Hôm thứ Tư (8/3), Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản cho biết, do hành vi hung hăng của Bắc Kinh đối với nhiều nước láng giềng, Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) không nên ngạc nhiên trước mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và các đồng minh châu Á.

shutterstock 1390547912
Ông Rahm Emanuel, Đại sứ mới được bổ nhiệm của Hoa Kỳ tại Nhật Bản (Ảnh: White Cat Photo / Shutterstock)

CNN đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn tại dinh thự của ông ở Tokyo, Đại sứ Rahm Emanuel đã phát biểu rằng: “Hãy nhìn vào Ấn Độ, Philippines, Úc, Hoa Kỳ, Canada hay Nhật Bản. Trong 3 tháng qua, họ (ĐCSTQ) đã đối đầu quân sự hoặc đối đầu với mọi quốc gia dưới một hình thức nào đó. Sau đó họ lại bị sốc khi các quốc gia đang thực hiện các biện pháp ngăn chặn của riêng mình để bảo vệ bản thân. Họ nghĩ điều gì sẽ xảy ra?”

Ông Emanuel đã trích dẫn một loạt những hành vi ông mô tả là các hành động quân sự hung hăng của Trung Quốc, như các cuộc “tấn công” Ấn Độ dọc theo biên giới Himalaya chung của họ.

Các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc nhắm vào tàu Philippines bằng tia laser ở Biển Đông, bắn tên lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, phóng đạn đạo và quấy rối máy bay của Hoa Kỳ, Canada và Úc bằng các tàu và máy bay quân sự của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã bác bỏ các hành động gây hấn trong tất cả các trường hợp này, và cáo buộc Washington là kẻ chủ mưu chính gây căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Hôm thứ Ba (7/3), tân Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương (Qin Gang), cảnh báo rằng nếu Washington không thay đổi hướng đi, “xung đột và đối đầu” với Hoa Kỳ sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Hôm thứ Tư (8/3), Đại sứ Emanuel phản bác rằng việc Mỹ và các đối tác tập kết và tập trận quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không phải là hành động ngăn chặn như Bắc Kinh đã cáo buộc, mà là hành động trấn áp sự xâm lược (có khả năng nguy hiểm hơn) của Trung Quốc.

“Họ (Hoa Kỳ và các đồng minh) cùng nhận ra rằng (sự xâm lược của ĐCSTQ) không thể tiếp diễn như hiện tại. Vì vậy mỗi quốc gia và cả trong liên minh đều đang tiến hành những biện pháp khác nhau, vì lợi ích của chính mình mà xây dựng một liên minh có khả năng răn đe toàn diện. Đây chính là những gì đang xảy ra,” ông Emanuel nói.

Ông ca ngợi Nhật Bản đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng, và phát huy vai trò lãnh đạo trong khu vực. Đồng thời ông cũng viện dẫn các kế hoạch của Nhật Bản về việc tiến hành các cuộc tuần tra chung với Philippines ở Biển Đông, và đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc trong tuần này, nhằm giải quyết ân oán giữa hai nước bắt nguồn từ cuộc chiến tranh giành quyền thống trị của Nhật Bản ở Triều Tiên trước Thế chiến II.

“Sức hút của tự do”

Đại sứ Hoa Kỳ cũng so sánh các quốc gia đã hợp tác với Nhật Bản, như Hàn Quốc, Philippines, Úc, Ấn Độ, thậm chí cả Anh với các quốc gia đã hợp tác với Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm Nga, Bắc Triều Tiên và Iran.

“Ở Mỹ có câu nói rằng nhìn bạn bè của bạn sẽ biết cách đối nhân xử thế của bạn” ông Emanuel nói.

Ông nói, trong 18 tháng qua, chính quyền Biden luôn giữ mối quan hệ đối tác tốt đẹp, cũng như chỉ ra thành tích gắn kết các đồng minh và đối tác lại với nhau.

Ông Emanuel đã trích dẫn các thỏa thuận đa phương, như Đối thoại An ninh 4 bên (một liên minh không chính thức giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ), và thỏa thuận về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân AUKUS giữa Hoa Kỳ, Úc và Anh, cùng các thỏa thuận kinh tế, ngoại giao và biện pháp ​​quân sự khác.

“Tôi nghĩ điều này mang lại niềm tin cho các đồng minh của chúng ta, chẳng hạn như Nhật Bản, tăng ngân sách quốc phòng và tích cực hơn trong lĩnh vực ngoại giao và đấu trường”, ông nói.

Đồng thời ông Emanuel cũng ca ngợi Tokyo vì đã giành được sự ủng hộ của 8 quốc gia châu Á trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng biểu quyết lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga trong cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 3/3.

Ông cho biết các quốc gia trên thế giới sẽ phản ứng với Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Hoa Kỳ, vì một lý do đơn giản mà Trung Quốc không hiểu: “sức hút của tự do”.

“Một hệ thống dựa trên các quy tắc, tôn trọng cá nhân trong khi cố gắng bảo vệ tự do có sức hấp dẫn riêng. Tôi không biết phải diễn tả như thế nào nữa, một sức hút đầy mê hoặc.”