Sau khi chính quyền Biden tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris vào ngày 19/2, đảo ngược chính sách của chính quyền trước, các chuyên gia đã cảnh báo rằng điều này sẽ làm lợi cho Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ lợi dụng chuyện đó để làm suy yếu Washington.

Embed from Getty Images

Ông Sen Nieh, giáo sư và là cựu chủ nhiệm ngành kỹ thuật cơ khí của Đại học Công giáo Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times – phiên bản Hồng Kông rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ giành được lợi thế trên bốn mặt trận thông qua thỏa thuận Paris.

Theo thỏa thuận Paris, các nước phát triển sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển khoảng 100 tỷ đô la viện trợ mỗi năm để giúp các nước này phát triển và cải thiện cấu trúc năng lượng của mình cũng như phát triển và chuyển đổi công nghệ trước năm 2025. Trung Quốc cam kết tăng lượng khí thải carbon và đạt đỉnh vào năm 2030.

Ông Nieh tin rằng đối với ĐCSTQ, việc ký hiệp định Paris giống như “giết bốn con chim bằng một viên đá.” Thỏa thuận này giúp ĐCSTQ:

  1. Nhận được sự trợ giúp tài chính
  2. Tăng lượng khí thải trong thời gian mười năm
  3. Xây dựng hình ảnh “một quốc gia hàng đầu” thân thiện với môi trường trên thế giới
  4. Đánh bại Hoa Kỳ

Ông tin rằng ĐCSTQ có thể đạt được cả bốn mục tiêu bởi vì hiệp định khí hậu được xây dựng dựa trên trách nhiệm khác nhau của các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Theo báo cáo của ông Gang Chen, trợ lý giám đốc và là giảng viên nghiên cứu cấp cao của Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, thông qua Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), ĐCSTQ đã dàn xếp để nắm vị trí lãnh đạo trong Nhóm gồm 77 nước và Trung Quốc đã trở thành nhân tố chính trong các cuộc đàm phán với các nước phát triển.

UNFCCC thừa nhận sự hợp tác dựa trên cơ sở “trách nhiệm chung nhưng khác biệt” của các nước tham gia. UNFCCC lưu ý rằng “tỷ lệ khí thải nhà kính toàn cầu lớn nhất trong lịch sử và hiện tại bắt nguồn từ các nước phát triển, khí thải tính trên đầu người tại các nước đang phát triển vẫn khá thấp và tỷ lệ khí thải toàn cầu bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ tăng lên để đáp ứng các nhu cầu xã hội và phát triển của các nước này.” Theo khuôn khổ này, ĐCSTQ được hưởng nhiều lợi ích trong thỏa thuận khí hậu với tư cách là một “quốc gia đang phát triển.”

Ông Nieh cho biết cần phải thực hiện ngay các hành động để sửa chữa các sai lầm trước đây và giải quyết vấn đề khí hậu. Ông nói: “ĐCSTQ sẽ đạt đỉnh về lượng khí thải carbon vào năm 2030 trước khi cắt giảm khí thải. Logic này giống như tuyên bố của một tên trộm: ‘Sau khi tôi tiếp tục trộm cắp thêm 10 năm nữa, tôi sẽ giảm dần việc trộm cắp qua từng năm cho đến năm 2060.”

Ông cũng chỉ ra rằng thỏa thuận [khí hậu] không tương đương với việc giải quyết vấn đề [khí hậu]. Ông nói: “Trên thực tế, lời hứa của ĐCSTQ không có giá trị gì.”

Ông Nieh giải thích: “Bảo vệ môi trường và quản lý khí hậu là những vấn đề trong những lĩnh vực khác nhau. Mặc dù chúng có liên quan, nhưng chúng không giống nhau, ít nhất các thuật ngữ là khác nhau. Giảm carbon không hoàn toàn có nghĩa là bảo vệ môi trường.”

Ông Nieh cho biết ĐCSTQ hứa sẽ đạt “mức trung hòa carbon” vào năm 2060, điều này có vẽ như góp phần bảo vệ môi trường. Sự nhầm lẫn về khái niệm này cho phép ĐCSTQ, vốn đã biến Trung Quốc thành nơi ô nhiễm nhất thế giới, nhận được sự công nhận toàn cầu về “bảo vệ môi trường”.

ĐCSTQ gây ô nhiễm thế giới nhưng lại nhận được sự khen ngợi

Vào tháng 9/2020, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông báo tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng Khí hậu được tổ chức qua video trực tuyến: “Trung Quốc sẽ mở rộng quy mô đóng góp tích cực của quốc gia mình và cố gắng đạt mức khí thải dioxide Carbon tối đa vào năm 2030 và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060.” ĐCSTQ rất tích cực tham gia các cuộc đàm phán “khí hậu” toàn cầu, cho dù đó là việc ký Nghị định thư Kyoto năm 1997 hay Hiệp định Paris năm 2015. Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh, khoe khoang : “Trung Quốc đã có những đóng góp lịch sử cho Hiệp định Paris, thể hiện trách nhiệm của mình với tư cách là một cường quốc.”

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, cam kết của ĐCSTQ về vấn đề khí hậu được cộng đồng quốc tế ủng hộ. China Daily đưa tin, ông Erik Solheim, giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, cho biết vào năm 2018: “Trung Quốc đang dẫn đầu toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường và là một tấm gương rất tích cực cho phần còn lại của thế giới.” Tân Hoa Xã đưa tin vào năm 2018, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore đã khen ngợi giới lãnh đạo Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nói rằng Trung Quốc là “một trong số ít quốc gia đang đi đúng hướng để đáp ứng cam kết của mình trong Hiệp định Paris.”

Trên thực tế, lượng khí thải dioxide carbon của chế độ ĐCSTQ đã tăng nhanh chóng trong hai thập kỷ qua, và nước này trở thành nơi thải ra dioxide carbon lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 lượng khí thải dioxide carbon toàn thế giới.

Theo một tài liệu có tiêu đề “Bản thông tin về lạm dụng môi trường của Trung Quốc” được công bố trên trang web của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Brazil trong năm 2020, Trung Quốc là nước có lượng khí thải nhà kính hàng năm lớn nhất thế giới kể từ năm 2006 và tổng lượng khí thải của nước này gấp đôi Hoa Kỳ. “Lượng khí thải liên quan đến năng lượng của Bắc Kinh đã tăng hơn 80% trong khoảng thời gian 2005 -2019, trong khi đó lượng khí thải liên quan đến năng lượng của Hoa Kỳ đã giảm hơn 15%. Chỉ riêng năm 2019, lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đã tăng hơn 3%, trong khi đó của Hoa Kỳ đã giảm khoảng 2%.”

Ông Nieh nói: “ĐCSTQ nói rất hay nhưng thiếu hành động thực tế. Ngược lại, mặc dù Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa thuận Paris vào năm 2017, nhưng nước này đã làm rất tốt trong việc giảm lượng khí thải carbon.”

Năm 2017, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên tuyên bố ý định rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris. Ông cho biết thỏa thuận này “gây bất lợi cho Hoa Kỳ trước lợi ích riêng của các nước khác” và nó [thỏa thuận] quá dễ dãi đối với cộng sản Trung Quốc và lượng khí thải nhà kính của nước này. Chính quyền Trump chính thức công bố rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2019.

Tuy nhiên, Mỹ đã chính thức tái nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào hôm thứ Sáu (19/2), khoảng một tháng sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức và ký hàng chục lệnh hành pháp, trong đó có sắc lệnh đưa nước Mỹ tái nhập hiệp ước khí hậu toàn cầu này.

Gia Huy (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: