Chính quyền Trung Quốc gần đây đã nhắm mục tiêu vào các ông trùm kinh doanh giàu có, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Trên thực tế, những doanh nhân gây bất lợi cho sự thống trị độc tài trong mắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ý thức được rằng họ đang bị Đảng ruồng bỏ. Ông Thẩm Đống (Desmond Shum, 52 tuổi) vừa xuất bản cuốn hồi ký của mình có tên “Bánh lái đỏ: Câu chuyện đằng sau tài phú, quyền lực, hủ bại và trả thù của Trung Quốc ngày nay” (Red Roulette: An Insider’s Story of Wealth, Power, Corrupt, and Vengeance in Today China). Dựa trên phương châm “Thà lên tiếng rồi chết chứ không sống trong im lặng”, cuốn sách này cho người đọc thấy những rủi ro cao mà các doanh nhân giàu có phải đối mặt khi đọ sức với các gia tộc quyền quý trong Đảng.

p3002371a40205976 ss
Ảnh bìa cuốn sách “Bánh lái đỏ: Câu chuyện đằng sau tài phú, quyền lực, hủ bại và trả thù của Trung Quốc ngày nay” (Ảnh: Qua Ngự Thi).

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Đài Phát thanh Công cộng quốc gia Mỹ (NPR), ông Thẩm Đống tự hỏi, “Ai sở hữu Trung Quốc? Hiện tại, tôi biết đó là ‘gia tộc đỏ’.”, những gia tộc mà ông nói đó là những gia tộc của các nguyên lão cách mạng của ĐCSTQ. Ông Thẩm Đống giải thích, những doanh nhân giàu có ở Trung Quốc giống như những người làm công siêu cấp, chủ nhân của họ là những nhóm người đặc quyền đặc lợi đỏ của Trung Quốc.

Đặc quyền đặc lợi đỏ của Thẩm Đống và Đoàn Vĩ Hồng 

Vợ cũ của ông Thẩm Đống là Đoàn Vĩ Hồng (Whitney Duan / Duan Weihong) nổi tiếng trong giới quyền quý của ĐCSTQ. Bà có mối quan hệ mật thiết với Tôn Chính Tài, người đã bị ‘ngã ngựa’ vào năm 2017. Tôn Chính Tài là thành viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị ĐCSTQ, tháng 7/2017, Tôn Chính Tài bị bắt vì liên quan đến tội danh tham nhũng, hủ bại, trước đó ngoại giới đều phổ biến cho rằng Tôn sẽ là người kế nhiệm ông Lý Khắc Cường. Bài báo của New York Times thừa nhận: “Không rõ về mối quan hệ giữa Đoàn Vĩ Hồng và Tôn Chính Tài. Tuy nhiên, hồ sơ của công ty cho thấy trước Thế vận hội Mùa hè 2008, một công ty do Đoàn Hồng Vĩ và chồng cũ Thẩm Đống điều hành đã có được đất đai gần sân bay Bắc Kinh, nơi đang được tiến hành nhanh chóng mở rộng. Mảnh đất này thuộc huyện Thuận Nghĩa, thành phố Bắc Kinh, nơi Tôn Chính Tài đã nắm quyền điều hành huyện trong thời gian dài (từ năm 1997-2002).”

Điều khiến mọi người cảm thấy kỳ lạ là vào tháng 7/2017, Tôn Chính Tài vừa bị cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và khai trừ đảng để điều tra, ngày 5/9/2017, Đoàn Hồng Vĩ cũng bị chính quyền giam giữ, chính quyền đã không tuyên bố công khai việc này. Lo lắng về hướng phát triển của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, ông Thẩm Đống đã quyết định kết thúc cuộc hôn nhân và rời khỏi Trung Quốc vào năm 2015.

Theo lời kể của một người trong cuộc, vào tháng 10/2006, khi dự án loại B xây dựng trung tâm hậu cần ngoại quan (trung tâm kho vận bảo lưu thuế) được khởi động, Quốc vụ viện đã họp để vận động các tàu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến đó, nhưng không có công ty nào muốn đến. Khi đó giá đất cũng không cao, nên việc phê duyệt một mảnh đất để lập một dự án cũng không cần nhiều vốn. Về sau, khu hậu cần này được thị trường chứng minh là kinh doanh rất thành công và rất nổi tiếng.

Kể từ khi bà Đoàn Vĩ Hồng mất tích, ông Thẩm Đống cũng không trở lại Trung Quốc Đại Lục. Ông nói với Financial Times rằng: “Nếu tôi đặt chân vào Trung Quốc Đại Lục, thì sẽ không còn ra được nữa.” Mấy năm trôi qua, vẫn không có bất cứ thông tin nào về bà Đoàn Vĩ Hồng, nên ông Thẩm Đống (đang sinh sống tại thành phố Oxford, Vương quốc Anh) mới quyết định viết cuốn sách này. Ông đã mất 3 – 4 năm để nhớ lại những năm tháng sống trong ràng buộc nguy hiểm của kinh doanh và chính trị trong thời kỳ trỗi dậy của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Để nắm và kiểm soát toàn diện Trung Quốc, ĐCSTQ thà hy sinh các nhà kinh doanh giàu có

Trong hồi ký của mình, ông Thẩm Đống không chỉ kể về “thời kỳ hoàng kim” của các doanh nhân Trung Quốc bắt đầu vào giữa những năm 1990, mà còn tiết lộ rằng ĐCSTQ trỗi dậy trở lại sau khi tin chắc về lợi thế cạnh tranh quốc tế của mình. ĐCSTQ thà hy sinh các doanh nhân giàu có, những người được gọi là “găng tay trắng“, để củng cố sự cai trị độc tài của mình

Ông Thẩm Đống viết: “Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1978, không phải vì ông ấy tin vào tinh thần của các nhà kinh doanh, mà vì Trung Quốc đã phá sản. ĐCSTQ buộc phải dựa vào chế độ tư hữu và doanh nhân để phát triển kinh tế và cứu nguy cho ĐCSTQ. Cho đến năm 2005 , ĐCSTQ có khả năng khôi phục địa vị thống trị của mình đối với nền kinh tế đất nước, tuy nhiên, bản chất ĐCSTQ chưa bao giờ thay đổi, cải cách mở cửa chỉ là kế tạm thời. Chỉ khi nào đối mặt với nguy cơ, thì ĐCSTQ mới buông lỏng sự kiểm soát đối với Trung Quốc.”

Ông viết: “Kết liên minh với giới kinh doanh chẳng qua chỉ là kế tạm thời của giới quyền quý của ĐCSTQ, mục đích là muốn thực hiện mục tiêu ĐCSTQ kiểm soát toàn diện xã hội Trung Quốc.” Ông nói, “Một khi không còn cần các doanh nhân xây dựng kinh tế, đầu tư nước ngoài hoặc giúp đỡ hạn chế tự do của Hồng Kông nữa, thì các doanh nhân cũng sẽ bị ĐCSTQ coi là kẻ địch.”

Ông Thẩm nhấn mạnh, trong mắt của ĐCSTQ, những doanh nhân giống như tỷ phú Jack Ma, (người sáng lập Alibaba, công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc) “có thể bị hy sinh”, bởi vì tài sản trong tay họ không hoàn toàn thuộc về họ; một bộ phận cổ phần của họ là nắm giữ thay những nhà tư bản đỏ đứng sau.

Ông Thẩm Đống chỉ ra, “Năm 2012 ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, chẳng qua chỉ là tăng nhanh tập trung quyền lực đã xuất hiện từ thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào.” Ông cho rằng tác dụng phụ của việc ông Tập Cận Bình mạnh mẽ chống tham nhũng là củng cố địa vị thống trị của “thái tử đảng” trong nội bộ đảng.

Nhà kinh tế học Tư Lệnh nói rằng “găng tay trắng” phổ biến trong và ngoài Trung Quốc, những người có đặc quyền đặc lợi nhờ vào sự hoạt động của các doanh nhân để biến quyền lực (thông qua tham ô tham nhũng) thành tiền mặt hợp pháp. Nếu các tình tiết quan – thương cấu kết được đề cập trong cuốn sách “Bánh lái đỏ” là đúng, điều đó có nghĩa là ông Tập Cận Bình đã thất bại trong việc giải quyết nạn tham nhũng trong quan trường ĐCSTQ.

Nhìn vào hiện tại, cuốn sách này viết về những vấn đề xảy ra sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền hoặc sau chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Điều này cho thấy việc chống tham nhũng của ĐCSTQ không nhằm mục đích chống tham nhũng, mà chỉ là nhắm một cách có chọn lọc vào thế lực chính trị có quan điểm trái ngược. Vấn đề quan – thương cấu kết tại Trung Quốc trên thực tế vẫn chưa được giải quyết.

Vị này giải thích rằng trong thời kỳ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh, “găng tay trắng” rất có giá trị lợi dụng. Trong quá trình bị lợi dụng, cũng đã làm tăng thêm thực lực và tầm ảnh hưởng của các nhà tư bản này. Nhưng hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, giá trị của “găng tay trắng” đã giảm xuống, lúc này, ĐCSTQ không từ bỏ “găng tay trắng” thì đợi đến lúc nào? Giai đoạn hiện tại của cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các doanh nghiệp tư nhân là nhằm giảm ảnh hưởng của các nhà tư bản “găng tay trắng” trước đây và củng cố danh tiếng của ĐCSTQ trong nhân dân.

Nhà kinh tế học này nói thêm rằng chính sách hiện tại của ĐCSTQ là dần dần cho phép các công ty tư nhân tham gia vào các mối quan hệ hợp tác công – tư để tận dụng sự rộng lớn của chế độ Trung Quốc nhằm chuyển nguồn tiền của “găng tay trắng” vào tay thế lực đỏ một cách hợp pháp. Trên thực tế, quá trình này bắt đầu từ sau thời kỳ ông Chu Dung Cơ, và việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước là một dấu hiệu. Hiện nay, việc ông Tập Cận Bình đẩy mạnh “quốc tiến dân lùi” với sự phô trương rầm rộ thực chất là đi theo đường lối mà ĐCSTQ đã đề ra, tức ĐCSTQ phải luôn nắm quyền, bất cứ ai lên làm người đứng đầu cũng phải làm như vậy.

Qua Ngự Thi, Vision Times

Xem thêm: