Trong một bức thư gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong tháng Năm, cơ quan Trợ cấp Pháp triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) yêu cầu các quan chức tại đây ngừng dùng đại dịch viêm phổi Vũ Hán để làm cái cớ thúc đẩy việc phá thai như một “dịch vụ cần thiết”.

Embed from Getty Images

Người đứng đầu USAID John Barsa yêu cầu LHQ bỏ nội dung “sức khỏe sinh sản” và ủng hộ phá thai ra khỏi kế hoạch nhân đạo chống lại đại dịch COVID-19 của cơ quan này.

“Việc thực hiện chăm sóc y tế cơ bản là ưu tiên số một toàn cầu trong thời gian này. Ngoài ra, việc thiếu lương thực trầm trọng có thể trở thành hậu quả chết chóc thứ hai của đại dịch ở rất nhiều nước. LHQ phải duy trì sự tập trung để giải quyết các nhu cầu cấp bách, cụ thể nhất mà đang nổi lên từ đại dịch này”, ông Barsa viết trong bức thư

Vì thế, LHQ không nên sử dụng cuộc khủng hoảng này làm cơ hội để thúc đẩy các hoạt động phá thai như là ‘một dịch vụ thiết yếu”, bức thư viết. “Không may là, Kế hoạch Phản ứng Nhân đạo Toàn cầu (HRP) lại làm chính điều này, bằng cách đặt ngang hàng một cách vô lý các điều khoản về ‘chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục’ với các vấn đề quan trọng khác như an ninh lương thực, chăm sóc y tế cần thiết, suy dinh dưỡng, nhà ở và vệ sinh”.

Ông Barsa cũng chỉ ra rằng kế hoạch của LHQ còn kêu gọi việc tăng cường phân phối ‘các loại thuốc gây hỏng thai và thiết bị phá thai”, cũng như đề nghị các nước thành viên thúc đẩy công tác phá thai theo yêu cầu như là một nội dung trong chiến dịch phản ứng để chống lại đại dịch.

Bức thư này phản ánh tinh thần chống phá thai của Chính quyền Donald Trump mà chính ông Trump đã phát biểu tại Đại Hội đồng LHQ mùa thu năm ngoái. Khi đó, ông Trump nhấn mạnh rằng chính quyền của ông muốn tách biệt nước Mỹ khỏi các hoạt động cổ súy phá thai ở nước ngoài, điều mà LHQ vẫn thường thực hiện. “Chúng tôi được biết rằng rất nhiều dự án của LHQ có mục tiêu xác lập một quyền lợi toàn cầu về hoạt động phá thai theo yêu cầu được trả phí bằng tiền thuế của dân, cho đến tận trước khi sinh nở”, ông Trump nói. “Những kẻ quan liêu toàn cầu hoàn toàn không nên chõ mũi tấn công quyền tự quyết của các quốc gia mong muốn bảo vệ các sinh mệnh vô tội”.

Bức thư của Barsa cũng khẳng định lại một tuyên bố chung mà Mỹ gửi lên Đại hội đồng LHQ năm ngoái, đại diện cho Mỹ và 18 nước khác, tuyên bố rằng không có cái gì gọi là “quyền phá thai quốc tế” và yêu cầu LHQ ngừng sử dụng các uyển ngữ như là “quyền và y tế sinh sản, tình dục” trong các văn bản và đề nghị chính thức của mình.

“Không có quyền được phá thai mang tính quốc tế”, Bộ Trưởng Y tế Alex Azar nói trong một tuyên bố tại LHQ. “Và các thuật ngữ này không nên được sử dụng để thúc đẩy các chính sách và biện pháp ủng hộ phá thai”. Theo ông Azar, việc sử dụng các từ ngữ nhập nhằng này sẽ khiến người ta diễn giải sai khi thực hành chính sách và trông giống như LHQ ủng hộ việc mở rộng phá thai theo yêu cầu.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Azar còn khẳng định mỗi quốc gia đều có quyền tự quyết về chính sách y tế của mình, do đó việc LHQ khăng khăng quảng bá quyền phá thai là mâu thuẫn với chính sách bảo vệ thai nhi của nhiều quốc gia khác. Trong lá thư của Barsa cũng chỉ ra một điểm tương tự: “Quả thực như vậy, LHQ không nên dọa nạt hay gây áp lực lên các nước thành viên mà vẫn kiên quyết bảo vệ quyền được sống. Việc sử dụng đại dịch COVID-19 như một cái cớ để chèn ép chính phủ các nước thay đổi luật lệ của mình là một sự sỉ nhục đối với nền tự trị của mỗi quốc gia và quyền tự quyết định các chính sách y tế của riêng họ”.

Một ví dụ về việc LHQ gây ra vấn đề là, các nhóm ủng hộ quyền sống của thai nhi tại Ecuador gần đây đã tổ chức biểu tình vì kế hoạch phản ứng nhân đạo của LHQ mâu thuẫn với chính sách phá thai của nước này. Ở Ecuador, phá thai là trái luật, trừ trường hợp tồn tại rủi ro đối với sinh mạng của người mẹ. Tuy nhiên, trong chương trình của LHQ lại yêu cầu các nước tiến hành chương trình đào tạo nhân sự y tế để thúc đẩy “quyền tiếp cận tới các phương pháp tránh thai, bao gồm tránh thai khẩn cấp, phá thai an toàn, hợp pháp và chăm sóc y tế sau phá hai”, những người ủng hộ quyền sống của thai nhi nói rằng họ bị buộc phải lựa chọn chấp nhận các chính sách này hoặc từ bỏ chương trị trợ cấp của LHQ.

“Để đạt được sự nhất trí toàn cầu, điều tối quan trọng là chiến dịch chống đại dịch của LHQ tránh tạo ra những tranh cãi không cần thiết”, Barsa viết tiếp trong thư.

“Do đó, tôi yêu cầu các vị bỏ những nội dung đề cập đến ‘sức khỏe sinh sản và tình dục’, và những biến thể của nó khỏi HRP, và bỏ các điều khoản nói phá thai là một thành tố trọng yếu của các ưu tiên của LHQ trong việc phản ứng với COVID-19… Đây là một trong những vấn đề đang gây phân cực lớn nhất mà đã được nêu ra trong nhiều cuộc thảo luận của LHQ”.

Đức Trí

Xem thêm: