Hôm thứ Ba (25/9), Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết rằng ngay cả gói thuế quan 250 tỷ đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc được thực hiện cũng “không dễ dàng” có thể khiến Trung Quốc thay đổi chính sách kinh tế, để làm cho nước này nâng cao hơn định hướng kinh tế thị trường. Cùng ngày, Lighthizer đã đàm phán với các đối tác từ Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) để xử lý một phần các chính sách phi thị trường của Bắc Kinh và cải cách các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Embed from Getty Images

Trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới tại  Geneva (Ảnh: Getty Images)

Trong một bài phát biểu công khai hiếm hoi tại Hội nghị  thượng đỉnh Concordia, Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer cho biết, Mỹ đã “đối thoại liên tục” với Chính phủ Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, nhằm cố gắng thay đổi chính sách của Bắc Kinh, nhưng đã “thất bại thảm hại”, do đó sau khi nghiên cứu chính sách sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, chính quyền Trump đã quyết định đẩy mạnh biện pháp áp đặt thuế quan.

Khi được hỏi khi nào Bắc Kinh sẽ nhượng bộ, ông Lighthizer cho biết: “Thay đổi không bao giờ dễ dàng.” Đặc biệt là ở Mỹ, một số công ty Mỹ được hưởng lợi từ các chính sách gian lận của Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước, Steve Bannon – người từng là nhà chiến lược hàng đầu của Nhà Trắng và cố vấn của Tổng thống Mỹ đã cho biết, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một cuộc chiến tranh kinh tế nhắm vào Mỹ trong hơn 20 năm qua. Trong cuộc đối đầu quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ này, phái không quan tâm đến dân chủ và những người cơ hội trong Washington và Phố Wall ngả theo Trung Quốc.

Là một người xuất thân gia đình công nhân lao động phổ thông, Bannon bị ấn tượng sâu sắc bởi tác động to lớn của làn sóng toàn cầu hóa đối với giới công nhân lao động. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khởi đầu từ phố Wall làm cha của Bannon bị mất hầu hết tài sản mà ông tích lũy được trong cả một đời làm việc chăm chỉ, nhưng giới tài chính phố Wall mà Bannon quen thuộc lại phải dựa vào sự hỗ trợ của Chính phủ, dựa vào số tiền nộp thuế của người dân để phát tài.

Còn Lighthizer thì nhắc lại rằng hành vi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh và trợ cấp công nghiệp kiểu phi thị trường dẫn đến sức sản xuất dư thừa sẽ khiến trong tương lai nền kinh tế Mỹ và các ngành công nghiệp công nghệ cao gặp nguy hiểm. Tổng thống Trump không muốn điều này tiếp tục kéo dài, vì thế Mỹ đã thay đổi cách tiếp cận và áp dụng biện pháp thuế quan.

Nhiều năm qua, Lighthizer đã không ngừng lên án WTO không thể kiểm soát năng lực sản xuất của Trung Quốc, quy định của WTO được thiết kế để hướng vào theo đuổi nền kinh tế thị trường chứ không phải là mô hình doanh nghiệp nhà nước như Trung Quốc.

Bởi vì để tất cả các thành viên WTO cùng thống nhất đối với những thay đổi quy tắc, khiến Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chấp nhận thay đổi chính sách tuân thủ theo quy tắc mới là “vấn đề khó khăn”.

Hiện nay, cơ cấu trọng tài của WTO gần như bị tê liệt sau khi Mỹ đã chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán vào cơ quan xử lý khiếu nại của WTO.

Đài VOA Mỹ chỉ ra rằng Tổng thống Trump phản đối việc bổ nhiệm các thẩm phán này, những người có quyền quyết định cuối cùng về các tranh chấp thương mại. Đại sứ Mỹ Shay Patrick Cormac tại WTO đã cáo buộc họ có quá nhiều đặc quyền, vi phạm các quy định của WTO, và can thiệp vào luật pháp Mỹ.

Mỗi phán quyết của WTO đòi hỏi ít nhất ba thẩm phán, và tất cả 164 quốc gia thành viên phải tuân thủ các phán quyết của họ. Đáng lý WTO có bảy thẩm phán, nhưng sau khi Mỹ ngăn chặn bổ nhiệm và tái nhiệm, hiện chỉ còn lại bốn người. Trong số đó, Shree Baboo Chekitan đến từ Mauritius sẽ hết hạn vào ngày 30/9. Bất chấp sự phản đối từ gần 70 quốc gia, Mỹ đã từ chối cuộc bầu cử lại với lý do WTO có những vấn đề mang tính hệ thống cần được giải quyết.

Nhiệm kỳ của hai thẩm phán khác sẽ kết thúc vào tháng 12/2019, bao gồm Thomas Graham người Mỹ và Chánh án Ấn Độ Ujal Singh Bhatia. Nhiệm kỳ của thẩm phán Trung Quốc Triệu Hồng (Zhao Hong) sẽ kết thúc vào tháng 11/2020.

WTO hiện đang phải đối mặt với một số tranh cãi, vì thế vấn đề vắng bóng quan tòa có thể gây một cuộc khủng hoảng, bởi vì ba vị trọng tài còn lại cần thiết phải tránh khơi dậy những sự nghi ngờ trong một số vụ án, nếu không toàn bộ cơ chế trọng tài sẽ tan rã.

Thanh Vân

Xem thêm: