Thời nay, nếu bạn là một người quan tâm đến chính trị hay truyền thông, thì “kiểm duyệt” dường như đã trở thành cụm từ quen thuộc hơn bao giờ hết. Nếu để ý quan sát, có lẽ sẽ nhận ra, hiện nay người ta kiểm duyệt mọi thứ. Từ một mẫu tin vụn vặt trên Facebook chẳng may ‘dính’ phải nội dung ‘nhạy cảm’ nào đó, cho đến cả phát ngôn của tổng thống, hầu như không điều gì là không có nguy cơ bị kiểm duyệt. Đôi lúc, người bị kiểm duyệt còn không biết được nguyên nhân tại sao. 

COVID 19 bị kiểm duyệt
(Nguồn: Monticello/ Shutterstock)

Trong lý niệm xưa nay, nếu như phải điều chỉnh một thứ gì, thì đó chỉ có thể là lời dối trá chứ không ai lại đi kiểm duyệt sự thật. Tuy nhiên ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội tương đối khác biệt, bất cứ thứ gì vốn được cho là “lẽ thường” đều có thể bị đảo lộn. Chỉ bằng một vài cú nhấp chuột, người ta có thể biến chuyện “không” thành “có”, chuyện “có” thành “không”, sau đó sàng lọc những gì họ muốn bằng cái gọi là “thông tin sai lệch”. Và như một quy luật, khi mọi thứ dần trở nên quen thuộc thì chúng ta cũng dần mất đi khả năng đánh giá và phân biệt, cũng dễ dàng chấp nhận hành vi kiểm duyệt này hơn, thậm chí đôi lúc còn phải điều chỉnh ngôn hành của bản thân để phù hợp với nó. Vô hình trung, con người cũng dần đánh mất quyền tự do thắc mắc, đề xuất giả thuyết, hay biểu đạt ý kiến của chính mình, ngay cả khi những ngôn luận ấy vốn đã thông qua bước ‘kiểm duyệt’ của tự thân dựa trên các luận cứ khoa học và quy phạm đạo đức.

Vậy kiểm duyệt có phải là một hành vi xấu? Muốn biết câu trả lời thì cần phải quan sát xem người ta đang kiểm duyệt điều gì. Theo như mô tả, ‘kiểm duyệt’ được phép hoạt động trên nhiều phạm vị khác nhau, bao gồm ngôn luận, sách, báo chí, đài phát thành truyền hình, Internet, âm nhạc, phim ảnh và các hình thức nghệ thuật khác, đối với những nội dung tục tĩu, khiêu dâm, ngôn từ thù hận, vu khống và bôi nhọ… Như vậy, kiểm duyệt vốn không phải là một hành vi xấu… trừ khi có người muốn lợi dụng điều ấy để che giấu hoặc bóp méo sự thật. 

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu ‘kiểm duyệt’ trở thành công cụ để thao túng tất cả thông tin liên quan đến một trong những trận đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại: COVID-19? Có một số người, dường như điều họ quan tâm hơn cả không phải là tính mạng của người khác, mà là những gì người ta bàn tán về đại dịch. 

Đại dịch COVID-19 và cái giá của việc Trung Quốc kiểm duyệt thông tin

Quay ngược thời gian trở lại nơi khởi nguồn của đại dịch virus corona: Trung Quốc. Vào mùa xuân năm 2020, cô Quách Kỳ Kỳ (Guo Qiqi), một nhân viên cảnh sát trực thuộc Trung tâm giám sát thông tin Internet của Văn phòng Công an thành phố Đông Dinh đã chia sẻ bài đăng có tiêu đề: “Cảnh sát Internet Quách Kỳ Kỳ (Guo Qiqi): Thời gian ngủ 4 tiếng, kiểm duyệt bài viết trên WeChat 20 tiếng”, công bố lần đầu trên trang mạng Đông Dinh (Dongyingnews). Theo đó, trong dịp Tết, cô cảnh sát Quách Kỳ Kỳ đã bận rộn với điện thoại di động suốt 24 tiếng một ngày để làm nhiệm vụ trong không gian mạng, xóa các bài đăng… Sau đó, bài viết của chính cô Quách cũng đã ‘bốc hơi’ khỏi Dongyingnews. 

Ngày 11/4/2020, tạp chí Bitter Winter đưa tin, một nhân viên kiểm duyệt bút danh Tiểu Lưu (Xiao Liu) làm việc cho một nền tảng trực tuyến nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục nói rằng thời gian bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán là thời gian anh bận rộn hơn bình thường, vì phải kịp thời gỡ bỏ những bài viết nghi ngờ số liệu của Chính phủ về bệnh viêm phổi Vũ Hán, những bài viết chỉ trích các nhà lãnh đạo Chính phủ trong công tác chống dịch hay những bài viết chỉ trích hệ thống y tế Trung Quốc… Tuy nhiên, sự khôn ngoan và can đảm mà cộng đồng mạng Internet Trung Quốc sử dụng để chống lại việc kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là vô hạn, họ sử dụng các mã bằng chữ cái đầu và biểu tượng cảm xúc để tránh bị kiểm duyệt từ khóa. Vì chỉ dùng phần mềm sàng lọc không thể đáp ứng các yêu cầu kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ, do đó ĐCSTQ đã thuê người làm công cho việc này.

Tiểu Lưu nói: “Việc gỡ bỏ là đối với những phát ngôn chỉ trích và phản đối Chính phủ”, nhưng không hiểu sao những cụm từ như “Nam Mô A Di Đà Phật, Vũ Hán cố lên” cũng phải bị gỡ bỏ vì liên quan đến niềm tin tôn giáo. “Ngôn luận có thể gây hoảng sợ cũng cần xóa bỏ, bất kể đó có phải là sự thật hay không.” Ví dụ, thông tin thời gian ủ virus hơn 20 ngày, trước khi chưa được Chính phủ công nhận cũng bị xem là “tin đồn”.

Công ty mà Tiểu Lưu làm việc có hơn 200 nhân viên kiểm duyệt bình luận làm việc cả ngày lẫn đêm. Khi bắt đầu trả lời phỏng vấn, anh ta đã xóa bỏ thông tin thứ 9450 trong ngày hôm đó, và anh cũng không biết có bao nhiêu bài đăng của những người như bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) bị xóa bỏ.

Ngày 4/5/2020, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature đã ước tính rằng nếu các biện pháp can thiệp mạnh mẽ được thực hiện ở Trung Quốc sớm hơn 1 tuần, tổng số ca nhiễm có thể giảm đáng kể tới 66%. Còn nếu hành động sớm trước 3 tuần, thì tổng số ca nhiễm đã có thể giảm tới 95%. 

Chúng ta có thể tưởng tượng được, nếu ngay từ đầu, mức độ nghiêm trọng của đại dịch không bị kiểm duyệt và che giấu, tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc giảm đi 95% như nghiên cứu trên, thì thế giới đã không đến nỗi mất đi hơn 6 triệu mạng người trong 2 năm qua. Một con số vô cùng đáng buồn.

Kiểm duyệt mọi phương thức chữa trị nằm ngoài giới hạn của nhận thức thông thường

Trong cuộc khủng hoảng đại dịch toàn cầu, nhiều phong trào tôn giáo và tín ngưỡng đã cố gắng tìm cách giúp đỡ mọi người. Ngoài việc cung cấp khẩu trang hay chất khử trùng miễn phí, họ còn đưa ra những lời khuyên tâm linh về cách đối phó với nỗi thống khổ và tuyệt vọng mà nhiều người đã trải qua trong đại dịch. 

Nền khoa học thực chứng hiện đại đã có hơn 400 năm phát triển với những bước tiến kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực Y khoa. Thành tựu của khoa học là điều không thể phủ nhận, và một nền khoa học chân chính cũng sẽ không bao giờ phủ nhận hoàn toàn những hiện tượng khác nằm ngoài phạm trù hiểu biết của nó, đặc biệt là khi có rất nhiều bằng chứng đã được đưa ra và chúng mang lại tác dụng tích cực cho con người. 

Vào đầu năm 2021, khi COVID-19 đang là cơn ác mộng của nhân loại, và chúng ta đều biết người cao tuổi là đối tượng dễ bị nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, có hai phụ nữ trên 100 tuổi đã truyền cảm hứng chống lại virus corona cho rất nhiều người. Câu chuyện thần kỳ của họ đã thu hút sự chú ý của truyền thông khắp thế giới. 

Một người là sơ André, nữ tu 117 tuổi sống trong viện dưỡng lão ở Pháp được xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong đợt lây nhiễm hàng loạt tại viện. Sau nhiều tuần bị cách ly, sơ André đã hồi phục suôn sẻ. Vào thời điểm đó, 80 người khác trong viện dưỡng lão được chẩn đoán, 11 người trong số họ đã qua đời. Nói về điều kỳ diệu đối với sức khỏe và tuổi thọ của nữ tu, ông Tavella, đại diện của viện dưỡng lão, trả lời: “Nếu bà có bí mật gì, thì đó hẳn là bà có một niềm tin mãnh liệt rằng khi cuộc đời bà kết thúc, bà sẽ gặp lại Đấng Tạo Hóa”. “Chính niềm tin mãnh liệt trong lòng đã khiến bà kiên trì.”

Người thứ hai là bà Lucia DeClerck, thành viên lớn tuổi nhất của một viện dưỡng lão ở New Jersey, Hoa Kỳ. Bà được xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào sinh nhật lần thứ 105, nhưng bà hầu như không có triệu chứng gì. Sau hai tuần cách ly, bà vẫn an toàn. Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân khác được xác nhận tại bệnh viện, có 4 người đã qua đời. Có người hỏi bà đã sống như thế nào đến 105 tuổi, bà trả lời: “Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện”. “Làm từng việc tuần tự, và đừng ăn đồ ăn vặt.” Một người con dâu nói rằng bà DeClerck là người giàu lòng nhân ái và rất điềm đạm. Bà là một tín đồ Công giáo sùng đạo, trong viện dưỡng lão, mỗi tuần bà đều lần hạt Mân Côi và hướng dẫn mọi người cầu nguyện. Trước khi dịch bệnh bùng phát, bà thường xuyên tham dự thánh lễ hàng tuần của nhà thờ. 

Các dẫn chứng cho thấy, sự thành tín cùng nội tâm tốt đẹp thực sự có khả năng ‘dẫn dắt’ con người vượt qua dịch bệnh. Tại Mỹ, luật pháp thậm chí còn cho phép các trường hợp được miễn tiêm chủng vì lý do tôn giáo. Tuy nhiên ở Trung Quốc, ngay cả ‘chiếc phao’ cứu rỗi về phương diện tâm linh này cũng bị kiểm duyệt không thương tiếc. 

Ngày 24/3/2021, một bài báo được đăng trên trang Bitter Winter cho biết, cơ quan An ninh nhà nước thuộc ĐCSTQ cực kỳ lo ngại về hiệu quả tốt đẹp của việc niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” của Pháp Luân Công, khẳng định rằng đây là hành vi “phá hoại việc thực thi pháp luật” và đã lập hẳn một đội đặc nhiệm để đối phó với vấn đề này. Vào ngày 23/2/2021, Tòa án nhân dân huyện Đỗ Tập thuộc thành phố Hoài Bắc, tỉnh An Huy đã kết án các học viên Pháp Luân Công gồm Bo Fanglu và Mao Yutian vì ‘tội tuyên truyền’ 9 chữ trên cho những người có nguy cơ mắc bệnh hoặc nhiễm COVID-19. Học viên Bo bị kết án 4 năm tù cùng khoản tiền phạt 10.000 NDT còn học viên Mao được “thuyết phục” hợp tác với cảnh sát và làm chứng chống lại học viên Bo. Học viên Mao đã trốn thoát đi với mức án treo 1 năm tù và tiền phạt 2.000 NDT. 

Cần phải nói thêm rằng dù tin hay không vào tác dụng của những liệu pháp tinh thần, thì mọi sự phủ nhận vẫn cần phải được kiểm chứng trước khi kết luận, và nếu một người phải bị bỏ tù hoặc phạt tiền vì đức tin vô hại của họ thì điều ấy đi ngược lại với các giá trị nhân quyền truyền thống. Nếu áp dụng như ở Trung Quốc, phải chăng cụ bà DeClerck 105 tuổi nói trên cũng nên bị bỏ tù vì hướng dẫn mọi người cầu nguyện trong viện dưỡng lão?

Thông tin về đại dịch COVID-19 không chỉ bị kiểm duyệt ở Trung Quốc mà còn ‘lan’ đến tận nước Mỹ và nhiều quốc gia khác. Ngày 15/7/2021, khi được hỏi về việc chính quyền Tổng thống Biden yêu cầu các công ty công nghệ “cứng rắn” hơn đối với những thông tin mà họ cho là “sai lệch”, Thư ký báo chí Nhà trắng Psaki tiết lộ rằng Nhà Trắng “thường xuyên liên lạc với các nền tảng mạng xã hội” để xử lý vấn đề này. Ngày 13/1/2022, Tổng thống Joe Biden lại một lần nữa nhấn mạnh: “Tôi đưa ra lời kêu gọi đặc biệt đối với các công ty mạng xã hội và các hãng truyền thông. Hãy xử lý thông tin sai lệch và thông tin không đúng trong chương trình của quý vị. Chúng phải bị ngăn chặn.”

Mặc dù Tổng thống đã không nói rõ điều gì cấu thành nên cái gọi là “thông tin sai lệch”“thông tin không đúng” trong thời kỳ đại dịch, tuy nhiên dựa trên rất nhiều sự kiện gây tranh cãi trong hơn 2 năm qua, chúng ta cũng có thể điểm lại một vài trong số đó. Có những thông tin đến nay đã được ‘giải oan’, có những giả thuyết vẫn còn bị bỏ ngỏ, thậm chí là vùi dập.

Đeo hay không đeo khẩu trang?

Vào tháng 3/2020, Tiến sĩ Fauci – Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: “Ngay bây giờ tại nước Mỹ, người ta không cần phải đeo khẩu trang khi đi lại.” Khi được người dẫn chương trình yêu cầu xác nhận lời mình vừa nói, ông Fauci vẫn khẳng định: “Không có lý do gì để phải đeo khẩu trang khi đi lại.” Và dĩ nhiên, khuyến nghị này sau đó đã thay đổi, mọi người được khuyến khích đeo càng nhiều càng tốt. Ngày 25/1/2021, Tiến sĩ Fauci tuyên bố: “Nếu như bạn đang đeo một chiếc khẩu trang, bạn có thể đeo một chiếc khác chồng lên, theo lẽ thông thường thì việc này sẽ hiệu quả hơn.” Ý ông Fauci là bạn nên đeo một lúc hai chiếc khẩu trang. 

Một chuyên gia y tế giữ chức vụ lớn như ông Fauci vẫn có thể đưa ra những nhận định mâu thuẫn, khiến người ta bối rối đến vậy. Tuy nhiên lời khuyên dành cho bạn là không nên ‘bắt chước’ ông ấy, với những công cụ kiểm duyệt đắc lực hiện nay, bạn không thể phát ngôn ‘bừa bãi’ được, chỉ cần bạn từ chối đeo khẩu trang hay nói rằng khẩu trang không có tác dụng thì ngay lập tức bạn sẽ bị chỉ trích là ích kỷ và không có trách nhiệm. Tháng 4/2021, sau khi Thống đốc bang Texas gỡ bỏ lệnh đeo khẩu trang, Tổng thống Biden đã lên tiếng, nói rằng đây chỉ đơn giản là “lối tư duy của người tiền sử.”

Một phóng viên đài MSNBC hỏi ông Fauci: “Sau khi bang Texas dỡ bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang, số ca chẩn đoán nhiễm bệnh không những không leo thang mà còn giảm mạnh. Nguyên nhân do đâu?”. Ngay lúc đó ông Fauci ấp úng: “Tôi cũng không rõ tại sao. Có thể họ đang làm việc ở ngoài trời.”

Nếu không xét đến khía cạnh dịch bệnh thì chắc hẳn không một ai thích đeo khẩu trang quanh năm suốt tháng, do đó vấn đề đeo hay không đeo khẩu trang này cũng dẫn đến những câu chuyện khôi hài như “Người nghèo đeo khẩu trang, người giàu không đeo khẩu trang.hayQuan chức ĐCSTQ hưởng đặc quyền đeo khẩu trang N95, trong khi các bác sĩ và y tá thì dùng khẩu trang y tế thông thường.”

Thắc mắc về số lượng người nhập viện vì COVID-19 cũng bị kiểm duyệt

Một hoặc hai năm trước, có thông tin rằng số lượng các ca nhập viện do COVID-19 đã bị phóng đại quá mức. Họ dẫn chứng rằng khi những đứa trẻ đến bệnh viện, chúng sẽ tự động được xét nghiệm COVID-19 và được tính là một cá nhân nhập viện vì COVID-19, trong khi thực tế chúng có thể bị gãy chân hoặc đau ruột thừa hoặc những thứ tương tự khác. Điều này từng được coi là một thuyết âm mưu từ những kẻ vô trách nhiệm. 

Tuy nhiên gần đây, thống kê đã chỉ ra rằng số lượng ca nhập viện do COVID-19 bị đếm quá lên là có thật. Dữ liệu mới nhất từ New York cho thấy, trên toàn tiểu bang có tới 43% trong số 11.548 bệnh nhân nhập viện với các lý do được liệt kê không phải là do nhiễm COVID-19. Tỉnh bang Ontario của Canada cũng sẽ bắt đầu phân biệt các bệnh nhân nhập viện vì virus corona và bệnh nhân dương tính với COVID-19 nhưng nhập viện vì những lý do khác. Bộ Y tế Anh cũng đã thừa nhận hiện tượng tương tự, tính đến ngày 25/1/2022, có đến 6.767 (52%) trong tổng số 13.023 bệnh nhân được xác nhận nhiễm COVID-19 là đang được điều trị chủ yếu vì các vấn đề sức khỏe khác không liên quan đến COVID-19. 

Miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên là chủ đề được kiểm duyệt ‘tài tình’ đến nỗi gần như đã bị quên lãng trong suốt hai năm đầu đại dịch. Vào năm 2020, kể từ khi các đợt phong tỏa bắt đầu, những điều bất thường đã xảy ra. Hầu hết các cơ quan y tế nhà nước trên khắp thế giới đột nhiên ngừng nhắc đến chủ đề miễn dịch tự nhiên. Các hộ chiếu vắc-xin đã đánh giá thấp hoặc bác bỏ khả năng này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thay đổi định nghĩa về miễn dịch cộng đồng để loại trừ việc tiếp xúc tự nhiên. Hàng triệu người đã mất việc làm vì không tiêm chủng dù có khả năng miễn dịch tự nhiên mạnh mẽ.

Nhà thống kê và miễn dịch học Knut Wittkowski đã công bố những kiến ​​thức cơ bản về virus vào mùa xuân năm 2020, sau đó ông được cho là đã tạo ra một cú sốc và bị vướng phải tai tiếng. YouTube thậm chí đã xóa video của ông ấy. May thay khoa học vẫn còn đó, khi 7 tháng sau, các giáo sư hàng đầu thế giới phải lập ra Bản tuyên bố Great Barrington, trong đó nêu rõ về khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua tiếp xúc; họ còn phải thề rằng nhân loại vào thế kỷ 11 đã khám phá ra điều này. 

Giáo sư Marty Makary, bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Y khoa Johns Hopkins đã đưa ra nhận định trước lệnh bắt buộc tiêm vắc-xin của Tổng thống Joe Biden: “Phớt lờ miễn dịch tự nhiên là không tôn trọng hoa học.” Phát biểu với tờ The Epoch Times, Tiến sĩ Paul Offit, giáo sư nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia và là cố vấn về vắc-xin của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), khuyến nghị: “Miễn dịch tự nhiên nên được tính bằng hai liều vắc-xin.” 

Ngay cả các chính trị gia cũng vào cuộc. Trong cuộc họp báo tại Hạt Alachua vào ngày 13/9/2021, Thống đốc Florida Ron DeSantis đã phát biểu: “Tất cả mọi nghiên cứu đáng tin cậy đều chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên mang đến sự bảo vệ tốt hơn cho mọi người. Vậy nên, tôi hoàn toàn không ủng hộ các quy định bắt buộc [tiêm vắc-xin COVD-19], mà ngay cả khi thực hiện các quy định bắt buộc này, thì cũng thực sự phải tuân thủ khoa học, và sẽ phải thừa nhận miễn dịch tự nhiên, thay vì phớt lờ nó. Đây thực sự là sử dụng quyền lực và kiểm soát của chính phủ để ra lệnh bắt buộc [tiêm vắc-xin], chứ không phải là căn cứ vào các vấn đề y tế cơ bản có liên quan.”

Về sau, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cuối cùng cũng đã đưa ra một số thay đổi trong định nghĩa của họ về miễn dịch tự nhiên.

Nguồn gốc COVID-19: Thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Ngày 7/4/2020, kênh NTD thuộc tập đoàn Epoch Times đã đăng tải một bộ phim tài liệu điều tra về nguồn gốc của virus corona liên quan đến Viện virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Bộ phim dài 55 phút này đã lan truyền trên nhiều kênh khác nhau, trong đó có Facebook với hàng trăm triệu lượt xem. Tuy nhiên sau khi đăng lại video hoặc đường link Youtube, một số người dùng Facebook đã nhận được nhắc nhở ‘nhẹ nhàng’ rằng thông tin họ chia sẻ là không chính xác.

Hơn một năm sau đó, đến ngày 26/5/2021, Facebook thông báo họ sẽ cho phép người dùng tuyên bố về việc COVID-19 có thể có nguồn gốc từ Phòng thí nghiệm Vũ Hán và virus có thể là sản phẩm nhân tạo. Động thái này đã đảo ngược chính sách của Facebook trước đây.

Trước khi được ‘giải oan’, thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm đã trải qua một hành trình ‘gian nan’ trên cả trường chính trị, truyền thông và khoa học. Trí Thức VN đã có bài phân tích tương đối đầy đủ về vấn đề này, độc giả có thể xem thêm tại đây

Không được phép phản đối vắc-xin

Khi vắc-xin COVID-19 lần đầu tiên được ra mắt, nếu bạn nói rằng tiêm vắc-xin rồi vẫn có thể nhiễm virus corona hay tiêm vắc-xin có thể dẫn đến tử vong, thì bạn được xem như là đang cố ý chống lại xã hội. Những bài báo được cho là ‘chính thống’ thường có những nội dung như “Người được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ nhiễm COVID-19 rất thấp” hay “Người đã tiêm vắc-xin không lây bệnh cho người khác.” Ngày 29/9/2021, YouTube thông báo sẽ chặn tất cả nội dung phản đối vắc-xin trên nền tảng của mình, bao gồm cả tuyên bố rằng vắc-xin không hiệu quả trong việc giảm lây truyền bệnh. Nhà Trắng cũng ra sức làm việc với các trang mạng xã hội, trong đó có Facebook, để đảm bảo những thông tin “sai lệch” như vậy “sẽ không trở thành ‘xu hướng’ (trending) trên các nền tảng xã hội và trở thành một phong trào rộng lớn hơn.”

Tuy nhiên, vào ngày 30/7/2021, theo một nghiên cứu được công bố bởi CDC Mỹ, trong tháng 7/2021 tại giai đoạn cao trào của đợt bùng phát dịch, 74% bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19 tại một quận ở tiểu bang Massachusetts là người đã được tiêm phòng đầy đủ.

Tại thời điểm đó, theo ước tính của CDC Mỹ, khoảng 35.000 người dân nước này đã bị nhiễm COVID-19 (có xuất hiện triệu chứng) mỗi tuần dù đã tiêm vắc-xin.

Đến thời điểm hiện tại, việc tiêm vắc-xin COVID-19 rồi vẫn nhiễm bệnh là điều quá phổ biến có thể được chứng kiến xung quanh mỗi người.

Ngoài ra, một báo cáo nội bộ của CDC ngày 29/7, lần đầu tiên chỉ ra rằng dù có tiêm vắc-xin hay không thì sau khi bị nhiễm biến thể Delta khả năng truyền nhiễm cũng mạnh như nhau.

Hồi tháng 9/2021, truyền thông chính thống Nhật Bản Sankei Shimbun đã công bố bài viết cho rằng do khả năng lây truyền của biến thể Delta và hiệu quả của vắc-xin giảm, nên ngay cả khi tất cả mọi người đều được tiêm phòng cũng không thể hình thành miễn dịch cộng đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản là Norihisa Tamura tuyên bố rằng chỉ riêng vắc-xin thì không thể đối phó với đại dịch.

Đến tháng 10/2021, một nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học châu Âu (European Journal of Epidemiology) cho thấy sự gia tăng và giảm của dịch không liên quan trực tiếp đến tỷ lệ tiêm chủng.

Dĩ nhiên, chúng ta không phủ nhận hiệu quả của vắc-xin, đặc biệt trong việc giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong sau khi nhiễm COVID-19, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận quyền đặt ra nghi vấn về vấn đề trên, nhất là khi vắc-xin COVID-19 được sản xuất và đưa vào thị trường trong thời gian quá ngắn. Và thực tế cũng cho thấy có nhiều trường hợp tiêm vắc-xin rồi vẫn nhiễm bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của vắc-xin, thậm chí là tử vong.

Việc khoa học mắc sai lầm và sửa chữa là điều tất yếu trong dòng chảy của sự phát triển. Nếu con người không được quyền chất vấn các thành tựu của khoa học thì khoa học cũng sẽ không có cách nào tiến lên. Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, thái độ kiểm duyệt đến vô lý và cực đoan về những vấn đề trên khiến người ta không khỏi đặt ra câu hỏi: “Rốt cuộc, động cơ thật sự đằng sau tất cả sự kiểm duyệt này là gì?”

Vivian Đỗ