Theo The Epoch Times, Dân biểu Cộng hòa Mo Brooks (tiểu bang Alabama) cho biết hôm thứ Hai (4/1) rằng ông đã ký tên vào đơn phản đối kết quả bỏ phiếu của Đại Cử tri đoàn tại sáu tiểu bang trước phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1.

mo brooks 1
Ông Mo Brooks trong chương trình American Thought Leaders của Epoch Times (Ảnh: Epoch Times)

Ông Brooks viết: “Giữ vững lời hứa. Thực hiện lời hứa. Hôm nay tôi đã ký bản phản đối việc đệ trình kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn bị ô nhiễm” tại các tiểu bang Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania, và Wisconsin.

Sau khi lặp lại phát biểu của Tổng thống Donald Trump rằng gian lận và những bất thường của cuộc bầu cử năm nay đã đánh cắp chiến thắng của ông Trump, ông Brooks viết: “Các thượng nghị sĩ khác thì sao? Đã đến lúc phải ký tên phản đối! Nước Mỹ không được dung thứ cho hành vi gian lận cử tri và hành vi trộm cắp bầu cử [đang] làm suy yếu nền Cộng hòa của chúng ta!”

Ông Brooks là thành viên đầu tiên của Quốc hội tuyên bố sẽ thách thức các phiếu bầu đại cử tri. Ông đã nói với The Epoch Times vào tháng 11/2020 rằng Quốc hội có “quyền tuyệt đối” để quyết định kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống.

Ông Brooks đã nói trong cuộc phỏng vấn vào thời điểm đó: “Quốc hội có ‘quyền tuyệt đối’ phủ quyết các phiếu bầu Cử tri đoàn của bất kỳ tiểu bang nào mà chúng tôi tin rằng hệ thống bầu cử [tại đó] tồi tệ đến mức không thể tin tưởng vào kết quả bầu cử mà tiểu bang đó gửi cho chúng tôi, và đến mức chúng rất đáng nghi ngờ. Và bản thân tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ tiểu bang nào sử dụng hệ thống bầu cử mà tôi không tin tưởng.”

Một số thượng nghị sĩ khác sau đó cũng tuyên bố họ sẽ thách thức cuộc bỏ phiếu. Ngày 30/12, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley (bang Missouri) trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên thông báo kế hoạch phản đối. Theo sau đó là các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa: ông Ted Cruz (bang Texas), ông Ron Johnson (bang Wisconsin), ông James Lankford (bang Oklahoma), ông Steve Daines (bang Montana), ông John Kennedy (bang Louisiana), bà Marsha Blackburn (bang Tennessee), ông Mike Braun (bang Indiana), bà Cynthia Lummis (bang Wyoming), ông Roger Marshall (bang Kansas), ông Bill Hagerty (bang Tennessee), và ông Tommy Tuberville (bang Alabama).

Phiên họp chung của Quốc hội là bước cuối cùng trong quy trình của Cử tri đoàn chứng nhận một tổng thống đắc cử. Diễn ra hai tuần trước Ngày nhậm chức của tổng thống, phiên họp này do phó tổng thống với tư cách là chủ tịch Thượng viện chủ trì cuộc họp để các thành viên Quốc hội đếm các phiếu đại cử tri.

Việc phản đối sẽ có hiệu lực nếu được đệ trình bằng văn bản ký tên và có sự tham gia của ít nhất một dân biểu và một thượng nghị sĩ. Nếu các điều kiện được đáp ứng, một cuộc tranh luận kéo dài 2 giờ sẽ được tiến hành để các thành viên của hai viện thảo luận và biểu quyết đối với ý kiến phản đối. Nếu kết quả cho thấy ý kiến phản đối đạt được đa số phiếu ở cả hai viện, khi đó phiếu bầu Cử tri đoàn của tiểu bang bị thách thức sẽ bị vô hiệu.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ – bang California), trong một bức thư gửi các đảng viên Đảng Dân chủ, đã phác thảo một chiến lược cho cuộc họp kín của mình trong Phiên họp chung của Quốc hội. Bà tuyên bố trong một thông báo rằng Phó Tổng thống Mike Pence, với tư cách chủ tịch Thượng viện, “sẽ chủ trì Phiên họp hỗn hợp và gọi tên từng các tiểu bang”.

Tuyên bố của bà cho thấy rằng các thành viên Đảng Dân chủ đang nghiên cứu các phương pháp để đối đầu với các thách thức bầu cử do các thành viên Quốc hội của Đảng Cộng hòa thực hiện nhằm ủng hộ Tổng thống Donald Trump.

Gia Huy (T/h)

Xem thêm: