Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản từ ngày 20 đến 24/5, chuyến công du đầu tiên của ông đến châu Á kể từ khi nhậm chức. Ông Biden sẽ tuyên bố thành lập “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF)” do Mỹ dẫn đầu. Trong chuyến thăm Nhật Bản, ông cũng sẽ tổ chức Đối thoại An ninh 4 bên (QUAD) với các nhà lãnh đạo của Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Các chuyên gia cho rằng cấu ​​trúc kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương có thể được gọi là một phiên bản châu Á của NATO kinh tế, nhằm loại bỏ các chuỗi cung ứng đỏ.

7CC3BD3BC272B52FE4771800677EFE2A5D8A9738 size1391 w3000 h2000 scaled
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. (Nguồn: Facebook Nhà Trắng)

Thành lập NATO kinh tế phiên bản châu Á để kiềm chế ĐCSTQ?

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hàn Quốc vào chiều ngày 20/5, ông đã đến nhà máy Samsung Electronics tại thành phố Pyeongtaek, lần đầu tiên có cuộc gặp với tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, người đang đợi ở đó. Chiều ngày 21/5, ông Biden đến Phủ Tổng thống ở Yongsan để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với ông Yoon Suk-yeol.

282008457 324465306534263 7017123778520453875 n
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm nhà máy Samsung Electronics tại thành phố Pyeongtaek, Hàn Quốc. (Nguồn: Facebook Nhà Trắng)

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, 3 chủ đề lớn của cuộc hội đàm là đáp trả hành động khiêu khích của Triều Tiên, an ninh kinh tế và đóng góp của hai nước trong các vấn đề quốc tế.

Trong cuộc hội đàm mở rộng, hai bên sẽ thảo luận về vấn đề hợp tác an ninh kinh tế, tìm hiểu các kế hoạch hợp tác toàn cầu bao gồm hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, trong đó Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) có tính chất kiềm chế Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng có trong chương trình nghị sự. Ngày 18/5, Hàn Quốc đã chính thức quyết định tham gia IPEF. Ông Yoon Suk-yeol sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh tuyên bố thành lập IPEF sắp tới do ông Biden chủ trì tại Nhật Bản, theo hình thức truyền hình trực tuyến.

Một số nhà quan sát cho rằng chuyến đi của ông Biden đến châu Á không được tuyên bố rõ ràng, nhưng nó chính là chuyến đi nhằm vào ĐCSTQ, nói chính xác là chuyến đi để kiềm chế ĐCSTQ.

Ông Tô Tử Vân, Giám đốc Viện Chiến lược và Tài nguyên thuộc Viện An ninh Quốc phòng Quốc gia Đài Loan, nói với Epoch Times hôm 20/5, rằng bầu không khí chính trên thế giới là chống lại chủ nghĩa cộng sản, không phải chống Trung Quốc, vì vậy nó là để kiềm chế ĐCSTQ.

Ông cho rằng sự thay đổi lớn trong chính sách eo biển Đài Loan của Mỹ hay chính sách Trung Quốc bắt đầu từ thời Tổng thống Donald Trump. Ông Biden đã tiếp tục đường lối này, và thực hiện càng chi tiết hóa hơn, biến nó thành liên minh hành động. Ông Biden đã phá vỡ thông lệ, đến châu Á không đến Nhật Bản trước mà đến Hàn Quốc trước, chủ yếu là vì tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol chỉ ra khi tranh cử rằng ông sẽ hợp tác với liên minh của Mỹ.

Ông Tô Tử Vân nói rằng mục tiêu dài hạn của ông Biden là tạo ra một phiên bản NATO ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hoặc Châu Á, “Ít nhất là một NATO kinh tế, điều này rất rõ ràng, đó là khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương. Nó liên quan đến an ninh kỹ thuật số và chuỗi cung ứng kỹ thuật số, v.v. Trọng tâm của khuôn khổ là loại bỏ chuỗi cung ứng “đỏ” và đảm bảo ngành dịch vụ kỹ thuật số trong tương lai này là một khuôn khổ an toàn. Tôi gọi nó là NATO phiên bản kinh tế.”

Ông Tô Tử Vân phân tích, khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương là khuôn khổ đầu tiên để củng cố an ninh của khoa học và công nghệ. TSMC của Đài Loan là công ty chip tiên tiến nhất thế giới, Hàn Quốc có Samsung, lần này ông Biden đến Hàn Quốc chính là cân nhắc đến vấn đề cốt lõi là an ninh chip trong khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bởi vì trong thời kỳ của Tổng thống Moon Jae-in, Hàn Quốc đã nghiêng về ĐCSTQ nhiều hơn, và điều này sẽ trở thành một lỗ hổng về ngăn chặn công nghệ. Tổng thống Biden lần này tương đương với việc sửa chữa lỗ hổng này.

Ông Tô Tử Vân nói rằng trong vài năm qua, ĐCSTQ đã xuất khẩu chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số, xuất khẩu hệ thống tín nhiệm xã hội và nhận dạng khuôn mặt, nhằm tăng cường giám sát và trừng phạt chính trị đối với người dân. Mới đây, tại chiến trường Ukraine, máy bay không người lái DJI của Trung Quốc được xác nhận đã làm rò rỉ vị trí hoạt động của máy bay không người lái Ukraine cho quân đội Nga.

Ông nói: “Đây là lý do tại sao khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, khi nói về an ninh của nền kinh tế kỹ thuật số và an ninh của chuỗi cung ứng, chính là loại trừ những thứ không an toàn của ĐCSTQ, để đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng và tự do.”

Ông Thẩm Vinh Khâm (Jung-Chin Shen), giáo sư tại Đại học York ở Canada, cũng nói với Epoch Times hôm 20/5, rằng trong khi cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn đang bế tắc, ông Biden đã không đến châu Âu, mà đến châu Á, điều này rõ ràng cho thấy trọng tâm của Mỹ vẫn ở châu Á. Mỹ vẫn coi Trung Quốc là đối thủ chính của mình. Để kiềm chế ĐCSTQ, khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương là một con bài.

Ông chỉ ra rằng sau khi ông Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác Thái Bình Dương (CPTPP), chính quyền Biden không có ý định quay trở lại CPTPP.

Sự khác biệt cốt lõi giữa CPTPP và khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương thực sự là thuế suất. Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương chỉ thiếu phần cốt lõi của tổ chức kinh tế và thương mại tự do khu vực truyền thống, đó là phần thuế quan. Ngược lại, nó nhấn mạnh đến chuỗi cung ứng. Một trong những vấn đề cốt lõi của khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương là định hình lại chuỗi giá trị của thế giới.

“Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương thực sự hy vọng sẽ định hình một chuỗi giá trị thế giới không có chuỗi cung ứng đỏ và bao gồm các quốc gia tương đối thuần túy, dân chủ và tự do phương Tây. Mỹ và ĐCSTQ có những giá trị quan rất khác nhau.”

Ông Thẩm Vinh Khâm nói rằng ông Yoon Suk-yeol lên nắm quyền, thật không dễ để có một Chính phủ Nhà Xanh tương đối cứng rắn với ĐCSTQ như thế này. Chuyến thăm châu Á đầu tiên của ông Biden là tới Hàn Quốc chính là để bày tỏ tầm quan trọng mà ông dành cho Hàn Quốc.

Ông nói rằng một phần rất quan trọng của khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương là về nền kinh tế kỹ thuật số. Trong tương lai, ai sẽ là người quyết định ‘làm thế nào để quyết định khuôn khổ của nền kinh tế số’, và ‘làm thế nào đưa ra các tiêu chuẩn của nền kinh tế số trong tương lai’, điều này có mối quan hệ rất chặt chẽ với sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế số.

Ông nói: “Ông Yoon Suk-yeol thông báo vào thời điểm này rằng ông ấy sẽ tham gia vào khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương. Đây là động thái có qua có lại đối với việc ông Biden coi Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên khi công du châu Á.”

Hàn Quốc sẽ tham gia phân tích “Đối thoại an ninh bộ tứ”: Sự ngăn chặn của ĐCSTQ dần được thắt chặt

Không giống như cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Yoon Suk-yeol hy vọng sẽ củng cố liên minh quân sự Mỹ – Hàn, đồng thời hy vọng sẽ tham gia Đối thoại An ninh bộ Tứ (QUAD), một nhóm công tác về an ninh khu vực. Hiện tại, Bộ tứ bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, nhằm mục đích tăng cường hợp tác trong các vấn đề khu vực và định hình một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đoàn kết chặt chẽ hơn.

Gần đây ông Yoon Suk-yeol viết trên tạp chí Foreign Affairs rằng, “Seoul nên sẵn sàng tham gia vào nhóm QUAD.” Mặc dù có mâu thuẫn lịch sử lâu dài với Nhật Bản, nhưng ông Yoon Suk-yeol cũng bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản để tiến hành điều phối an ninh 3 bên trong khu vực.

Ông Tô Tử Vân nói với Epoch Times rằng chuyến đi của ông Biden cũng sẽ đẩy nhanh việc hàn gắn một số rạn nứt trước đó giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Bằng cách này, sự vây chặn ĐCSTQ dần dần được thắt chặt.

Ông nói: “Hiện tại, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một, hai, ba, bốn và năm: Một là Mỹ là chính, thứ hai là song phương với Mỹ, thứ ba là AUKUS, thứ tư là Hiệp định An ninh Bộ tứ, và thứ năm là Liên minh Ngũ nhãn (Five Eyes). Việc ngăn chặn quân sự gồm nhiều lớp, không phải là một tập thể như NATO. Tính tập thể xuất hiện trong cái mà chúng tôi gọi là khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương.”

ĐCSTQ đã phản ứng mạnh mẽ. Các chuyên gia: Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa toàn trị và dân chủ

ĐCSTQ đã phản ứng mạnh mẽ đối với chuyến công du châu Á của ông Biden.

Tại cuộc họp báo ngày 20/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trả lời rằng ông hy vọng Mỹ sẽ không “cùng các nước trong khu vực âm mưu chia rẽ và đối đầu (với Trung Quốc)“, và không xây dựng một “vòng tròn nhỏ” ghép lại với nhau, đóng cửa và độc quyền. Ngay từ cuộc họp báo thường kỳ ngày 12/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã trả lời về vấn đề Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác dự kiến ​​sẽ tham gia khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương, nói rằng Trung Quốc chống lại “tâm lý vòng tròn nhỏ của Chiến tranh Lạnh”.

Vào ngày ông Biden đến Hàn Quốc, một thông báo trên trang web của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, 14 máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Trước chuyến thăm Nhật Bản của ông Biden, ông Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, đã có cuộc điện đàm với cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Sullivan vào ngày 18/5. Theo truyền thông nhà nước của ĐCSTQ, ông Dương Khiết Trì đã chỉ trích Mỹ vì “những lời nói và việc làm sai trái gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.”

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tổ chức cuộc họp video với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa vào ngày 18/5 và chỉ trích hội nghị thượng đỉnh Cơ chế Đối thoại An ninh Bộ tứ  Mỹ – Nhật – Ấn – Úc. Ông Vương Nghị đe dọa rằng Nhật Bản không nên “mình làm người hưởng” (bất chấp nguy hiểm làm việc cho người khác, mà bản thân mình bị mắc lừa không được gì).

Ông Tô Tử Vân nói rằng ĐCSTQ rất nhạy cảm, và mấu chốt là đây là một cuộc cạnh tranh của các nền văn minh nhân loại. Ở mức độ sâu hơn, khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương là sự cạnh tranh giữa chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số và dân chủ kỹ thuật số. Nó không phải để chống lại Trung Quốc, mà là để ngăn chặn sự bành trướng của nền chính trị toàn trị của ĐCSTQ.

Ông Tô cho rằng phản ứng quyết liệt của ĐCSTQ sẽ không đạt được bất kỳ hiệu quả nào, mà chỉ khiến thế giới thấy được sự phi lý và mối đe dọa tiềm tàng của ĐCSTQ. Bên cạnh đó, chính sách ngoại giao kiểu sói chiến của ĐCSTQ cũng sẽ tác động đến Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.

Ông Thẩm Vinh Khâm cho rằng ĐCSTQ không muốn Hàn Quốc tham gia khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương, hình thành chuỗi cung ứng với Mỹ, hoặc hình thành các tiêu chuẩn cho nền kinh tế kỹ thuật số trong tương lai. Bước tiếp theo, có lẽ ĐCSTQ sẽ sử dụng các phương tiện kinh tế và thương mại để lôi kéo các nước ở Biển Đông.