Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tái bùng phát nghiêm trọng tại Trung Quốc, ngày 22/12 có tin Đại sứ Quần đảo Solomon tại Trung Quốc đã qua đời vì bệnh tim tại Bắc Kinh. Đây là đại sứ nước ngoài thứ 5 qua đời tại Trung Quốc trong 2 năm qua.

p3263961a882217636 ss
Đại sứ John Moffat Fugui của Quần đảo Solomon trú tại Trung Quốc (Nguồn: Trang web Chính phủ Quần đảo Solomon).

Theo Đài VOA (Mỹ), Đại sứ Quần đảo Solomon tại Trung Quốc John Moffat Fugui (61 tuổi) đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 22/12, Bộ Ngoại giao Solomon đang liên hệ với nhà chức trách Trung Quốc để đưa thi thể của ông về nước.

Trường hợp Đại sứ Quần đảo Solomon được biết đến là Đại sứ thứ 5 qua đời tại Trung Quốc trong vòng 2 năm qua:

  • Đại sứ Ukraine tại Trung Quốc nhậm chức vào tháng 12/2019 qua đời vào tháng 2/2021 vì “đau tim”;
  • Đại sứ Đức tại Trung Quốc qua đời vào tháng 9/2021 chỉ 2 tuần sau khi nhậm chức, nhà chức trách không tiết lộ nguyên nhân cái chết;
  • Đại sứ Philippines tại Trung Quốc qua đời vào tháng 4/2022 trong thời gian cách ly;
  • Đại sứ Myanmar tại Trung Quốc cũng qua đời vì nghi ngờ “đau tim” vào tháng 8/2022.

Vào năm 2019, Quần đảo Solomon từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, ông John Moffat Fugui là Đại sứ đầu tiên tại Trung Quốc của họ.

Nhưng Solomon đã chuyển biến theo xu hướng chung

Tháng 9 năm nay, Quần đảo Solomon và 13 quốc đảo khác ở Thái Bình Dương đã ký một thỏa thuận đối tác rộng rãi do Mỹ dẫn đầu, cho thấy quan hệ với Mỹ đã được cải thiện, trong bối cảnh nhiều nước như Philippines, Úc, Vương quốc Anh và Ý cũng đã có thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, dường như đã hình thành xu hướng “chống Trung Quốc” (chống Đảng Cộng sản Trung Quốc) với vai trò quyết định là Mỹ.

Theo một bản phụ của thỏa thuận được Nhà Trắng công bố, Mỹ sẽ mở Đại sứ quán ở Quần đảo Solomon, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng sẽ cung cấp đào tạo thực thi pháp luật ở quốc gia Thái Bình Dương này.

Theo tờ Nikkei (Nhật Bản), một nguồn tin từ một quốc đảo Thái Bình Dương quen thuộc với tình hình cho biết sau cuộc họp rằng quyết định ký tuyên bố của Quần đảo Solomon là một cách tiếp cận ngoại giao khéo léo.

Tháng 4 năm nay, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quần đảo Solomon đạt được thỏa thuận an ninh khiến các nước phương Tây cảnh giác, theo đó Mỹ và Úc đã tăng cường triển khai lực lượng tại khu vực Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo mở lại Đại sứ quán tại quần đảo Solomon đồng thời cung cấp kế hoạch viện trợ hơn 800 triệu USD đến các quốc đảo Thái Bình Dương.

Giới chuyên gia bình luận có nhận định ảnh hưởng của Mỹ đối với Solomon và toàn bộ đảo quốc Nam Thái Bình Dương có thể nói là rất lớn. Ngày nay Solomon buộc phải thay đổi thái độ, phần lớn là do Mỹ đã tăng cường viện trợ cho các quốc đảo Thái Bình Dương và đưa ra phiên bản “Kế hoạch Marshall” (ám chỉ dự án viện trợ không hoàn lại) của Nam Thái Bình Dương.

Theo cách này, so sánh cho thấy sự xâm nhập của Bắc Kinh vào các quốc đảo Nam Thái Bình Dương và Solomon tỏ ra yếu thế và sự thay đổi thái độ của Solomon cũng có thể nhìn từ góc độ lợi ích.

Theo Tập đoàn Truyền thông Úc ABC, thỏa thuận được Mỹ ký với các quốc gia như Quần đảo Solomon có dạng thức tương tự như thỏa thuận mà Bắc Kinh đã cố gắng đạt được với các quốc gia Thái Bình Dương vào tháng Năm nhưng cuối cùng các nhà lãnh đạo khu vực đã từ chối thỏa thuận của Bắc Kinh.