Trong hội trường Wells Fargo tại Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ, một phần người tham dự, đặc biệt là các đại biểu đến từ California, đã giơ bảng hiệu với chữ “TPP” trong vòng tròn đỏ và đường gạch chéo màu đỏ. Các khẩu hiệu này phản đối Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định được ký hết gần đây và gây nên nhiều tranh cãi trong nội bộ nước Mỹ.

Tổng thống Barack Obama, người đã ký hiệp định trong tháng hai, đã liên tục bảo vệ và đấu tranh cho sự thịnh vượng mà hiệp định này hứa hẹn mang lại, nhưng khi thuyết trình trong hội trường, ông đã không đề cập đến nó.

Cả hai ứng cử viên Tổng thống, Donald Trump và Hillary Clinton đều công khai phản đối thỏa thuận này. Trong những bài phát biểu được hoan nghênh của mỗi ứng viên Tổng thống, họ đều chê bai nó, mặc dù Clinton không đề cập trực tiếp đến TPP.

Phil Levy bình luận về những ảnh hưởng của bất hòa chính trị tại Đại hội: “Động đến TPP sẽ rất khó khăn”. Levy là cố vấn thương mại cho Thượng nghị sĩ John McCain khi ông tranh cử Tổng thống vào năm 2008.

Hiệp định thương mại này được ký kết vào ngày 4/2 sau khi những thỏa thuận bí mật được dàn xếp bởi 12 quốc gia trên Vành đai Thái Bình Dương: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile và Peru.

Hiệp định thương mại này phải được phê chuẩn bởi tất cả các nước thành viên tham gia trước ngày 4/2/2018 và để đẩy nhanh quá trình, ông Obama đã thúc đẩy cơ quan lập pháp phê chuẩn TPP, mặc dù theo dự kiến hiệp định này sẽ không được đưa ra Quốc hội cho mãi đến sau cuộc bầu cử năm 2016.

Tác động tiềm tàng của TPP

Hệ quả đầu tiên và trực tiếp nhất của tham gia TPP là sẽ cắt giảm được tiền thuế tốn kém ảnh hưởng đến các công ty muốn buôn bán tại các thị trường quốc tế. Gia tăng trao đổi thương mại cũng như lợi ích ngoại giao giữa các nước trong Thái Bình Dương, và làm giảm phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc của các nước trong khu vực này.

Nếu thực hiện thành công, thỏa thuận sẽ này đóng vai trò tương tự như Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP), được Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đưa ra để tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai siêu cường.

Các ngành công nghiệp Hoa Kỳ dự kiến sẽ gia tăng xuất khẩu do hệ quả của thỏa thuận này gồm nông nghiệp, công nghệ cao và các nhà sản xuất máy móc lớn. Một trong những ngành dự kiến sẽ mất thị phần là công nghiệp ô tô.

Phe ủng hộ

Sau khi ký thỏa thuận thương mại vào tháng Hai, ông Obama đã công du khắp thế giới và thúc đẩy TPP như một cách để đẩy mạnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Hoa Kỳ nói trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vào ngày 2/8: “Chúng ta là một phần của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta không đi ngược lại điều này”. “Quan điểm cho rằng chúng ta sẽ dừng lại toàn bộ là không thực tế”.

Hiệp định thương mại này đã được một số đảng viên quyền lực của Đảng Cộng hòa ủng hộ, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và ứng cử viên phó Tổng thống Mike Pence.

Ông Ryan cho biết trong một tuyên bố nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn: “TPP thành công nghĩa là Mỹ sẽ ảnh hưởng lên toàn thế giới và nhiều việc làm tốt hơn ở quê hương”. “Nhưng chỉ có một thỏa thuận tốt – và đáp ứng được các tiêu chuẩn được phê chuẩn bởi Quốc hội thông qua Cơ quan Xúc tiến Thương mại – sẽ có thể được Hạ viện thông qua“.

Những nhà vận động hành lang cho các ngành công nghiệp được hưởng lợi từ hiệp định thương mại này đã phát động một chiến dịch toàn quốc có nguồn vốn kếch xù để vận động ủng hộ TPP.. Ví dụ, Theo báo cáo của Tờ báo chính trị Politico, Tổ chức Lợi ích Thương mại Mỹ đã phát động một chiến dịch tới cấp cơ sở, gửi các thành viên Quốc hội khoảng 60 đến 70 thư nói về TPP mỗi ngày.

Phe phản đối

Cả hai chính đảng lớn của Mỹ đều có những thành viên quyền lực lớn tiếng chỉ trích hiệp định thương mại này.

Các nhà hoạt động chính trị phản thuộc trường phái tự do của phổ chính trị – giống như những người tại Đảng dân chủ – được dẫn dắt bởi các Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Elizabeth Warren, người đã tranh luận rằng hiệp định thương mại này mang lại lợi ích cho các tập đoàn đa quốc gia, trong khi đó có tác động tiêu cực đối với người nghèo.

Ông Sanders đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về tác động của TPP tới nguồn cung dược phẩm ở một số nước. Theo thảo thuận, giá dược phẩm được dự kiến sẽ tăng lên, và các tập đoàn sản xuất thuốc y tế lớn có thể kiện các quốc gia về các điều luật y tế mà họ là can thiệp vào nguyên tắc thị trường tự do.

Bà Warren cũng nêu ra những lo ngại về lợi ích của TPP cho các tập đoàn lớn. Bà lập luận rằng đa số những người tham gia vào việc thúc đẩy thỏa thuận này là “giám đốc điều hành các tập đoàn cao cấp hay người vận động hành lang cho ngành công nghiệp”, trong một bài phát biểu ở Thượng viện, bà đã phản đối thỏa thuận này trước khi ông Obama hạ bút ký.

Về phía Đảng Cộng hòa, Donald Trump đã dẫn đầu cuộc phản kháng chống lại TPP do lo ngại nền kinh tế trong nước sẽ giảm sút và ảnh hưởng của  nước ngoài sẽ tăng.

Ông Trump cho biết trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa: “[Hillary Clinton] đã ủng hộ Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương, điều này không chỉ phá hủy nền sản xuất của chúng ta, mà còn làm Mỹ chịu sự phán quyết của các chính phủ nước ngoài“.

Ông nói: “Tôi cam kết sẽ không bao giờ ký bất kỳ hiệp định nào làm thương tổn đến công nhân của chúng ta, hay làm giảm sự tự do và độc lập của chúng ta“. Thay vào đó, ông hứa hẹn sẽ “không bao giờ… tiến hành những giao dịch khổng lồ như vậy, với nhiều quốc gia, với hàng nghìn trang dài và không có ai ở  đất nước của chúng ta có khả năng đọc hay hiểu được“.

Các thành viên Đảng Cộng hòa khác chống lại TPP là cựu thống đốc Arkansas Mike Huckabee, Thượng nghị sĩ Rand Paul, Thống đốc Chris Christie, và Thượng nghị sĩ Rick Santorum.

Ý nghĩa chính trị

So với các vấn đề khác, đường lối chính trị được vẽ ra một cách rất khác xung quanh Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Hillary Clinton, một trong những kiến trúc sư của TPP, đã quay ra phản đối thỏa thuận này, sau khi bà ủng hộ nó trong nhiều năm.

Trước đây, Clinton đã gọi TPP là “tiêu chuẩn vàng” của giao dịch thương mại trong khi đang làm Bộ trưởng Ngoại giao, trước khi thay đổi ý kiến trong quá trình đề cử của Đảng Dân chủ.

Mặc dù vậy, trong tuần qua, đồng minh thân cận của Thống đốc bang Virginia Terry McAuliffe đã phủ nhận chiến dịch của Clinton, tự tin nói rằng bà Clinton sẽ ủng hộ thỏa thuận này nếu bà ấy giành được ghế Tổng thống.

Ông McAuliffe nói: “Tôi lo lắng rằng nếu chúng ta không thực hiện TPP, vào một lúc nào đó Trung Quốc sẽ phá vỡ các luật lệ – Hillary hiểu điều này“, sau đó ông được hỏi rằng bà Clinton sẽ ủng hộ hiệp định này hay không.

Ông nói: “Có chứ. Nghe này, bà ấy từng ủng hộ nó. Có những thứ cụ thể trong đó mà bà ấy muốn sửa đổi”.

Chiến dịch tranh cử của bà Clinton đã nhanh chóng khước từ và tranh luận về ý kiến của ông McAuliffe, nhưng nó làm các nhà hoạt động phản đối hiệp định thêm lo ngại.

Những lời bình luận như của ông McAuliffe cho thấy rằng bà Clinton đang ở vị thế giống như ông Obama năm 2008, “đều không đứng ở vị trí phản đối hay thúc đẩy thỏa thuận thương mại này”.

Sự thay đổi trong quan điểm của bà Clinton, và khả năng đảo ngược nếu bà ấy đắc cử Tổng thống, đã mang lại cho ông Trump cơ hội để tấn công bà về vấn đề này.

Ông Trump đã bình luận rằng bà Clinton là không đáng tin cậy và cuối cùng bà ta sẽ trở lại đàm phán về TPP. Ông cũng đã sử dụng TPP như một ví dụ để nói rằng bà Clinton bị tác động bởi các doanh nghiệp lớn và đứng về phía mở rộng toàn cầu hóa, bán công ăn việc làm trong nước ra nước ngoài, những lập luận tương tự cũng được ứng cử viên Đảng Dân chủ Sanders thực thiện trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ.

TPP liên quan đến một vấn đề nhân khẩu học quan trọng mà cả ông Trump và bà Clinton đang ganh đua để lấy lòng trong chiến dịch bầu cử, tầng lớp công nhân da trắng sống ở Vành đai Gỉ sắt (các ngành công nghiệp sản xuất) của Trung Mỹ.

“Vành đai Gỉ sắt” gồm những bang có số lượng lớn các công việc trong nhà máy như Ohio, Pennsylvania, và Michigan, là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất sau khi hiệp định NAFTA được ký kết và đây là một dẫn chứng để phản đối Hiệp định thương mại như TPP vì chúng sẽ tiếp tục làm suy giảm kinh tế khu vực này.

Bang Ohio và Pennsylvania là các bang có tiềm năng quyết định cuộc bầu cử và chiến thắng trong những cử tri tại nơi đây là rất quan trọng để đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng.

Nhận ra điều này, chuyến đi đầu tiên trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton sau Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ là tới Miền Tây bang Pennsylvania và Ohio.