Trong tình cảnh quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc  (ĐCSTQ) tăng cường tạo thế răn đe vũ trang, mới đây Bộ Quốc phòng Đài Loan đã công chiếu lại bộ phim nhân kỷ niệm 62 năm trận chiến pháo 23/8, qua đó nhấn mạnh ý chí quyết tâm chống lại đến cùng.

Screen Shot 2020 08 24 at 6.42.33 PM e1598269523788
(Ảnh: Chụp màn hình video)

Viếng các binh sĩ hy sinh trong “Trận chiến pháo binh 23/8”

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, ngày 23/8, phái đoàn Chính phủ Đài Loan do bà Tổng thống Thái Anh Văn đứng đầu đã đến Nghĩa trang núi Thái Vũ ở Kim Môn để tham gia hoạt động tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh.

Điều đáng chú ý là Brent Christensen – Giám đốc Văn phòng Đài Bắc của Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) cũng lần đầu tiên đến tham dự sự kiện, động thái này được cho là có ý nghĩa rất lớn vào thời điểm mà Đài Loan đang bị nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc răn đe thống nhất.

Bộ Tư lệnh Phòng thủ Kim Môn cho biết, vào tối ngày 23/8/1958, quân đội Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành một cuộc pháo kích dữ dội vào Kim Môn – Đài Loan, mở màn “Trận chiến pháo ngày 23/8” gây chấn động quốc tế, ý đồ phá tan tuyến phòng thủ Kim Môn bằng hỏa lực vượt trội. Nhưng với ý chí quyết tâm của quân dân trên toàn đảo Đài Loan khiến giấc mơ “giải phóng Đài Loan” của Cộng sản Trung Quốc đã hoàn toàn tan vỡ, không chỉ tạo nên một trang huy hoàng trong lịch sử chiến tranh quân sự Đài Loan mà còn đặt nền móng cho sự ổn định và thịnh vượng của đất nước cũng như sự phát triển hòa bình lâu dài của eo biển Đài Loan.

 

Quyết tâm bảo vệ tự do, dân chủ

Bộ Quốc phòng nêu rõ quân đội quốc gia có sứ mệnh lịch sử trao lại là bảo vệ Đài Loan, những người lính năm xưa đã dùng mạng sống của mình để bảo vệ đất nước trước hiểm họa chiến tranh và ngày nay mọi người dân nên trân trọng thành quả hòa bình giành được bằng xương máu này.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, lịch sử đã chứng minh không thể ỷ lại vào thiện chí của kẻ thù để có được hòa bình, phải dựa vào thực lực của chính mình. Từ đầu năm đến nay, Bắc Kinh liên tục tập trận trên vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan, thậm chí máy bay quân sự Cộng sản Trung Quốc còn khiêu khích ác ý và băng qua đường trung tuyến của eo biển, khiến người dân Đài Loan căm giận. Gần đây, quân đội ĐCSTQ lại không ngừng tập trận vùng eo biển tạo thế răn đe nghiêm trọng đến an ninh khu vực cũng như trạng thái ổn định của eo biển Đài Loan. Để đối phó với mối đe dọa quân sự từ Bắc Kinh, quân đội Đài Loan đã tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và chuẩn bị dựa trên nguyên tắc “không khiêu khích, không yếu thế”…

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết thêm rằng trong những năm gần đây, tất cả mọi người đều thấy rõ những nỗ lực của quân đội quốc gia trong việc xây dựng vũ khí và chuẩn bị cho chiến tranh và cứu trợ thiên tai. Đặc biệt từ các cuộc tập trận thực tế trước đây và các cuộc tập trận Hanguang, toàn quân đã được huấn luyện theo tiêu chuẩn cao “nghiêm minh, trung thực”, chứng minh quân đội quốc gia có thể chiến đấu, dám chiến đấu và giỏi chiến đấu, và luôn sẵn sàng bảo vệ Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh rằng quân đội là lực lượng thép “ứng cứu thiên tai trong thời bình và chiến đấu trong chiến tranh.” Điều quan trọng của nêu cao tinh thần chiến đấu là quyết tâm bảo vệ tự do, dân chủ.

 

Cân nhắc các hoạt động liên quan vũ khí quốc phòng

Theo UP Media Đài Loan, sau khi Mỹ nhượng bán vũ khí cho Đài Loan, ngoài 66 chiếc F-16V được mua bằng ngân sách đặc biệt, còn có 11 bộ tên lửa phóng đa năng HIMARS và 100 pháo tự hành M109A6 “Paladin” được Đài Loan đưa vào chuẩn bị ngân sách mua sắm trong năm nay. Trong ngân sách năm tới, Đài Loan mua sắm vũ khí Mỹ bao gồm: Hệ thống tên lửa Harpoon gắn trên bờ, và 4 máy bay không người lái cỡ lớn “vệ sĩ trên biển” MQ-9B.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của ngân sách quá lớn, Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng đã dựa trên nhu cầu tác chiến để ưu tiên xem xét hệ thống vũ khí tự chế tạo của Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chung-Shan. Sau khi xem xét, chỉ quyết định đưa vào ngân sách quốc phòng năm tới để sản xuất hàng loạt đối với tên lửa Yunfeng và tên lửa hành trình mặt đất Hsiung Feng IIE.

Được biết, lý do là vì năm 2021 sẽ tiếp tục phát triển các công nghệ quan trọng của tên lửa Yunfeng và tiến tới việc tích hợp các hệ thống khác nhau, bao gồm cải tiến hiệu suất của các phương tiện phóng di động cùng hệ thống dẫn đường và điều khiển. Ngoài ra, từ năm 2008, Hsiung Feng IIE đã được sản xuất hàng loạt và hoạt động sắp được đóng lại trong năm nay.

Do loại tên lửa Wanjian được tính toán phù hợp với yêu cầu sẵn sàng chiến đấu nên được sản xuất hàng loạt hơn 150 chiếc, tuy nhiên ngân sách eo hẹp nên phải dời lại đến năm 2022. Để tăng cường độ chính xác, dự kiến trong năm nay sẽ kiểm định khả năng chiến đấu của loại tên lửa này. Tên lửa tầm trung đối không Sky Sword II đã hoàn thành đánh giá hoạt động, trước tiên là thông qua tái cấu trúc để tăng khả năng tải của máy bay chiến đấu IDF, và việc sản xuất hàng loạt tên lửa Sky Sword II mới sẽ được thực hiện sau khi có ngân sách.

Y Bình

Xem thêm: