Trong lúc nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đang tiến hành điều tra nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán tại Vũ Hán Trung Quốc, vấn đề virus rốt cuộc liệu có phải là rò rỉ từ Viện nghiên cứu virus Vũ Hán (Viện virus Vũ Hán) hay không lại tiếp tục trở thành tiêu điểm chú ý. Mặc dù sau khi nhóm điều tra đến Viện virus Vũ Hán vào ngày 3/2, nói rằng không có chứng cứ cho thấy virus đến từ phòng thí nghiệm, nhưng ngoại giới vẫn nghi ngờ virus là bị rò rỉ từ Viện virus Vũ Hán một cách cố ý hoặc vô ý, đồng thời còn nghi ngờ Viện virus Vũ Hán có mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc. 

Embed from Getty Images

Hình ảnh thành viên nhóm điều tra WHO tại Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc ngày 1/2/2021. (Ảnh: Getty Images).

Ngày 3/2, nhóm chuyên gia của WHO sau khi đến Viện virus Vũ Hán, ông Peter Daszak – một trong những thành viên của nhóm chuyên gia, Chủ tịch của Liên minh Sức khỏe Sinh thái New York, đã viết trên Twitter cá nhân rằng, ngày 3/2, ông đã có cuộc hội đàm vô cùng quan trọng với những viên của Viện virus Vũ Hán trong đó có cả bà Thạch Chính Lệ, và có hỏi đáp một số vấn đề quan trọng.

Ông Peter Daszak cũng tiết lộ với Reuters rằng, không có chứng cứ cho thấy virus đến từ phòng thí nghiệm, nhưng ông không giải thích thêm về nguyên do của kết luận này. Ông nói rằng, virus có khả năng đã lây lan từ trước khi xuất hiện tại Vũ Hán. Công việc cần thiết hiện tại của nhóm chuyên gia là truy tìm bệnh nhân số 0 và ký chủ động vật của virus. Tuy nhiên, ông chỉ ra, do tính phức tạp của việc truy tìm nguồn gốc virus, nếu cần tìm ra đáp án thì có thể cần vài tháng, thậm chí vài năm.

Cựu phó cố vấn Nhà Trắng tiếp tục nhắc lại virus có liên quan đến Viện virus Vũ Hán

Cùng thời điểm chuyên gia WHO đưa ra kết luận nói trên, ngày 2/3, tại một hoạt động trên mạng internet do Học viện vấn đề cộng đồng (The Steven J.Green School of International and Public Affairs) thuộc Đại học Quốc tế Florida tổ chức, ông Matt Pottinger – cựu Cố vấn Nhà Trắng, hiện là học giả thỉnh giảng của Viện nghiên cứu Hoover, một lần nữa đề cập đến khởi nguồn của virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng, COVID-19) có liên quan đến Viện virus Vũ Hán. Ông cho biết: “Chúng tôi từng công bố một danh sách sự thực, nội bộ Viện virus Vũ Hán vào tháng 11/2019 đã xảy ra bệnh truyền nhiễm tương tự. Ngoài ra, còn có một thông tin mới, đó chính là vai trò của quân đội Trung Quốc trong Viện virus Vũ Hán, điều này chưa từng được tiết lộ trước đây.”

Theo Đài Á Châu Tự Do, danh sách mà ông Matt Pottinger nói đến chính là bản thuyết minh sự thực được Bộ Ngoại giao Mỹ thuộc chính quyền Tổng thống Trump trước khi giải nhiệm công bố vào ngày 15/1 với tiêu đề “Hoạt động của Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán”, hiện tại bản báo cáo này vẫn có thể được tìm thấy trên mạng.

Vai trò của quân đội Trung Quốc tại Viện virus Vũ Hán đó là họ vẫn luôn hợp tác bí mật với viện này từ năm 2017 đến nay.

Theo tài liệu công khai trên trang web chính thức của Viện virus Vũ Hán, năm 2015, Vương Hán Trung – nhân viên Viện virus Vũ Hán hợp tác với  Bệnh viện Giải phóng quân 302 và nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Vi sinh và Dịch tễ học thuộc Viện Khoa học Quân y Giải phóng quân, hoàn thành “dự án nghiên cứu mầm bệnh virus mới truyền nhiễm đường hô hấp và được ruột, cũng như công nghệ phòng và kiểm soát”, giành được giải nhất Thành quả điều trị y học của Giải phóng quân Trung Quốc.

Tài liệu của chính quyền Mỹ cũng xác định, viện virus này hợp tác với quân đội về xuất bản phẩm và dự án bí mật. Đồng thời, từ năm 2017 đến nay, Viện virus Vũ Hán vẫn luôn đại diện quân đội Trung Quốc tiến hành dự án nghiên cứu bí mật, bao gồm thử nghiệm động vật trong phòng thí nghiệm.

Mặc dù hiện tại thành viên của nhóm chuyên gia WHO cho biết, không có chứng cứ cho thấy virus đến từ phòng thí nghiệm, nhưng thời kỳ đầu bùng phát dịch, ngoài nội bộ chính quyền Mỹ đã có lo lắng từ năm 2018 ra, bà Thạch Chính Lệ cũng từng có sự nghi ngờ.

Tháng 2/2020, bà Thạch Chính Lệ khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Scientific American đã tiết lộ rằng, ngày 30/12/2019 bà đã nhận được cuộc gọi trở về Vũ Hán gấp, suy nghĩ đầu tiên của bà là “virus sẽ rò rỉ ra từ phòng thí nghiệm của chúng tôi chăng?”

Khi đó, mẫu virus của 2 bệnh nhân nghi mắc viêm phổi không điển hình đã được đưa đến viện virus. Trên đường từ Thượng Hải trở về Vũ Hán, bà vẫn luôn suy nghĩ một cách bất án, “liệu có phải cơ quan y tế Hồ Bắc đã nhầm? Lẽ nào là đến từ phòng thí nghiệm của chúng tôi?”

Ngoại giới phổ biến cho rằng Bắc Kinh và WHO có quan hệ mờ ám, cộng thêm cuộc điều tra lần này là sau một năm kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, các chuyên gia của WHO mới được phép đến trung Quốc để điều tra nguồn gốc virus. Do đó đối với kết quả điều tra lần này, ngoại giới vẫn luôn có sự nghi ngờ.

Nghi ngờ về kết quả điều tra của nhóm chuyên gia WHO

Giáo sư Đằng Bưu công tác tại Học viện Hunter thuộc Đại học Thành phố New York (Hunter College, The City University of New York) chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, việc điều tra nguồn gốc virus muộn và vội vàng sẽ rất khó tìm được sự thật virus. “Thời gian tốt nhất để điều tra nguồn gốc virus đã qua rồi. Kỳ thực chính là Trung Quốc đã thiết lập chướng ngại trùng trùng, có lẽ có rất nhiều việc cần làm trong lựa chọn các chuyên gia. Ngoài ra cũng có một số thông tin nghi ngờ về tính độc lập của một bộ phận chuyên gia trong nhóm chuyên gia đó… Chúng ta rất khó có được kết luận thực sự thông qua cuộc điều tra ngắn ngủi và chậm trễ này, rất khó tìm ra được sự thực về virus.”

Đồng thời, ông còn chỉ ra, chính quyền Trung Quốc coi dịch bệnh vốn là vấn đề sức khỏe thành vấn đề chính trị. Đây cũng là thể chế chính trị của Trung Quốc quyết định. Họ nhất định cần chính trị hóa sự việc này, móc nối thành tích chính trị của họ, tính hợp pháp chính trị và ổn định chính trị lại với nhau. Cho nên sau khi dịch bệnh bùng phát, họ không ngừng thiết lập chướng ngại để che đậy sự thật, đồng thời ngăn cản WHO điều tra. Do đó, sau hơn một năm bùng phát dịch thì họ mới cho một số chuyên gia của WHO đến điều tra.

Chia sẻ với VOA, ông Vương Trí Hoằng – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu y tế dự phòng thuộc Đại học Stanford cho biết, sau hơn một năm virus corona bùng phát và lây lan quy mô lớn từ chợ hải sản Hoa Nam, nếu chuyên gia muốn tìm thấy con đường lây truyền virus ban đầu, cũng rất khó biết được ban đầu virus corona có thể là động vật nào ở chợ lây truyền cho con người.

Đồng thời ông Vương Trí Hoằng còn cho rằng, WHO đến Vũ hán điều tra khởi nguồn của virus corona mới, kết quả họ rất không muốn nhìn thấy chính là báo cáo thị sát được các giới nhận định là không có giá trị. “Nhưng nếu cuối cùng nhóm chuyên gia công bố báo cáo nhưng không được các giới tin tưởng, vậy thì sự công tâm của WHO cũng bị ảnh hưởng.”

Ông Hoàng Nghiêm trung – nghiên cứu viên cấp cao của tổ chức nghiên cứu Ủy ban Quan hệ đối ngoại, cũng cho biết, thời gian khảo sát 2 tuần là không đủ để nhóm chuyên gia của WHO đưa ra kết luận khi họ đến Vũ Hán điều tra nguồn gốc virus. Ông Hoàng Nghiêm Trung còn chỉ ra, nếu ban đầu khi dịch bệnh bùng phát, WHO quyết tâm yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin liên quan đến virus, thì có lẽ họ đã sớm đưa ra cảnh báo cho toàn cầu.

Ngoại giới cũng nhận thấy, hành trình điều tra của nhóm chuyên gia của WHO lần này bị chính quyền Trung Quốc bố trí và kiểm soát nghiêm ngặt, họ không được tiếp xúc và nói chuyện với truyền thông, người dân. Ông Peter Daszak – một trong những chuyên gia trong nhóm điều tra của WHO trả lời phỏng vấn của Hãng tin AP, mặc dù khen ngợi phía Trung Quốc “cởi mở” và “hợp tác”, nhưng ông cũng thừa nhận rằng, vấn đề mà các chuyên gia trong nhóm điều tra muốn hỏi, cần phải được gửi đi trước 2 ngày qua thư điện tử cho phía Trung Quốc để được phê chuẩn.

Trong khi đó, phía Trung Quốc lại càng không thừa nhận chuyến đi này của nhóm chuyên gia WHO là điều tra nguồn gốc virus. Ví dụ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng, đây là “Đây là một lần giao lưu hợp tác về vấn đề truy tìm nguồn gốc virus của chuyên gia quốc tế cùng các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan của Trung Quốc, là một phần của nghiên cứu toàn cầu, không phải là điều tra.”

Văn Lệ

Xem thêm: