàm phán của Taliban, đã nói với phụ tá ngoại trưởng Trung Quốc Wu Jianghao rằng BRI sẽ “đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của khu vực”.

Chuyên gia Johnnie Moore cho rằng: “Những gì họ [ĐCSTQ] làm là họ khai thác các quốc gia yếu thế thông qua giới lãnh đạo các nước đó để thúc đẩy nghị trình [chính trị] của [Bắc Kinh]”.

Ông Moore nhận định có 3 lý do để Bắc Kinh coi trọng mối quan hệ đối tác với Taliban.

Thứ nhất, chế độ Trung Quốc muốn khai thác trữ lượng đất hiếm và các khoáng sản khác của Afghanistan vốn được ước tính có giá trị lên tới 3 nghìn tỷ USD.

Thứ hai, Bắc Kinh muốn kiểm soát các phong trào vũ trang và chính trị dọc theo biên giới của họ với Afghanistan. Tân Cương, miền cực tây của Trung Quốc có đường biên giới chung dài khoảng 74km với Afghanistan. Chế độ Trung Quốc lo ngại rằng các chiến binh Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ lưu vong có thể sử dụng giao giới này để tiến hành các cuộc tấn công vào Tân Cương, khu vực mà cộng đồng quốc tế cáo buộc ĐCSTQ đang giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số khác trong các trại tập trung.

Thứ ba, và yếu tố ông Moore cho là quan trong nhất, là Trung Quốc muốn “lợi dụng tình hình hiện tại [ở Afghanistan] để hạ thấp thanh thế của Mỹ”.

Chế độ Trung Quốc thời gian qua đã nhân sự kiện Mỹ rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan để thực hiện chiến dịch tuyên truyền hạ thấp uy tín của Washington, vẽ chân dung nước Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy.

Gần đây nhất, hôm 3/9, tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc đã đăng tải một bài bình luận lên án nền dân chủ Mỹ. Tờ báo này lập luận rằng khi Mỹ “xuất khẩu mô hình dân chủ của mình”, thì đồng thời họ đã “đem đến thảm họa cho các quốc gia liên đới”.

Như Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: