Dân biểu Đảng Dân chủ Mỹ Andy Levin nói rằng phong trào ủng hộ dân chủ năm 1989 mà ông đã chứng kiến ​​ở Trung Quốc cách đây 33 năm là gây sốc và sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây sốc. 

190605003746100699 600x400 1
Vào ngày 4/6/2019, Dân biểu Andy Levin đã chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình về phong trào sinh viên Trung Quốc năm 1989 tại một cuộc mít tinh trước Đồi Capitol để kỷ niệm 30 năm sự kiện Lục Tứ. (Ảnh: Samira Bouaou / Epoch Times)

Phong trào Dân chủ của Trung Quốc năm 1989 là “rất chấn động”

Ông Andy Levin là một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Michigan, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Châu Á, và chuyên ngành ngôn ngữ Tây Tạng và triết học Phật giáo Tây Tạng. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng: “Năm 1989, khi tôi vốn dĩ muốn đi Tây Tạng, cuối tháng Năm tôi đến Hồng Kông. Nếu tôi nhớ không lầm, gần một triệu người Hồng Kông đã xuống đường ủng hộ phong trào dân chủ ở Trung Quốc.”

“Đối với một người 29 tuổi như tôi khi đó là điều rất sốc. Tôi đã cố gắng hết sức để chụp ảnh ghi lại sự kiện. Sau đó, tôi đi từ Quảng Châu đến Thành Đô, có thể là vào ngày 1 hoặc ngày 2/6”.

Ông Levin kể: “Tại Quảng trường Thiên Phủ ở Thành Đô, tôi vẫn nhớ, từ sớm mọi người đã tụ tập để biểu tình trước bức tượng chân dung khổng lồ của Mao Trạch Đông. Mọi người yêu cầu 3 việc: thứ nhất là dân chủ, thứ hai là chống tham nhũng, thứ ba là vẫn còn nhiều người thất nghiệp cần việc làm,  yêu cầu phát triển kinh tế tốt hơn.”

id12998508 June4th Tiananmen Massacre 002 1 7 450x309 1
Hình ảnh hiện trường tuyệt thực trên Quảng trường Thiên An Môn tháng 4 đến tháng 5/1989. Một chiếc xe cấp cứu màu trắng đậu gần đó, trong số những người tuyệt thực có người liên tục ngất xỉu và được đưa vào xe cấp cứu đưa đến bệnh viện điều trị. (Ảnh được cư dân mạng “Không còn im lặng” cung cấp).

Hai thế giới của Trung Quốc

Đối với cảnh tham nhũng hủ bại mà ông nhìn thấy ở khách sạn Cẩm Giang, thành phố Thành Đô trước ngày 4/6, ông Levin nói: “Khiến tôi nhìn thấy 2 thế giới ở Trung Quốc, chính là đối tượng liên quan đến tham nhũng mà người dân xuống đường kháng nghị. Như tôi khi đó, tôi không thể ở khách sạn Cẩm Giang được.”

Không có bạo loạn trong khách sạn cho đến ngày 4/6/1989. “Tôi cũng gặp các nhà xã hội học người Trung Quốc nói tiếng Anh, những người nói với tôi rằng những phụ nữ trong khách sạn uống nước trái cây và ăn mặc đẹp, rằng mức chi tiêu đối với những người Trung Quốc bình thường thì không thể gánh được, và công việc của họ là mại dâm.

Không lâu sau, vị giáo sư đó chỉ vào một người đàn ông và nói với tôi rằng đó là một vị tướng của quân đội Trung Quốc (ĐCSTQ), anh ta và người phụ nữ cùng nhau lên lầu và biến mất trong thang máy.”

Ngày 4/6/1989 — Cuộc đàn áp mang tính toàn quốc

Phong trào dân chủ Trung Quốc năm 1989 bị ông Đặng Tiểu Bình đàn áp. Ông Levin nói: “Chúng tôi vẫn gọi đó là ‘vụ Thảm sát Thiên An Môn’ (Tiananmen massacre), nhưng kỳ thực không chỉ là tại Bắc Kinh, mà đây là hành động đàn áp được chính quyền ĐCSTQ phối hợp và triển khai trên phạm vi toàn quốc.”

Sau đêm 4/6, cảnh sát vũ trang và hệ thống quân đội của ĐCSTQ bắt đầu can thiệp vào các cuộc biểu tình, và tình hình đã thay đổi đột ngột. Ông Levin nói: “Ở Thành Đô, quân đội cảnh sát vũ trang đầu đàn áp đã sử dụng một số lượng lớn bình xịt hơi cay đối với người biểu tình. Tôi vẫn nhớ lúc đó tôi rất khó chịu.”

“Khi đó, người dân ném đá hoặc cục xi măng để chống trả, quân cảnh bắt đầu đánh và bắt người. Người bị đánh không hẳn là người ném đá vào cảnh sát hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, mà là những người chạy chậm. Tôi còn nhớ sau khi cảnh sát bắt người, cảnh sát đã lôi họ đi khỏi hiện trường.”

Người dân “bị ngược đãi đến chết, vô cùng đáng sợ”

Sau ngày 4/6, ông Levin cho biết khách sạn Cẩm Giang trở nên hỗn loạn, một số người đã xông vào để kháng nghị và thậm chí muốn phóng hỏa đốt cháy khách sạn. Đầu tiên, những người biểu tình đã gỡ những tấm bảng quảng cáo du lịch Tây Tạng treo trên cao trong khách sạn và muốn đốt chúng. Nhưng quân đội đã đóng quân trong khách sạn vào thời điểm đó, và đột nhiên cảnh sát xô đẩy những người biểu tình, đóng cửa và bắt đầu các hoạt động bắt giữ và đàn áp trong khách sạn.

“Quân đội không phân rõ đúng sai, hễ nhìn thấy ai là bắt người đó. Họ trói tay người ta sau lưng, một số người chỉ là người quan sát, nhưng quân đội chụp ảnh họ trong khách sạn và lưu hồ sơ, rồi bất ngờ đập đầu họ xuống sàn xi măng.”

“Tôi không thể nào quên được tiếng xương đầu đập xuống sàn, khi đó tôi tức quá lao vào một người trông có vẻ như lãnh đạo quân đội, và dùng tiếng Anh hét lên yêu cầu anh ta dừng lại, việc này thật điên rồ và đáng sợ, nhưng tôi đã nhanh chóng bị đẩy ra.”

“Sau khi ‘xử lý’ tất cả mọi người, các binh lính lại ném họ lên mấy chiếc xe tải lớn giống như những bao tải khoai tây. Tôi đã nghĩ có thể một số người trong số họ chưa chết vào lúc đó, nhưng vẫn bị chuyển đi như thế. Theo tôi, họ bị tra tấn đến chết, rất đáng sợ. Sau vài ngày quân đội đã giành lại quyền kiểm soát tình hình ở Thành Đô.”

Tình yêu Tây Tạng bén rễ sâu vào năm 1989, ngạc nhiên trước kho tàng văn hóa của Trung Quốc

Sau ngày 4/6, ông Levin không thể đến khu tự trị Tây Tạng, sau đó, ông đã đến Châu tự trị Tây Tạng Cam Tư ở Tứ Xuyên, vượt núi leo đèo với hy vọng tiếp tục công việc nghiên cứu của mình.

Ông Levin nói: “Tất cả những kỷ niệm đó đến nay vẫn như còn rất mới. Một người Tây Tạng đưa cho tôi một tờ giấy bạc nhỏ kẹp giữa gạch và ngói của ngôi nhà, trên đó viết “Tây Tạng muốn tự do” bằng tiếng Tây Tạng, đến nay tôi thể quên được điều này.”

“Những ghi chú nhỏ này vẫn còn trên bàn của tôi tại Hạ viện. Tôi muốn nhắc nhở bản thân rằng có rất nhiều người trên thế giới này khao khát tự do, và tôi phải tiếp tục cố gắng lên tiếng vì họ. Giống như Tây Tạng, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ.”

Ông Levin nói rằng có rất nhiều dân tộc ở Trung Quốc đã tạo ra kho tàng văn hóa tuyệt vời như vậy, được phát triển qua nhiều thế kỷ cho đến ngày nay.

Ông tin rằng cách duy nhất để thực sự yêu Trung Quốc và ủng hộ Trung Quốc là phải “thành thực” và nói sự thật về vấn đề nhân quyền. Những gì đã xảy ra ở Tân Cương là “tội ác chống lại loài người“, là chính sách diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ, và cần phải chấm dứt. Việc liên tục Hán hóa Tây Tạng cũng vậy, chính sách diệt chủng văn hóa và dân tộc như vậy cần phải chấm dứt.

Ông nói: “Tôi luôn nghĩ rằng có thể mất vài năm, khi chúng ta thấy rằng tự do thực sự có thể bén rễ trên mảnh đất Trung Quốc rộng lớn, và các nhóm dân tộc, tôn giáo và nền văn hóa khác nhau ở Trung Quốc có thể phát huy thế mạnh của riêng mình và thể hiện sự đa dạng, một Trung Quốc như thế sẽ là một đất nước đáng kính, vĩ đại và tuyệt vời.”

“Và đó là lý do tại sao, khi tôi là Phó chủ tịch Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, tôi luôn chú ý đến các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc.”

Theo Tôn Vân, Epoch Times