Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller dường như đang đi đến kết thúc một cách dứt khoát.

Embed from Getty Images

“Người ta đang trông đợi ông Mueller đưa ra những phát hiện về những khía cạnh thực chất cuộc điều tra Nga của ông ta ngay sau các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng Mười Một, khi ông đối diện với áp lực dữ dội phải đưa ra nhiều cáo trạng hơn hoặc chấm dứt cuộc điều tra của ông”, hãng tin Bloomberg đưa tin hôm 17/10, trích lời của hai quan chức Mỹ và nói thêm rằng “Phó Tổng Chưởng lý Rod Rosenstein đã nói rõ rằng ông muốn ông Mueller chấm dứt cuộc điều tra nhanh hết mức có thể”.

Một dấu hiệu rõ ràng hơn về việc bãi bỏ cuộc điều tra, bốn công tố viên của ông Mueller đã rời khỏi văn phòng của công tố viên đặc biệt này trong vài tháng gần đây.

Có nhiều điều tiếng quanh cuộc điều tra của ông Mueller,  nhiều chi tiết còn chưa được biết đến. Nhưng có hai dữ liệu cũng đáng cân nhắc từ cáo buộc 13 công dân và ba công ty Nga ngày 16/2:

“Bắt đầu từ đầu năm 2014, tổ chức bị kiện bắt đầu các hoạt động can thiệp vào hệ thống chính trị Mỹ, trong đó có cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016”.

“Vài bị cáo, làm ra vẻ như những người Mỹ, không chịu tiết lộ mối liên kết với đối tác Nga của họ, đã tiếp xúc với những cá nhân ẩn danh có liên quan tới chiến dịch của ông Trump và với các nhà hoạt động chính trị khác để tìm kiếm việc phối hợp hoạt động chính trị”.

Những cá nhân bị cáo buộc đã bắt đầu các hoạt động của họ vào năm 2014, rất lâu trước khi Tổng thống Donald Trump thông báo tranh cử. Vài cá nhân trong đó đã trao đổi với “những cá nhân ẩn danh có liên quan tới chiến dịch của ông Trump”.

Không có kết luận nào về việc liệu những thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump biết là họ đã từng giao tiếp với những nhân tố Nga. Cáo trạng tháng 2/2018 đã cho thấy sự vô tội của chiến dịch của  ông Trump trong vụ này.

Ông Rosenstein đã tuyên bố trong một cuộc họp báo:

“Trong cáo trạng này không có một chứng cứ nào để vin vào rằng một người Mỹ nào đó đã tham gia một cách có chủ ý vào hoạt động trái luật này. Không có lý lẽ nào trong cáo trạng rằng có sự sắp đặt được điều khiển nhằm sửa đổi kết quả cuộc bầu cử năm 2016”.

Hãy cân nhắc đến ảnh hưởng lời tuyên bố của ông Rosenstein đối với toàn bộ hồ sơ Steele. Việc thiếu vắng sự thông đồng của Mỹ với Nga đang làm suy yếu những cáo buộc trên hồ sơ đó. Hãy lần tiếp theo suy nghĩ đó và cân nhắc ảnh hưởng trên thực tế là hồ sơ Steele là công cụ trong việc FBI xin được trát giám sát theo Đạo luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA) đối với ông Carter Page, cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Nếu những cáo buộc trong hồ sơ Steele – bị tiết lộ do chiến dịch tranh cử của bà Clinton và Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC) trả tiền – được định rõ là có tội, phải có rất nhiều cáo buộc đưa ra trong đơn xin trát giám sát FISA đối với ông Page. Cựu giám đốc FBI Andrew McCabe đã tuyên thệ trước Uỷ ban Tình báo Hạ viện rằng “không có lệnh giám sát nào có tại Toà án Giám sát tình báo nước ngoài mà không có thông tin trong hồ sơ Steele”.

Đó không phải là trường hợp duy nhất toà án đưa ra một phán quyết như vậy.

Vào ngày 13/7, ông Mueller công bố một cáo trạng chống lại 12 quan chức Nga liên quan đến việc xâm nhập mạng trực tuyến, gồm cả vụ cáo buộc xâm nhập vào mạng trực tuyến của Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Một lần nữa, không tìm thấy một âm mưu hay sự thông đồng nào trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, và ông ông Rosenstein một lần nữa đã tuyên bố:

“Trong cáo buộc này, không có một cớ nào có thể vin vào rằng một công dân Mỹ nào đó đã phạm tội. Không có một cớ nào cho rằng có sự thông đồng làm thay đổi cuộc bầu cử hay ảnh hưởng tới bất kỳ kết quả bầu cử nào. Tôi đã thông báo với Tổng thống Trump về những luận điệu này hồi đầu tuần. Tổng thống nhận thức rõ ràng được những hành động của Bộ Tư pháp hôm nay”.

Những người Nga có trong cáo trạng nêu trên, chỉ đại diện cho một bên trong cuộc điều tra của ông Mueller, xem ra có phần điên khùng, vì phần lớn những vụ này sẽ không bao giờ lên tới tòa. Nhưng chúng tuy vậy lại quan trọng ở chỗ họ không tìm thấy bất cứ một chứng cứ nào về sự thông đồng trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 15/7 với bà Maria Bartiromo của Fox News, Chủ tịch Uỷ ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes đã chỉ ra một thực tế đáng ngạc nhiên:  Bản cáo trạng tháng Bảy của ông Mueller có cùng thông tin như trong báo cáo về Nga ngày 22/3 của Uỷ ban Tình báo Hạ viện.

“Chúng tôi biết gần như mọi điều trong bản cáo trạng. Ngày 22/3, chúng tôi đã đưa ra những kết quả điều tra của chúng tôi mà bạn đang có trước mặt ngay ở đây. Tất cả điều bạn phải làm là giở trang 4 và chỉ cần đọc Chương 2, và bạn sẽ có gần như mọi thứ như trong bản cáo trạng đó… Có nhiều điều trong báo cáo này còn hơn những điều trong cáo trạng [của ông Mueller]”.

“Tất cả những điều ông Mueller đã làm là xác nhận tính hợp lệ báo cáo của chúng tôi, buộc tội vài người Nga, và bỏ qua một vài chứng cứ liên quan mà dư luận Mỹ nên thấy… Về cơ bản chúng tôi đã viết cáo trạng đó cho ông Mueller. Những đảng viên Cộng hoà ở Hạ viện, không có sự ủng hộ của các đảng viên Dân chủ, đã viết cáo trạng đó cho công tố viên đặc biệt Mueller với thông tin chúng tôi đã có hơn một năm”.

Những chứng cứ mà ông Nunes lưu ý là bị bỏ qua liên quan đến thực tế rằng bản cáo trạng của ông Mueller lờ đi thực tế đảng Cộng hòa cũng bị người Nga nhắm mục tiêu.

Trong bản cáo trạng thứ ba, đưa ra hôm 19/10, một công dân Nga bị buộc tội cố tình can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Vụ việc đưa ra vài vấn đề bất thường về việc sử dụng mạng xã hội, tuy vậy “không cáo buộc một người Mỹ nào cố tình tham gia vào Hoạt động của Dự án Lakhta”.

Trong khi ông Nunes đã đúng trong lưu ý rằng cáo trạng tháng Bảy của ông Mueller đã bỏ sót mục tiêu của những người phe bảo thủ, tác động lớn hơn của cáo trạng của ông Mueller là xác nhận tính trung thực của bản báo cáo của Hạ viện về  Nga.

Cuộc điều tra của ông Mueller, một cách có chủ ý hay bằng cách nào đó, đã ba lần khẳng định  không có sự cấu kết nào trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, trong khi cũng cung cấp một xác định pháp lý rằng ông Nunes và báo cáo của ông về sự can thiệp của Nga là chính xác.

Một trong những công ty được nêu tên, Concord Management, trong cáo trạng tháng 2/2018, gần đây đang đấu tranh chống lại những lời buộc tội của ông Mueller và tranh luận rằng họ không có tội. Kết quả của nỗ lực này có thể được chứng minh rõ ràng. Trong một động thái về một lệnh bảo vệ ngày 12/6, công tố viên đặc biệt đã viết:

“Phát hiện to lớn liên quan đến vụ việc này… ước tính chính phủ gần đây đã sở hữu tổng số tài liệu về chứng cứ liên quan đến cuộc điều tra áng chừng từ 1,5 đến 2 terabytes dữ liệu”.

“Phát hiện nhạy cảm nhưng không được coi là bí mật, trong vụ này, gồm thông tin miêu tả các bước điều tra chính phủ đang tiến hành nhằm nhận diện các bên nước ngoài chịu trách nhiệm cho việc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ; những kỹ thuật được sử dụng bởi các bên nước ngoài để che dấu nhận diện thực sự của họ khi tiến hành các chiến dịch trên mạng; những quan hệ của các bên đã bị kết tội hay chưa bị kết tội đối với những thực thể và chính phủ nước ngoài khác chưa bị kết tội”.

Dựa trên những chi tiết này, người ta có thể nghĩ rằng bản thân ông Nunes đã muốn đẩy vụ việc này tiến tới phát hiện đầy đủ. Điều quan trọng đáng lưu tâm là thời khắc đặc biệt liên quan:

“Từ khi bắt đầu năm 2014 đến hiện tại, những người bị tố cáo đã rất thấu hiểu và có chủ đích chung sức với nhau (và với những người Bồi thẩm đoàn biết và không biết) để lừa gạt nước Mỹ bằng cách làm giảm sút, gây cản trở và làm tê liệt các chức năng pháp luật của chính phủ”.

Một bản mô tả bao gồm các sự kiện với một khung thời gian tương xứng. Đặc biệt tình tiết là gần như theo phong cách tự nhiên, “với những người mà Bồi thẩm đoàn biết hoặc không biết”.

Giai đoạn khám phá của vụ này, nếu chúng ta thúc đẩy đến điểm đó, có thể chứng minh được nhiều điều thú vị hơn điều chúng ta có thể tưởng tượng.

Tác giả: Jeff Carlson/ The Epoch Times

Dung Lê biên dịch

Xem thêm: