Hôm thứ Tư (6/12), Tổng thống Mỹ Donald tuyên bố chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đồng thời dự định cho Đại sứ quán Mỹ tại Israel chuyển từ Tel Aviv tới Jerusalem. Quyết định này có ý nghĩa biểu tượng quan trọng đối với chính quyền Mỹ, Israel và tiến trình hòa bình Trung Đông.

trump jerusalem 1
Hôm thứ Tư (6/12), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel (Getty Images)

Tuy nhiên, trong một thành phố có khá nhiều tranh chấp về quyền sử dụng đất, việc Mỹ di chuyển Đại sứ quán sang Jerusalem cũng phải đối mặt với câu hỏi đầu tiên: Đại sứ quán mới sẽ được đặt ở đâu? Donald Trump trở thành một nhà lãnh đạo thế giới từ vai trò của một ông trùm trong lĩnh vực bất động sản, vì thế ông có lẽ sớm nhận ra tìm được một vị trí cho đại sứ quán mới là không đơn giản, nhất là tại khu vực căng thẳng an ninh và trong tranh chấp dai dẳng này.

Tại sao ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel?

Mặc dù Nhà Trắng đã đề nghị thời gian để di chuyển khả thi nhất là trong vòng 3 – 4 năm, nhưng một số chuyên gia cho rằng khoảng thời gian này vẫn không đủ để thực hiện.

Washington Post đưa tin, ông Daniel Shapiro, người từng là Đại sứ Mỹ tại Israel thời Tổng thống Barack Obama nhận định: “Kế hoạch này khả quan”, nhưng cần nhiều thời gian.

Hiện nay Shapiro là thành viên cao cấp tại Viện An ninh Quốc gia ở Tel Aviv, ông cho rằng việc di chuyển có thể cần 5 – 10 năm.

Về lý thuyết, Jerusalem đã có đất để xây dựng Đại sứ quán mới của Mỹ. Vào ngày cuối cùng của năm 1989 thời Tổng thống Ronald Reagan nắm quyền, Đại sứ William Brown của Mỹ tại Israel đã đạt được thỏa thuận ký một hợp đồng thuê đất ở khu vực Tây Jerusalem trong thời gian 99 năm với giá 1 Đô la Mỹ/năm. Sau đó, chính phủ Israel đã sử dụng đất này vào “mục đích ngoại giao”, nói rằng họ sẽ xây dựng một Đại sứ quán Mỹ ở đó.

Ngày nay, vùng đất này nằm ở vị trí tốt nhất ở Jerusalem, đó là khu vực Talpiot. Nhà nghiên cứu chính sách Cận Đông của Mỹ là David Makovsky cho biết: “Đây là một nơi tốt”. 

“Có nhiều khu nhà mọc lên ở đây vì kế hoạch xây dựng Đại sứ quán Mỹ”.

Mặc dù ban đầu hy vọng Đại sứ quán Mỹ được chuyển về vào thập niên 90 thế kỷ 20, nhưng năm 1998 sau sự cố Al-Qaeda đánh bom Đại sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya, yêu cầu tiêu chuẩn an toàn mới đưa ra, theo đó Đại sứ quán phải tránh xa những con đường nguy hiểm dễ xảy ra nguy cơ bom xe cũng như các cuộc tấn công khác. Ông Shapiro cho biết: “Theo quy định mới, vùng đất này thực sự không đủ diện tích.” Tài liệu thống kê cho thấy, Talpiot có diện tích khoảng 7-14 mẫu Anh (56.000 m2), trong khi Đại sứ quán Mỹ ở Lebanon lên đến 43 mẫu Anh .

Còn một lựa chọn khác là sử dụng tòa nhà hiện có ở Jerusalem. Bộ Ngoại giao Mỹ có một số tòa nhà ở Jerusalem mà ban đầu được dự định để phục vụ các nhu cầu tại Jerusalem cũng như lãnh thổ Palestine, trên lý thuyết có thể được chuyển đổi thành Đại sứ quán. Lãnh sự quán lâu đời nhất là Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở gần khu thành cổ Jerusalem được xây dựng năm 1912.

Ngoài ra lựa chọn nữa có thể là Lãnh sự quán Mỹ mới nằm ở vùng Arnona của Jerusalem, cũng gần mảnh đất Talpiot.

Rất nhiều người cho rằng Mỹ sẽ không xây dựng tòa nhà hoàn toàn mới làm Đại sứ quán tại Jerusalem, sẽ trưng dụng một trong các cơ quan Lãnh sự để xây dựng được thuận tiện và nhanh chóng hơn. Đa số cho rằng tòa nhà mới ở Arnona là rất khả thi, toà nhà này lớn hơn nhiều Tổng Lãnh sự quán trên Đường Agron. Nếu chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv đến, có thể sẽ thu nhận được nhiều nhân viên hơn.

Năm ngoái, báo Haaretz của Israel đưa tin, các quan chức Jerusalem nói rằng tòa nhà này được thiết kế đặc biệt để một ngày nào đó có thể trở thành Đại sứ quán.

Tuy người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối cho biết có bao nhiêu người làm việc trong tòa nhà Arnona, báo cáo từ Văn phòng Tổng Thanh tra của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, năm 2017 có 582 nhân viên làm việc tại các lãnh sự quán Mỹ ở Jerusalem, còn số người làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv là 960.

Ông Shapiro cho biết, việc chuyển Đại sứ sang Lãnh sự quán là có khả năng, nhưng việc này chỉ là biện pháp tạm thời trong quá trình xây dựng Đại sứ quán mới. Tuy nhiên, ông nói thêm, những phát ngôn của chính quyền Trump cho thấy rằng khả năng này là không cao. Ông Markowski, nhà nghiên cứu chính sách Cận Đông cho biết, Nhà Trắng đã cho ông biết rằng Đại sứ Friedman tại Israel sẽ không chuyển đến Lãnh sự quán. Nhà Trắng cho hay họ đang tìm kiếm mảnh đất để mua. Hiện chưa rõ chính xác sẽ mua ở đâu, liệu có thể mua được mảnh đất ở gần Lãnh sự quán hoặc gần khu Talpiot hay không. Markovsky nói: “Tôi không biết có bao nhiêu địa điểm lựa chọn, có thể trong đó sẽ có Talpiot. Tôi muốn biết liệu họ có đi xem qua những nơi mà xưa nay họ chưa từng ghé thăm.”

Bộ Ngoại giao Mỹ không trả lời các câu hỏi liên quan vấn đề lãnh thổ Talpiot và thời gian cụ thể hành động, nhưng hôm thứ Tư họ trả lời phỏng vấn rằng, Ngoại trưởng Rex Tillerson thừa nhận ra động thái này không dễ dàng, và việc tìm địa điểm được tiến hành ngay lập tức. Tillerson nói: “Dĩ nhiên là phải lập kế hoạch rất nhiều, phải mất một thời gian để hoàn thành.”

Ông Shapiro nhận định, cuối cùng khả năng Đại sứ quán mới của Mỹ nằm gần Tel Aviv, nơi đặt Đại sứ quán hiện tại là rất cao.

Tôi chắc rằng chính phủ Israel sẽ rất cố gắng để tìm được chỗ đất mới để xây Đại sứ quán. Tuy nhiên, vấn đề đất đai ở Jerusalem là phức tạp. Đây là một thành phố đông đúc. Đại sứ quán có thể phải nằm ở một nơi nào đó xa trung tâm thành phố”.

Tuyết Mai

Xem thêm: