Hạ viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số vào chiều ngày 25/2 (giờ Mỹ) đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật Bình đẳng 2021. Đảng Cộng hòa khẳng định dự luật gây tranh cãi này nếu trở thành luật sẽ thu hẹp phạm vi quyền tự do tôn giáo của người dân Mỹ.

toa nha quoc hoi my
Toà nhà quốc hội Mỹ. Ảnh Shutterstock)

Đạo luật Bình đẳng quy định cấm phân biệt đối xử vì lý do xác định giới tính hoặc khuynh hướng tính dục. Có ba dân biểu Cộng hòa gồm John Katko và Tom Reed của bang New York và Brian Fitzpatrick của bang Pennsylvania đã gia nhập cùng toàn bộ 221 dân biểu Dân chủ ủng hộ thông qua dự luật này. Trong khi đó, 208 dân biểu Cộng hòa còn lại đã bỏ phiếu phản đối.

Năm 2019, một phiên bản tương tự của dự luật nêu trên cũng đã được Hạ viện Dân chủ thông qua với sự ủng hộ của 8 dân biểu Đảng Cộng hòa, nhưng nó đã không qua được Thượng viện do Đảng Cộng hòa khi đó đang chiếm đa số.

Dự luật năm nay được cho là cũng khó có thể qua được cửa Thượng viện khi số lượng Thượng nghị sĩ của hai đảng là chia đều 50-50 và Đảng Dân chủ chỉ nắm quyền kiểm soát viện nay nhờ vào lá phiếu của Phó Tổng thống Kamala Harris. Chỉ cần một Thượng nghị sĩ Dân chủ tham gia cùng toàn bộ Thượng nghị sĩ Cộng hòa phản đối dự luật, là nó sẽ bị chặn tại Thượng viện.

Đảng Dân chủ không tuân thủ tiến trình làm luật, cắt ngắn thảo luận

Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát đã tiến hành thông qua Đạo luật Bình đẳng mà không cho thảo luận tại Ủy ban và cũng cắt ngắn phiên thảo luận tại toàn Hạ viện.

Các dân biểu Hạ viện cũng đã làm nóng phiên thảo luận tại nghị trường khi chỉ trích các phản đối của phía cộng hòa là “lố bịch”.

Chỉ vài phút sau khi phiên thảo luận bắt đầu, Dân biểu Sean Patrick Maloney (bang New York) đã gắn nhãn các tuyên bố của Đảng Cộng hòa là “lố bịch” khi họ cho rằng dự luật mà Đảng Dân chủ đề xuất là mối đe dọa đối với quyền tự do tôn giáo của người dân Mỹ.

Dân biểu Maloney cũng lập luận rằng Đảng Cộng hòa “tin LBGTQ là những người hạ đẳng” và chế giễu những người phản đối luật này vì “lập luận của họ, tức là, họ ủng hộ phân biệt đối xử chống lại người đồng tính”.
Phát ngôn giận dữ của dân biểu Maloney đã khiến Dân biểu Cộng hòa Jim Jordan (bang Ohio) mạnh mẽ phản bác. Ông cầm một tập giấy in nội dung dự luật và nói rõ “trang 25 đặc biệt tuyên bố ‘Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo (RFRA) 1993 sẽ không bảo đảm cơ sở pháp lý cho một tuyên bố’” chống lại tội danh phân biệt đối xử.

Dân biểu Jordan nhấn mạnh: “Các nhà lập quốc đã nói trong quyền đầu tiên của Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp [Hoa Kỳ], rằng bạn có thế thực hành tôn giáo của mình khi bạn thấy hợp lý. Nhưng quyền đó trong dự luật của họ hôm nay, Đảng Dân chủ nói ‘không, các bạn không thể.’”

Bất chấp dẫn chứng của ông Jordan, Đảng Dân chủ vẫn tiếp tục bảo vệ lập trường của họ và tấn công Đảng Cộng hòa.

Dân biểu Al Green (bang Texas) hướng vào các dân biểu cộng hòa và nói to tiếng: “Quý vị đã sử dụng Chúa để nô dịch cha mẹ nghèo khó của tôi. Quý vị đã sử dụng Chúa để cô lập tôi tại trường học. Quý vị đã sử dụng Chúa để đẩy tôi xuống cuối xe buýt. Quý vị không thấy xấy hổ à?”

Tương tự, Dân biểu Mike Quigley (bang Illinois) gần cuối phiên thảo luận đã tuyên bố rằng những tranh luận về tự do tôn giáo do phe đối lập Cộng hòa đưa ra là “kỳ thị chuyển giới, kỳ thị đồng tính, đó là thù hận”.

Đạo luật Bình đẳng là gì?

500 trang dự luật “Đạo luật Bình đẳng” do Đảng Dân chủ khởi xướng định nghĩa lại “nơi công cộng” quy định trong Đạo luật Quyền Dân sự 1964 để mở rộng tới “bất kỳ cở sở nào” cung cấp dịch vụ như nhà thờ, các trại tế bàn do các nhóm tôn giáo vận hành, các tổ chức giáo dục hợp tác với các giáo phái và tổ chức liên quan đến đức tin.

Những nhà vận động cho cộng đồng LGTBQ cho rằng Đạo luật Bình đẳng sẽ giúp bảo vệ người dân trong các bang mà hiện hành vi phân biệt đối xử được luật bảo vệ.

Nhưng theo quan điểm của Dân biểu Cộng hòa Jim Jordan, dự luật do Đảng Dân chủ đề xuất rõ ràng đã gạt bỏ một điều khoản của RFRA, trong đó đặc biệt bảo vệ quyền của các nhóm tôn giáo về việc được thực hiện các hoạt động và quản lý công việc dựa theo đức tin của họ.

Các bên phản ứng với Đạo luật Bình đẳng thế nào?

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, Dân biểu Dân chủ Jerrold Nadler (bang New York) cho rằng Đạo luật Bình đẳng “không đi ngược lại quyền tự do tôn giáo mà nó thực sự đặt ra sự bình đẳng”.

Tổng thống Joe Biden cũng đã lên tiếng ủng hộ Đạo luật Bình đẳng. Ông gần đây nói rằng Quốc hội nên làm việc để nhanh chóng thông qua luật này.

“Mọi người nên được tôn trọng nhân phẩm, và dự luật này là một bước đi quan trọng hướng tới đảm bảo rằng nước Mỹ sẽ tuân thủ các giá trị lập quốc về bình đẳng và tự do cho tất cả mọi người”, The Hill dẫn một tuyên bố của ông Biden.

Dân biểu Dân chủ David Cicilline (Rhode Island), đồng bảo trợ dự luật, nói rằng: “Chúng tôi thực sự rất vui mừng khi có được sự ủng hộ nhiệt tình của Tổng thống Biden và cam kết của ông ấy về việc làm cho Đạo luật Bình đẳng trở thành luật. Mọi người dân Mỹ xứng đáng được tôn trọng nhân phẩm và Đạo luật Bình đẳng trở thành luật là quan trọng bởi vì luật này sẽ đảm bảo mãi mãi rằng những người Mỹ trong cộng đồng LGBTQ có thể sống cuộc đời không bị phân biệt đối xử”.

Trong khi đó, sau khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua dự luật, Dân biểu Cộng hòa Mike Kelly (bang Pennsylvania) đã phát đi tuyên bố cho hay: “Tất cả mọi người nên được đối xử tôn trọng và không ai đáng phải bị phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày, nhưng dự luật cực đoan này sẽ xóa bỏ tiến bộ của đất nước ta đối với bình đẳng của phụ nữ và đe dọa tới quyền tự do tôn giáo được quy định trong Tu chính án thứ nhất”.

“Nếu được ban hành, luật này sẽ đem tới những hậu quả thực sự, chẳng hạn như những người đàn ông tự nhận là nữ sẽ tham giao và các môn thể thao cùng với nữ giới. Thật sự sốc khi Đảng Dân chủ nghĩ điều này là tốt cho xã hội và là một ưu tiên chính trị”, Dân biểu Kelly nói thêm.

Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy đã nói rằng Đạo luật Bình đẳng chỉ là một phần của “một cuộc công kích kịch liệt vào quyền tự do” từ chính quyền Biden.

Dân biểu Cộng hòa Chip Roy (bang Texas) tuyên bố Đạo luật Bình đẳng gây hại cho quyền tự do tôn giáo và ông sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại luật này tại tòa án.

Như Ngọc (T/h)

Xem thêm: