Hôm thứ Ba (14/4), Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm trung tâm, “hai tay nhuốm đầy máu tươi”. 

Embed from Getty Images

Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 27/3 (Ảnh Getty Images)

Trả lời phỏng vấn của Fox News hôm 14/4, ông Peter Navarro cho biết, trong thời gian đầu virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) đang lây lan, WHO đã không có bất cứ hành động nào, trong khi đó luôn bảo vệ ĐCSTQ, cho nên WHO “hay tay đã nhuốm đầy máu tươi”.

“Về cơ bản họ che giấu thông tin với công chúng, trong một khoảng thời gian dài sau khi các nước khác coi dịch bệnh này là đại dịch để ứng phó, thì WHO mới quyết định coi dịch bệnh này là đại dịch,” ông Peter Navarro nói.

“Hai tay họ nhuốm đầy máu tươi”, ông nói. “Tôi cảm thấy Tổng thống Trump quyết định triển khai điều tra toàn diện việc này và cả vai trò của Trung Quốc (ĐCSTQ) trong đó, là điều tuyệt đối chính xác. Bởi vì chúng ta không thể có một WHO khiến chúng ta không cách nào ứng phó với đại dịch được, nhưng việc này đã xảy ra.”

Hôm thứ Ba (14/4), Tổng thống Trump tuyên bố, ông đã quyết định không tài trợ cho WHO nữa, và sẽ tiến hành điều tra WHO trong 60 – 90 ngày. Ông lên án WHO đặt “ba phải chính trị” (political correctness) lên trên việc cứu người, không công khai, minh bạch và kịp thời chia sẻ thông tin.

Ông Peter Navarro nói: “Chúng ta cần phải tìm ra khởi nguồn của nó, cần phải tìm hiểu vì sao Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời gian lên đến 6 tuần mà không nói cho chúng ta sự thật, và trong 6 tuần này chúng ta đã lãng phí thời gian chuẩn bị quý giá để ứng phó với dịch bệnh.”

“Ngoài ra, chúng ta sẽ không quên: Trung Quốc (ĐCSTQ) về cơ bản là đang thu mua trang thiết bị phòng hộ cá nhân ở các nơi trên thế giới, dẫn đến New York chúng ta không có, Milan (Ý) cũng không có. Đây là vấn đề cần phải có được đáp án.”

Ông Peter Navarro nói, mặc dù WHO không có hành động gì, nhưng Nhà Trắng đã có bước đi tích cực để bảo vệ công dân Mỹ trong lúc dịch bệnh bùng phát. Ví dụ như, sau 11 ngày điều chỉnh quá trình sản xuất,  General Motors đã bắt đầu sản xuất máy thở.

Hôm thứ Ba, Tổng thống Trump còn cho biết, “Ngày đáng sợ nhất trong đời tôi là vào khoảng một tháng trước, khi sau một ngày dài họp hành, đội ngũ của tôi nói với tôi rằng chúng ta sẽ cần tới 130.000 máy thở, và chúng ta thiếu hàng trăm ngàn máy thở”. Ông đã ra lệnh cần dốc toàn lực để giải quyết vấn đề này.

Chính quyền Tổng thống Trump đang cố gắng tăng số lượng máy thở, dưới đây là một số tuyên bố quan trọng.

Ngày 27/3: Tổng thống Trump tuyên bố, dự kiến trong 100 ngày tới sẽ sản xuất 100.000 máy thở, đây là số lượng gấp 3 lần trong một năm sản xuất.

Ngày 30/3: Hưởng ứng kêu gọi của Tổng thống Trump, công ty sản xuất ô tô Ford cam kết trong 100 ngày tới sẽ sản xuất 50.000 máy thở.

Ngày 7/4: Tổng thống Trump tuyên bố, ngoài 8.675 máy thở dự trữ quốc gia mang tính chiến lược, Chính phủ Liên bang sẽ mua 110.000 máy thở trong 3 tháng tới để phân bổ cho các bang có nhu cầu.

Ngày 8/4: Theo Luật sản xuất Quốc phòng, Bộ Y tế Mỹ tuyên bố ký kết hợp đồng trị giá 646,7 triệu USD với Công ty Philips, đến cuối tháng Năm sẽ sản xuất được 2.500 máy thở cho dự trữ quốc gia mang tính chiến lược, đến trước cuối tháng Mười Hai sẽ sản xuất tổng cộng 43.000 máy thở.

Cũng trong trào lưu lên án Tổng giám đốc WHO, hôm 15/4, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ Joseph Bosco đã gửi thư cho trang tin The Hill cho biết, Tổng thống Trump đã nhận biết được Bắc Kinh câu kết với WHO, do đó đã có hành động quyết đoán, ngừng viện trợ của Mỹ cho WHO. Ngoài ra, ông Joseph Bosco còn kêu gọi Tổng thống Trump đề cử người có kinh nghiệm và ‘miễn dịch’ với thủ đoạn của Trung Quốc để thay thế ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, ông cho rằng chuyên gia y tế Đài Loan là ứng cử viên thích hợp nhất.

Trí Đạt (T/h)

Xem thêm: