Theo nhận định của ông Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm Tình báo Liên hợp của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, các cuộc diễn tập quân sự xung quanh Đài Loan gần đây của chính quyền Trung Quốc cho thấy họ đang chuẩn bị “rất nghiêm túc” cho mục tiêu chiếm lấy đảo quốc này. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, Bắc Kinh cần phải chiếm thế thượng phong ở cả trên không và trên biển thì mới có thể khởi động chiến tranh toàn diện xâm lược Đài Loan.

shutterstock 1983547985
Chế độ Trung Quốc đe dọa đưa Đài Loan vào quyền kiểm soát của họ (Ảnh minh họa: Shutterstocks)

Trong cuộc tập trận hồi tháng Tám vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã dùng phà dân sự để di chuyển tàu chiến tiến hành tấn công giả lập chiếm lấy Đài Loan. Theo những hình ảnh ghi lại ngày 31/8 từ vệ tinh và do USNI cung cấp, Hải quân Trung Quốc đưa những tàu đổ bộ lên một eo biển gần Đài Loan.

Phà chính, tên mã là Bo Hai Heng Tong, là một tàu chở hàng đa năng 15.000 tấn, tải trọng gần 3 lần tàu chiến đổ bộ San Antonio-class của Hoa Kỳ (LDP-17).  Sàn đỗ của tàu dài 1,6 dặm, rộng 3 mét trải trên 3 boong tàu.

Việc phối hợp tàu chiến đổ bộ và phà dân sự cũng không phải biện pháp mới của Hải quân Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiều năm qua, các phương tiện giao thông dân sự vẫn được dùng để vận chuyển cung ứng quân sự, trong đó một số còn mang pháo trên boong chuyên để bắn vào bờ. Việc vận chuyển tàu tấn công theo phương thức như thế này là cách làm mới phát triển thời gian qua.

Ông Schuster nhận xét với Epoch Times hôm 30/9: “Những việc đó cho thấy họ sẽ thực hành theo lối này. Lần đầu tôi thấy là vậy là 2 năm trước. Lúc đó quy mô nhỏ lắm. Thực hành mới đây đã lớn hơn chút, và tôi nghĩ rằng lần sau sẽ là quy mô lớn hơn nữa.”

Vị cựu sỹ quan hải quân còn cho hay, cuộc tập trận này chỉ ra rằng ĐCSTQ có thể đổ bộ quân lực với lượng lớn hơn và trong thời gian nhanh hơn trên bãi biển rộng lớn.

“Quân lực [Trung Quốc] có thể gia tăng đáng kể. Chỉ là họ cần tập trận thật nhiều hơn nữa,” ông nhấn mạnh. “Họ đang chuẩn bị rất nghiêm túc việc xâm lược Đài Loan.”

Ông lập luận, muốn tàu đổ bộ thành công lượng lớn, thì ĐCSTQ phải chiếm thượng phong không phận và hải phận.

“[Quân lực Trung Quốc] là phải đi qua eo biển Đài Loan rồi mới tới đổ bộ ở bãi biển được. Để làm vậy, họ phải chiếm được thượng phong, mạnh hơn Đài Loan, ở trên không và ở eo biển,” ông nói thêm. “Ngoài ra, họ phải đảm bảo tàu ngầm đối phương không đụng tới việc đổ bộ. Như vậy, khả năng đổ bộ quân lực là phản ánh giai đoạn cuối việc tấn công Đài Loan. Còn giai đoạn trước mắt là giành quyền khống chế không phận và hải phận eo biển Đài Loan.”

Ông Schuster lưu ý, giới chức Trung Quốc kỳ vọng có thể ép Đài Loan phải chấp nhận “tái hợp” mà không cần phải đưa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành xâm lược quân sự.

“Tôi tin rằng PLA đang kỳ vọng không kích và nã tên lửa sẽ đánh sập ý chí của giới chính trị Đài Loan,” ông tiếp tục. “Điều đó chưa từng xảy ra trong lịch sử. Nhìn lại trận chiến Anh quốc năm đó, Đức đã từng kỳ vọng điều tương tự.”

Sự chuẩn bị của Đài Loan là rất trọng yếu

Bà Avril Haines, tổng giám đốc Tình báo Quốc gia đã phát biểu trước Quốc hội vào tháng Năm vừa qua rằng, quy cơ Đài Loan bị “tái hợp” vào Trung Quốc Đại Lục từ nay đến 2030 là rất “nghiêm trọng”.

Trước đó, đầu tháng 5/2018, ông James Fanell, một cựu sỹ quan Hải quân và cũng là quan chức tình báo, cũng bày tỏ quan ngại trước Quốc hội về việc ĐCSTQ có thể khởi phát xâm lược Đài Loan muộn nhất là 2030.

Nhưng ông Schuster tin rằng nếu Đài Loan chủ động gia tăng quân sự, duy trì sẵn sàng ứng phó cũng như sức mạnh quân lực, kèm theo Hoa Kỳ giữ vững lập trường đứng sau ủng hộ Đài Loan, thì Bắc Kinh có thể sẽ không dám hành động. Là vì “họ kỳ vọng chiến tranh nhanh chóng và chiến thắng dễ dàng, chứ không phải [chiến tranh] bên ngoài kéo dài.”

Ông cũng lưu ý, chỉ có vài bãi biến có thể tiến hành đổ bộ ở Đài Loan. “Tất cả vẫn xem người Đài Loan sẵn sàng đến đâu về tranh giành ở không phận và hải phận. Nếu câu trả lời là Có, thì sẽ tiến hành xâm chiếm. Nếu câu trả lời là Không, thì quyết định ở chiến trận bãi biển; mà đã là chiến đấu ở bãi biển, thì ấy là dựa trên năng lực và ý chí chiến đấu.”

“Trung Quốc phải vượt qua được trận mìn cả trên nước và trên bãi biển, còn người Đài Loan sẽ tập trung vào phòng thủ.” Ông cho rằng,  ĐCSTQ sẽ không thể thành công cho đến 2030.

“Nhưng nếu Đài Loan không tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ, thì nó sẽ gia tăng khả năng. Phải biết rằng đổ bộ ào ạt là cần phải có thực lực áp đảo… nếu ý chí của các bạn yếu dần đi thì điều ấy sẽ không chỉ là khả năng, mà nó sẽ thành công.”

Hoa Kỳ liệu có bảo vệ Đài Loan?

Ông Schuster kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan trong tình huống ĐCSTQ mở cuộc tấn công.

“Nếu chúng ta không Đài Loan tự vệ, thì là chúng ta bỏ rơi một quốc gia dân chủ, vậy sẽ mất uy tín,” ông nhận định.

“Hơn nữa, chúng ta vẫn đang bảo vệ Đài Loan, đang cam kết tiếp tục bảo vệ Đài Loan 50 năm nữa. Nếu chúng ta không thành công giữ cam kết của mình, thì sẽ ảnh hưởng uy tín của chúng ta ở Châu Á.”

“Nếu Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, và Trung Quốc thêm bàn đạp vào trung tâm Thái Bình Dương, thế thì nó có thể chia cắt đường biển cung ứng tới Nhật Bản, và Philippines, tạo thành thế bá chủ Đông Á và Thái Bình Dương,” ông giải thích.

“Cho nên, từ góc độ chiến lược, chúng ta cần bảo vệ Đài Loan. Từ góc độ chính trị khu vực cũng như góc độ uy tín, thì chúng ta cũng cần bảo vệ Đài Loan.”

Trong chuyến công du Đài Loan hôm 3/8 vừa qua, Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã tuyên bố Hoa Kỳ “sẽ không bỏ rơi” Đài Loan.

“Ngày nay thế giới đang đối mặt với sự lựa chọn giữa thể chế dân chủ và thể chế chuyên chính,” bà khẳng định. “Hoa Kỳ kiên quyết bảo vệ dân chủ ở Đài Loan nơi đây và trên toàn thế giới sẽ vững vàng như thành đồng vách sắt.”

Hồi tháng 9, tổng thống Joe Biden đã nói trong cuộc phỏng vấn với CBS rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu “có sự tấn công bất ngờ” từ ĐCSTQ.

‘Mơ hồ chiến lược’

Tuyên bố trên của ông Biden dường như đã thay đổi sự ‘mơ hồ chiến lược’ trong chính sách vốn có của Hoa Kỳ trong vài thập kỷ qua. Theo chính sách đó, lãnh đạo cấp cao của Hoa sẽ không khẳng định hay phủ định việc Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan hay không về phương diện quân sự, trong bối cảnh nỗ lực duy trì trạng thái hiện có: ngăn cản Trung Quốc lấn tới và không khuyến khích Đài Loan tìm cách độc lập.

Ông Schuster nhìn nhận, mối đe dọa từ quân lực trong tay ĐCSTQ đã buộc Hoa Kỳ phải từ bỏ chủ trương ‘mơ hồ chiến lược’ này.

“Ông Tập Cận Bình đặt vũ khí tầm xa quanh Đài Loan, tạo ra các đe dọa quân sự quanh Đài Loan, và đang tiếp tục làm thế,” ông nêu rõ. “Vậy thì ông Biden phải để ông Tập Cận Bình hiểu rằng hành vi đó là không chấp nhận được.”

“Hoa Kỳ sẽ có phản ứng nếu ở đó xảy ra dụng độ, tức là việc kết thúc [chủ trương] mập mờ về chiến lược ấy không phải do chúng ta định gây hấn với Trung Quốc, mà là hành vi của ông Tập buộc chúng ta không thể đứng ở giữa được nữa,” ông kết luận.

Thiên Đức (Theo The Epoch Times)