Một nhóm các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa tại lưỡng viện tiểu bang Nam Dakota đã đề xuất một dự luật, theo đó sẽ trao cho tổng chưởng lý của tiểu bang này quyền quyết định xem sắc lệnh nào của Tổng thống Joe Biden là vi hiến và có khả năng vô hiệu hóa chúng tại cấp độ tiểu bang.

Embed from Getty Images

Dự luật nêu trên do 15 dân biểu và 2 thượng nghị sĩ của Hạ viện và Thượng viện tiểu bang Nam Dakoto đồng bảo trợ. Các nhà lập pháp đã gọi dự luật này là hành động để “trao quyền rà soát một số sắc lệnh nhất định của Tổng thống Mỹ”.

Nếu được thông qua, dự luật sẽ cho phép Ban Điều hành của Hội đồng Nghiên cứu Luật pháp của tiểu bang Nam Dakota rà soát lại bất kỳ lệnh hành pháp nào của tổng thống Mỹ vốn được ký và thực thi mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội. Khi rà soát, Ban Điều hành có thể yêu cầu tổng chưởng lý tiểu bang tiến hành kiểm tra thêm. Tổng chưởng lý sau đó sẽ đưa ra quyết định liệu bang Dakota có nên miễn trừ áp dụng lệnh hành pháp bị coi là vi hiến.

Theo phiên bản mới nhất của dự luật, bang Nam Dakota sẽ có thể tự miễn trừ khỏi bất kỳ luật hoặc sắc lệnh nào mà “hạn chế quyền của người dân” hoặc luật và sắc lệnh đó bị tổng trưởng lý tiểu bang xác nhận là vi hiến và nằm trong 6 hạng mục nhất định. Sáu hạng mục này gồm những luật và sắc lệnh liên quan đến đại dịch hoặc các trường hợp khẩn cấp sức khỏe khác; quy định về tài nguyên thiên nhiên; quy định về ngành nông nghiệp; quy định về sử dụng đất; quy định về ngành tài chính thông qua áp đặt các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội hoặc quản trị; và quy định về quyền hiến định được giữ và mang theo vũ khí.

Nỗ lực lập pháp của các nghị sĩ Đảng Cộng hòa nhằm theo đuổi khả năng miễn trừ bang Nam Dakota khỏi các sắc lệnh của tổng thống đến vào thời điểm sau khi chính quyền Biden quyết định hủy dự án đường ống Keystone XL trị giá 8 tỷ USD. Động thái này là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn của ông Biden nhằm giải quyết “cuộc khủng hoảng khí hậu”.

Theo kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu, 1.200 dặm đường ống sẽ chạy xuyên qua bang Nam Dakota và chuyển hơn 830.000 thùng dầu mỗi ngày từ Alberta, Canada tới bang Nebraska, Mỹ. Tại tiểu bang này, dầu mỏ sẽ được chuyển tiếp vào các cơ sở hạ tầng hiện có để kết nối với các nhà máy lọc dầu tại Bờ Vịnh.

Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem (thành viên Đảng Cộng hòa) vào tháng trước đã nói rằng bà “rất thất vọng” khi ông Biden ký lệnh hành pháp hủy dự án đường ống Keystone XL. Bà gọi đó là “chính sách sai lầm” về năng lượng và môi trường.

“[Dự án] đường ống này không chỉ tạo ra việc làm và giúp chúng ta đảm bảo được nguồn cung năng lượng giá cả phải chăng, mà nó cũng là an toàn hơn cho môi trường của chúng ta”, bà Noem đã nói tại một cuộc họp báo hồi tháng trước. “Lịch sử hết lần này đến lần khác đã chứng minh rằng cách mà chúng ta đang vận chuyển nguồn cung năng lượng của mình là không an toàn theo nhiều cách. Vận chuyển năng lượng qua một đường ống dẫn sẽ an toàn hơn chở chúng bằng xe tải hoặc tàu hỏa”.

Một số chuyên gia nhận định việc đóng cửa đường ống Keystone XL sẽ khiến 11.000 việc làm trực tiếp và 60.000 việc làm gián tiếp biến mất, theo Breitbart News.

Frank Macchiarola, phó chủ tịch cấp cao về các vấn đề chính sách, kinh tế và quy định tại Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) vào cuối tháng Một còn nói rằng khẳng định rằng việc hủy dự án Keystone XL còn có thể dẫn đến con số đáng kinh ngạc hơn.

Ông nói với Breitbart News: “Lệnh cấm có thể gây tác động lên tới một triệu việc làm ở Hoa Kỳ.” Ngoài ra, quyết định về ngừng đường ống Keystone cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Canada và Mỹ.

Ông Macchiarola cũng nói về khả năng các chính sách của ông Biden gây nguy hiểm cho sự độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ: “Cuộc cách mạng đá phiến này đã mở ra những nguồn tài nguyên mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ có thể đạt được và điều đó đồng nghĩa với việc có thêm nhiều việc làm hơn ở Hoa Kỳ, chi phí năng lượng thấp hơn và an ninh năng lượng cao hơn”.

Ông Macchiarola lưu ý: “Lần đầu tiên vào năm 2019 sau 67 năm, [Hoa Kỳ] trở thành nhà xuất khẩu năng lượng ròng chứ không phải nhà nhập khẩu ròng”.

Như Ngọc

Xem thêm: