Việc Cựu đồng giám đốc điều hành Tưởng Thượng Nghĩa (Chiang Shang-yi) của công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC gia nhập Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải (SMIC) của Trung Quốc đã gây chấn động trong ngành công nghiệp bán dẫn. Gần đây, ông Tưởng tiết lộ việc gia nhập SMIC là “một sai lầm”, và coi đó là một trong những điều ngu ngốc nhất từng làm trong đời.

shutterstock 1773057827
SMIC trước đó đã bị cáo buộc sao chép công nghệ TSMC. (Nguồn: Ascannio/ Shutterstock)

Gia nhập SMIC là quyết định ngu ngốc nhất trong cuộc đời

Theo thông tin công khai, ông Tưởng Thượng Nghĩa là một doanh nhân Đài Loan, cựu phó chủ tịch SMIC, đồng điều hành TSMC, và giám đốc điều hành của Wuhan Hongxin Semiconductor (HSMC) của Trung Quốc. Sau khi nghỉ hưu từ TSMC lần thứ hai vào năm 2013, ông Tưởng Thượng Nghĩa gia nhập SMIC vào năm 2016, và gia nhập HSMC với tư cách là Giám đốc điều hành vào năm 2019, và trở lại SMIC với tư cách là phó chủ tịch vào ngày 15/12/2020, dẫn đến giám đốc điều hành Lương Mạnh Tùng (Liang Mengsong) từ chức. Vào tháng 11/2021, ông Tưởng từ chức phó chủ tịch, giám đốc điều hành và thành viên ủy ban chiến lược của hội đồng quản trị SMIC.

Bởi vì ông Tưởng Thượng Nghĩa là người đi đầu trong nghiên cứu và phát triển (R&D) của TSMC trong quá khứ, và SMIC là một nhà máy bán dẫn trọng điểm được Chính phủ ĐCSTQ nâng đỡ, và nó cũng là đối thủ cạnh tranh của TSMC, do đó việc ông Tưởng Thượng Nghĩa gia nhập SMIC vào thời điểm đó cũng đã thu hút sự chú ý lớn từ mọi tầng lớp. Sau khi ông tuyên bố từ chức tại SMIC, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng SMIC có nhiệm vụ phức tạp, rất khó khăn để tầng quản trị quyết sách của công ty đạt được nhận thức chung, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thay đổi nhân sự thường xuyên trong hội đồng quản trị. Điều này cũng khiến ông Tưởng Thượng Nghĩa và SMIC một lần nữa trở thành tâm điểm.

Vào tháng Ba năm nay, khi trả lời phỏng vấn của “Bảo tàng Lịch sử Máy tính” của Mỹ, ông Tưởng Thượng Nghĩa đã mô tả quá trình trưởng thành của mình, bao gồm lịch sử phát triển khi gia nhập TSMC, nguồn gốc của việc tham gia SMIC, v.v … Ghi chép về cuộc nói chuyện phỏng vấn gần đây đã được tải lên trang web.

Theo ông, 3 ngày sau khi ông gia nhập SMIC, Mỹ đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, và Trung Quốc không thể mua bất kỳ thiết bị nào có thể thực hiện quy trình sản xuất tiên tiến, “cụ thể là không thể làm được chip 7 nanomet (nm)”. Ngoài ra, ông là công dân Mỹ, còn SMIC mang màu sắc chính quyền ĐCSTQ, ông vừa là công dân Mỹ vừa là người Đài Loan nên không được Trung Quốc tin tưởng, ông cảm thấy rất khó chịu nên chỉ nhậm chức Phó chủ tịch SMIC một năm và sau đó từ chức, trở về Mỹ sống cuộc sống nghỉ hưu.

Ông cũng nói rằng khi nhìn lại quá khứ, việc ông gia nhập SMIC là “một sai lầm” và coi đó là một trong những điều ngu ngốc nhất mà ông đã làm trong đời.

SMIC bị cáo buộc sao chép công nghệ TSMC

SMIC được chính quyền ĐCSTQ quảng bá là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở chính tại Thượng Hải, Trung Quốc. Theo dữ liệu chính thức, SMIC cung cấp dịch vụ kỹ thuật và xưởng đúc wafer từ 0,35 micron đến 14 nanomet cho khách hàng toàn cầu, và 7 nanomet đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt cho khách hàng mạo hiểm.

Tuy nhiên, theo công ty quan sát sản xuất TechInsights vào tháng Bảy, mặc dù xưởng đúc wafer lớn nhất Trung Quốc của SMIC chưa tiết lộ tiến độ của quy trình tiên tiến 7 nanomet, nhưng nó đã được chuyển đến công ty khai thác Bitcoin MinerVa từ tháng 7/2021. Và sau khi tháo dỡ chip, người ta thấy rằng hình ảnh ban đầu cho thấy nó gần như sao chép công nghệ xử lý 7 nanomet của TSMC.

TSMC đã kiện SMIC vì sao chép công nghệ quy trình của mình vào năm 2002 và 2006. TechInsights cũng chỉ ra rằng nghi ngờ SMIC sao chép quy trình 7 nanomet của TSMC có thể dẫn đến kiện tụng tiếp tục giữa hai công ty.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Mỹ đã cáo buộc SMIC phục vụ cho quân đội Trung Quốc. Vào tháng 9/2020, SMIC được đưa vào danh sách các thực thể kiểm soát xuất khẩu, và vào tháng Mười Hai cùng năm, nó được đưa vào danh sách đen “các doanh nghiệp quân đội Trung Quốc” và cấm người Mỹ đầu tư. Đồng thời, dưới áp lực của Chính phủ Mỹ và Hà Lan, SMIC đã không thể có được các máy cực tím (EUV) của ASML, thiết bị cần thiết để sản xuất các chip tiên tiến nhất. ASML ở Hà Lan hiện là nhà sản xuất máy in thạch bản cực tím (EUV) duy nhất trên thế giới, đây là thiết bị cần thiết để sản xuất chip cao cấp.

Về việc phát triển công nghệ chip của SMIC, một số người trong ngành đã phân tích rằng SMIC hiện không có thiết bị in thạch bản cực tím (EUV), mặc dù SMIC có thể tạo ra chip 7 nanomet nhưng quy trình xử lý phức tạp và năng suất khó có thể so sánh với TSMC. Những người trong ngành cũng đánh giá rằng SMIC là nhà sản xuất OEM của chip khai thác, đầu tiên đúc chip trên quy trình 7 nanomet của TSMC, sau đó chuyển giao nó cho SMIC để thiết kế ngược.

Ông Ray Yang, giám đốc nghiên cứu của ITRI Đài Loan, cũng chỉ ra rằng nếu SMIC thực sự muốn cố tình sao chép, điều đó có thể được thực hiện chỉ với thiết bị DUV. Ông nhấn mạnh rằng không chỉ TSMC sẽ chống lại hành vi sao chép mà ông tin rằng động thái của SMIC cũng sẽ làm kinh động Mỹ, khiến Mỹ tăng cường nỗ lực cấm xuất khẩu thiết bị quan trọng sang Trung Quốc Đại Lục, phán đoán có khả năng ngay cả DUV cũng cấm bán cho Đại Lục, phạm vi ảnh hưởng rất rộng.

Chính quyền kín tiếng, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc có nhiều vấn đề

Ngoại giới nhận thấy rằng bước tiến nhảy vọt của SMIC trong việc “nhảy gấp đôi” quy trình sản xuất (bỏ qua quy trình 14 nanomet) là rất thấp, không chỉ trên trang web chính thức, cũng như trong bất kỳ tài liệu chính thức nào, cũng như không đề cập đến 7nm, ngay cả doanh nghiệp nước ngoài nhiều lần truy vấn nhưng SMIC cũng đều nói rất dè dặt.

Phóng viên của Epoch Times đã tìm kiếm từ khóa “SMIC” (bằng tiếng Trung) trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc như CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, v.v, nhưng không có báo cáo nào liên quan. Điều này cho thấy chính quyền cũng rất kín tiếng về vấn đề SMIC và TSMC.

Trên thực tế, ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc luôn gây tranh cãi.

Caixin.com từng đưa tin rằng khi Hội nghị Bán dẫn Thế giới được tổ chức tại Nam Kinh vào cuối tháng 8/2020, ông Ngụy Thiếu Quân (Wei Shaojun), một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa và là Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc, đã chỉ ra rằng, sự ổn định lâu dài, đầu tư liên tục và cường độ cao của các quỹ nghiên cứu và phát triển mạch tích hợp của Trung Quốc là chìa khóa cho con đường cơ bản dẫn đến thành công của sự phát triển mạch tích hợp của Trung Quốc. Nhưng thực tế là tốc độ hai bánh xe “tài chính” và “công nghệ” trong ngành vi mạch tích hợp của Trung Quốc đang không đồng bộ, bất lợi cho sự phát triển.

Ông Mạnh Vĩ (Meng Wei), phát ngôn viên của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, từng nói rằng ông nhận thấy rằng một số công ty “3 không“: không có kinh nghiệm, không có công nghệ và không có nhân tài đã tham gia vào ngành vi mạch tích hợp. Một số nơi vẫn đang thúc đẩy kế hoạch một cách mù quáng, xây dựng lặp lại, thậm chí có dự án cá biệt có tình trạng nhà xưởng đình trệ, bỏ trống, gây lãng phí tài nguyên. Ông Mạnh Vĩ cũng đề xuất rằng trước sự hỗn loạn hiện nay trong ngành, theo nguyên tắc “ai hỗ trợ, người đó chịu trách nhiệm”, những ai gây ra thiệt hại lớn hoặc gây ra rủi ro lớn sẽ được thông báo và bị truy trách nhiệm.