Tính đến ngày 19/1/2021, số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) trên toàn cầu tiếp tục tăng cao kỷ lục với hơn 96,09 triệu người lây nhiễm, hơn 2,05 triệu người tử vong. Trong đó, Mỹ chẩn đoán xác nhận hơn 24 triệu người lây nhiễm, hơn 400.000 trường hợp tử vong; tiểu bang California đã trở thành tiểu bang đầu tiên Mỹ có số ca chẩn đoán lây nhiễm vượt quá 3 triệu người.

shutterstock 1894692478
Ngày 15/1/2021. Hàng dài ô tô vào sân vận động Dodger, thành phố Los Angeles tiểu bang Canifornia để tiêm phòng vắc-xin. (Ảnh: Ringo Chiu / Shutterstock).

Theo số liệu thống kê từ Đại học Johns Hopkins, ngoài quốc gia có thông tin không minh bạch như Trung Quốc và Iran, thì số ca nhiễm ở Mỹ là nhiều nhất. Trong đó, ngày 18/1/2021, tiểu bang California đã phá kỷ lục với hơn 3 triệu ca xác nhận lây nhiễm.

Trước đó, ngày 24/12/2020, California báo cáo 2 triệu trường hợp nhiễm bệnh. Trường hợp đầu tiên chẩn đoán nhiễm bệnh được phát hiện ở California là vào ngày 25/1 năm ngoái. Sau đó, số ca nhiễm ở California đạt 1 triệu người vào ngày 11/11 sau 292 ngày, và trên 2 triệu người sau 44 ngày.

Thống kê cho thấy, California có số ca mắc bệnh vượt xa các bang lớn khác. Texas hiện có hơn 2 triệu ca được xác nhận và Florida có hơn 1,5 triệu ca. California là một trong những khu vực áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất trên toàn quốc, tuy nhiên dịch bệnh tại tiểu bang này vẫn luôn ở mức cao, vượt xa các tiểu bang khác.

Đầu tháng 1/2021, ông Gavin Newsom, Thống đốc bang California cho biết: “California tiêm chủng nhiều hơn bất kỳ tiểu bang nào. Chúng tôi đang phân phối 40% lượng vắc-xin cho các nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa (về việc triển khai tiêm phòng vắc-xin). Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường nỗ lực để đạt được các mục tiêu về tốc độ, sự công bằng và an toàn.”

Chính quyền bang California cho biết, tính đến ngày 17/1, các nhà cung cấp báo cáo đã tiêm chủng 1,39 triệu liều vắc-xin (1.393.224 liều) và đã phân phối 3,22 triệu liều (3.226.775 liều) trên toàn tiểu bang. Nhưng theo dữ liệu liên bang, cho đến nay, cứ 100.000 cư dân thì chưa đến 2.500 người được tiêm chủng ở California, và tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn quốc.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), công ty Pfizer và công ty Moderna đã phân phối khoảng 31,2 triệu liều vắc-xin ở Hoa Kỳ, nhưng tính đến ngày 15/1/2021, chưa đến 12,3 triệu liều được tiêm chủng. Năm ngoái, các quan chức y tế Hoa Kỳ ước tính rằng, vào cuối năm 2020, dự kiến ​​sẽ có 20 triệu người Mỹ được tiêm chủng, nhưng con số này cuối cùng chỉ là dưới 4 triệu người.

California đã gặp phải nút thắt cổ chai trong việc tiêm chủng vắc-xin.

Chủ nhật tuần trước, bà Erica S. Pan, nhà dịch tễ học của bang đã kêu gọi ngừng một đợt vắc-xin Moderna, nguyên nhân chủ yếu là do những người tiêm vắc-xin bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong 24 giờ sau khi tiêm.

Theo đài truyền hình KTGV, 6 nhân viên y tế ở San Diego, California đã gặp phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc-xin tại một trung tâm tiêm chủng vào ngày 14/1. Hiện trung tâm này đã chuyển sang sử dụng loại vắc-xin khác.

Công ty Moderna sau đó đã đưa ra một tuyên bố rằng, công ty này “không biết liệu các trường hợp không tốt tương tự có xảy ra ở các trung tâm tiêm chủng khác hay không. Các trung tâm này có lẽ đã nhận được cùng một lô vắc-xin.”

CDC tuyên bố rằng mọi người có thể sẽ có các phản ứng phụ trong vài ngày sau khi tiêm chủng, như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, sưng tấy hoặc mệt mỏi. Đây là những hiện tượng bình thường và là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang được bảo vệ.

Hiện tại, Texas là tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ tiêm chủng cho 1 triệu cư dân, và tiếp tục dẫn đầu trong phương diện quản lý vắc-xin.

Phòng dịch bệnh ảnh nghiêm trọng đến kinh tế, nhiều doanh nghiệp tại California tìm kiếm “nhà mới”

Lệnh cấm nghiêm ngặt chống dịch của Thống đốc California Gavin Newsom đã dẫn đến lượng lớn các công ty buộc phải đóng cửa và chuyển địa điểm, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp và tội phạm tại tiểu bang này cũng đạt mức cao kỷ lục.

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk và HP cho biết họ sẽ chuyển đến Texas.

Alexis Ohanian, người sáng lập trang mạng xã hội Reddit cho biết, công ty đang chuẩn bị chuyển đến Florida, nơi có ít hạn chế về phòng chống dịch hơn.

Thành phố Miami (tiểu bang Florida) cũng trở thành một trong điểm đến phổ biến cho các công ty lớn chuyển đến.

Với sự tham gia liên tục của các nhà đầu tư khởi nghiệp, kết hợp với khí hậu địa phương dễ chịu, dân số đa dạng hóa và chính sách thuế lỏng lẻo, tiểu bang Miami, nơi dự định trở thành “Thung lũng Silicon số 2”, được kỳ vọng sẽ thay thế “Thung lũng Silicon” có thuế cao ở California.

Tiêu Nhiên

Xem thêm: