Sau 2 năm đại dịch và sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các cửa hàng tạp hóa trống trơn ở Mỹ do thiếu hụt lương thực trầm trọng, cũng như phải đối mặt với nhiều khó khăn khác.

shutterstock 1675086373
Các kệ hàng tạp hóa trống trơn trong một siêu thị ở Tampa, Florida, ngày 16/3/2020. (Ảnh minh họa: Hayden Dunsel / Shutterstock).

Một số kênh truyền thông Hoa Kỳ đưa tin, do khó có thể nhanh chóng bổ sung các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như sữa, bánh mì và thịt, các kệ hàng tạp hóa trên khắp nước Mỹ đều trống trơn.

Fox News đã phỏng vấn một số người tiêu dùng ở Washington, D.C. và phản hồi rằng: “Chúng giống như cửa hàng ở Liên Xô năm 1981, thật kinh khủng.”

“Có vẻ như tháng 3/2020 là lúc tất cả mọi người đều đang tích trữ và các kệ hàng trống trơn.” “Mọi thứ đều thiếu, gồm thịt, trứng, bơ sữa, một số loại bánh mì và hầu hết các loại rau.” “Ai đó sẽ bị đói.” …

(Nội dung tweet: Các kệ hàng tạp hóa của bạn có trống trơn không? Hãy trả lời bằng một bức ảnh. Các chính sách của đảng Dân chủ đang khiến nước Mỹ lạc hậu.)

(Nội dung tweet: Một số kệ hàng tạp hóa trên khắp nước Mỹ đã bị vét sạch và chúng vẫn trống trơn khi các cửa hàng phải vật lộn để nhanh chóng bổ sung các mặt hàng thiết yếu hàng ngày.)

(Nội dung tweet: Một cửa hàng tạp hóa trống trơn khác được phát hiện ngay bên ngoài DC. Đây là nước Mỹ của Biden, và chúng ta mới chỉ hoạt động được một năm.)

Theo phân tích của CNN, 4 lý do sau đây dẫn đến tình trạng thiếu hàng tại các cửa hàng tạp hóa:

1. Cú đánh của Omicron

Khi biến thể Omicron rất dễ lây nhiễm vẫn đang tiếp tục truyền nhiễm sang người lao động, nó đã tạo ra tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực chính như vận tải và hậu cần, từ đó ảnh hưởng đến việc giao sản phẩm và bổ sung cho các kệ hàng trên khắp Hoa Kỳ.

Theo Hiệp hội Cửa hàng tạp hóa Quốc gia, nhiều thành viên có ít hơn một nửa số lao động bình thường của họ.

“Mặc dù có một lượng lớn thực phẩm trong chuỗi cung ứng, nhưng chúng tôi dự tính người tiêu dùng sẽ tiếp tục gặp phải sự gián đoạn lẻ tẻ ở một số loại sản phẩm, do những thách thức về nguồn cung và lao động liên tục, như chúng ta đã thấy trong hơn một năm rưỡi qua,” Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Albertsons nói với CNN.

Ông Phil Lempert, nhà phân tích ngành kiêm biên tập viên tại SuperMarketGuru.com, cho biết tình trạng thiếu lao động tiếp tục đè nặng lên tất cả các phân khúc của ngành thực phẩm, “nó diễn ra toàn diện, từ trang trại đến nhà sản xuất thực phẩm và các cửa hàng tạp hóa.”

COVID-19 đã quét qua chuỗi siêu thị Stew Leonard’s và khiến 200 trong số 2.500 nhân viên nghỉ việc vì nhiễm nCoV hoặc cách ly, ông Stew Leonard Jr. – chủ sở hữu – cho biết.

Tại Trung Quốc và Anh, một số thành phố đã một lần nữa đóng cửa các nhà máy, từ đó làm chậm đơn hàng nhiều nguyên liệu và thực phẩm nhập khẩu của Mỹ.

Tại cảng Los Angeles, cảng bận rộn nhất nước Mỹ, khối lượng hàng hóa cũng giảm mạnh trong tháng 11/2021 so với một năm trước đó.

2. Vấn đề giao thông

Tình trạng thiếu nhân viên vận tải liên tục đã làm chậm chuỗi cung ứng và khả năng nhanh chóng bổ sung các kệ hàng của các cửa hàng tạp hóa.

Sự thiếu hụt tài xế xe tải cũng vẫn là một vấn đề. Hiệp hội Vận tải Đường bộ Mỹ cho biết nước này đang thiếu khoảng 80.000 tài xế, một mức cao lịch sử. Do vậy, việc vận chuyển vẫn bị trì hoãn, ảnh hưởng đến mọi thứ, từ thực phẩm nhập khẩu đến bao bì được in ở nước ngoài.

Ông Lempert cho biết: “Vài năm qua ngành vận tải đường bộ đã có một lực lượng lao động già và thiếu hụt.”

Các cảng của nước này tiếp tục ghi nhận mức độ tắc nghẽn cao so với các vấn đề vận chuyển nội địa phổ biến. Ông nói: “Hai thách thức này cùng nhau tạo ra sự thiếu hụt.”

3. Vấn đề thời tiết

Người tiêu dùng đã nhìn thấy tin nhắn trên kệ trống trong các cửa hàng tạp hóa Trader Joe’s vào cuối tuần qua, họ đổ lỗi cho vấn đề thời tiết khẩn cấp khiến việc giao hàng chậm trễ.

Phần lớn vùng Trung Tây và Đông Bắc đã phải vật lộn với thời tiết khắc nghiệt và điều kiện đi lại khó khăn trong dịp cuối năm.

Các sự cố liên quan đến thời tiết, từ bão tuyết ở miền Đông Bắc đến cháy rừng ở Colorado khiến mọi người đang tích trữ nhiều hàng tạp hóa hơn. Nhu cầu cao này kết hợp với những thách thức trong giao thông vận tải khiến việc vận chuyển hàng hóa khó khăn hơn trong điều kiện thời tiết xấu, đã làm trầm trọng thêm vấn đề nguồn cung hàng hóa.

Bà Lisa DeLima, người phát ngôn của Mom’s Organic Market, cho biết các cửa hàng của công ty không có sản phẩm để dự trữ vào cuối tuần trước vì thời tiết mùa đông gây khó cho các xe tải chở hàng từ Pennsylvania đến Washington.

Ngoài ra, hỏa hoạn và hạn hán là mối đe dọa lâu dài đối với các nguồn cung cấp lương thực như lúa mì, ngô và đậu tương.

4. Đại dịch đã thay đổi thói quen ăn uống của người Mỹ

Trong thời gian đại dịch bùng phát, nhiều người nấu ăn và ăn ở nhà hơn, và mọi người cũng mua nhiều đồ ăn hơn.

Ngoài ra, với hơn 5.000 trường học đang trì hoãn mở cửa trở lại do triều cường và bão, nhiều gia đình lại mua thêm bánh mì, sữa, thịt và ngũ cốc để thay thế cho các bữa ăn ở trường.

Vào năm 2022, tình trạng thiếu hụt cũng khiến việc mua thực phẩm ngày càng trở nên đắt đỏ.

Ông Lempert đã yêu cầu các cửa hàng tạp hóa rằng mỗi sản phẩm chỉ đưa ra số lượng và chủng loại hạn chế, nhằm ngăn chặn tình trạng tích trữ và kéo dài thời gian cung ứng hàng giữa các đợt giao hàng.

Một số cư dân mạng để lại lời nhắn trên Fox News. Có người viết: “Thật không thể tin được rằng một quốc gia hoàn toàn dẫn đầu thế giới; phát minh, sản xuất và cung cấp các sản phẩm mang tính sáng tạo nhất lại không thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào về chuỗi cung ứng trong một sớm một chiều. Các vấn đề này về thậm chí là không nên tồn tại.”

Một cư dân mạng nói: “Các kệ hàng ở Hoa Kỳ giờ đã trống trơn. Đây là một trong nhiều vấn đề nảy sinh khi chính phủ cộng sản-xã hội chủ nghĩa cố gắng thao túng và kiểm soát nhiều thứ khác nhau trong cuộc sống. Điều này thường xảy ra ở Liên Xô trước kia.”

“Venezuela, với trữ lượng dầu khổng lồ, đã thịnh vượng cho đến năm 1999, sau khi Hugo Chavez đắc cử, các kệ hàng trống đột nhiên xuất hiện và lạm phát nhanh chóng, đưa đất nước này rơi vào một nền kinh tế sụp đổ. Các kệ hàng trống trơn và lạm phát luôn là những manh mối đầu tiên khi chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa có chỗ đứng vững chắc.”

Lãnh đạo Đảng Cộng hòa, ông Kevin Owen McCarthy, đã đăng tweet chỉ trích các chính sách của Đảng Dân chủ đã khiến Hoa Kỳ thụt lùi.

Bình Minh (t/h)

Xem thêm: