Gần đây biến thể Omicron bùng phát ở Bắc Triều Tiên, tính đến ngày 21/5, số ca sốt được báo cáo tích lũy đã vượt quá 2 triệu.  Trước đó nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng tuyên bố sẽ học theo “kinh nghiệm [chống dịch] của Trung Quốc”, có chuyên gia chỉ ra làm vậy sẽ dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn.

shutterstock 2102702239
(Nguồn: mr.jhonson/ Shutterstock)

Theo Deutsche Welle (Tiếng nói Nước Đức), các nhà chức trách Triều Tiên hiện đang báo cáo dịch chỉ dựa trên số “ca sốt”, chứ không phải là những ca chẩn đoán nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), chủ yếu là do nước này thiếu điều kiện và năng lực xét nghiệm tương ứng.

So với số người mắc bệnh, số ca tử vong được báo cáo của Triều Tiên thấp một cách đáng kinh ngạc. Ngoại giới tin rằng việc này chứa một điều bí ẩn, tức là tình hình dịch bệnh thực tế ở Bắc Triều Tiên có thể nghiêm trọng hơn báo cáo chính thức. Rất có thể lý do nhà chức trách làm việc này là để giảm bớt ảnh hưởng chính trị đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo hãng truyền thông Hàn Quốc “Yonhap News Agency“, do thiết bị sàng lọc ở Triều Tiên không đủ, số liệu thống kê chỉ dựa trên các “ca sốt” thay vì “số người được chẩn đoán”, do đó số ca nhiễm thực tế sẽ nhiều hơn so với những “ca sốt” được công bố chính thức, thậm chí có thể gấp 4 – 5 lần.

Hãng thông tấn Yonhap cho biết, theo thống kê chính thức của Triều Tiên, tỷ lệ tử vong do COVID-19 của nước này chỉ là 0,004%, một điều khó tin trong tình trạng “không tiêm chủng” của Triều Tiên.

Ông Choi Won-suk, giáo sư tại Khoa Truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Ansan, Đại học Cao Ly Hàn Quốc, cho biết tỷ lệ tử vong do COVID-19 có liên quan chặt chẽ với tuổi của bệnh nhân và việc tiêm chủng, trong khi đó tỷ lệ tử vong do COVID của Triều Tiên chỉ là 0,004%, điều này đi ngược lại lẽ thường.

Trước đó, Kim Jong-un nói rằng ông có thể sẽ học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phòng chống dịch. Đó là thực hiện các biện pháp ngăn chặn cực đoan tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Triều Tiên. “Một mặt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của đảng và nhà nước, mặt khác thúc đẩy sản xuất một cách tối đa.”

Nhìn chung, các chuyên gia đều bi quan về chiến lược này, tin rằng nếu Triều Tiên thực sự học theo cách làm của Trung Quốc, thì ngay cả những nhu cầu cơ bản nhất về các vật dụng cơ bản cũng không thể đáp ứng được.

Ông Jacob Lee, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Hallym ở Hàn Quốc, cho biết nếu Triều Tiên thực sự làm như vậy, có nghĩa là nước này sẽ quay trở lại chế độ bao cấp. Ông nói thẳng rằng nếu ông Kim Jong-un sao chép mô hình của Trung Quốc, điều đó sẽ chỉ làm cho thảm họa lây lan nhanh chóng này trở nên tồi tệ hơn.

Theo báo cáo của Hãng thông tấn Yonhap được Reuters trích dẫn vào ngày 21/5, giới chức Triều Tiên đã báo cáo 219.030 ca mới được xác nhận nghi ngờ nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán và 1 trường hợp tử vong.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc: Kim Jong-un không tiêm phòng

Theo Hãng thông tấn Yonhap, ngày 19/5 một người tham gia cuộc họp toàn thể của Ủy ban Tình báo thuộc Hiệp hội Triều Tiên cho biết, Cơ quan Tình báo Quốc gia đã báo cáo tại cuộc họp rằng sau khi xem xét toàn diện các tình huống khác nhau, Cơ quan Tình báo suy đoán rằng ông Kim Jong-un hiện vẫn chưa tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.

Một nguồn tin của Ủy ban Tình báo cho biết, Ủy ban này phỏng đoán rằng Triều Tiên vẫn chưa thúc đẩy vắc-xin COVID-19. Theo báo cáo của “Washington Post” ngày 12/5, Triều Tiên và Eritrea, quốc gia nằm ở đông bắc châu Phi, là những quốc gia duy nhất trên thế giới không có vắc xin COVID-19.

Tuy nhiên, trong báo cáo của “Rodong Sinmun“, cơ quan của Đảng Lao động vào ngày 17/5, rằng vắc-xin có thể ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19, Triều Tiên đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết của việc tiêm chủng.

Ông Tedros: Virus đột biến mới có thể xuất hiện ở Triều Tiên

Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết ông vô cùng lo ngại về nguy cơ lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán ở Triều Tiên, đặc biệt khi người dân nước này không được tiêm phòng và rất nhiều người có thể mắc các bệnh lý tiềm ẩn, khiến họ nhiễm bệnh nặng và có nguy cơ tử vong.

Tedros cho biết ông đang tìm đến Triều Tiên để yêu cầu chia sẻ thêm dữ liệu và thông tin, đồng thời bày tỏ WHO sẽ sẵn lòng cung cấp vắc-xin, thuốc, xét nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật, để giúp Bình Nhưỡng chống lại dịch bệnh.

Ông Michael Ryan, giám đốc điều hành của tổ chức “Kế hoạch Khẩn cấp về Sức khỏe Cộng đồng” của WHO, chỉ ra rằng mức độ lây truyền cao giữa những người chưa được tiêm chủng như Triều Tiên có thể dẫn đến sự xuất hiện của các chủng virus đột biến mới.

Các biện pháp chống dịch cực đoan của Thượng Hải đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn thường xuyên xảy ra, có người treo cổ tự tử, có người nhảy lầu, có người giận dữ hét lên: “Đả đảo Đảng Cộng Trung Quốc!”

Trong một video được chia sẻ trên mạng cho thấy, sau khi Thượng Hải công bố “quản lý tĩnh toàn khu vực”, một nam công dân được cho là đang gọi điện cho cán bộ chính quyền trong khu cộng đồng, kích động nói: “Anh có biết không, anh nói cho tôi, siêu thị không mở cửa, tôi mua đồ kiểu gì? Mua gì ăn, ăn gì uống gì? Anh bức ép chết người đấy! Tôi ở quận Phổ Đà, tôi ở Phổ Đà, chứng minh thư của tôi ở Từ Hội, tôi ở quận Từ Hội, bố mẹ tôi đã bị các anh phong tỏa trong 2 tháng, 2 tháng nay họ sống như thế nào? Bà ngoại tôi ở một mình không có ai chăm sóc, anh phong tỏa chúng tôi ở đây, bà tôi ăn gì, uống gì để sống đây? Chính quyền Thượng Hải có phải là người không? Bức ép người dân đến nỗi họ nổi dậy! Tôi không thể sống được nữa!”

Xem thêm các bài về dịch bệnh tại Thượng Hải tại đây.

Bình Minh (t/h)