Một cuộc đảo chính quân sự đã nổ ra ở một quốc gia châu Phi là Guinea, Tổng thống Alpha Conde bị bắt. Cộng đồng Kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã đình chỉ tư cách thành viên của Guinea vào thứ Tư (8/9), nhưng vẫn chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Guinea. Theo phân tích của các chuyên gia, ông Alpha Conde có mối quan hệ sâu sắc với ĐCSTQ, và cuộc đảo chính này sẽ tác động đến bố cục của ĐCSTQ ở Tây Phi từ nhiều tầng diện độ kinh tế và chính trị.

Embed from Getty Images

Hình ảnh đám đông trên đường phố thủ đô Conakry hoan nghênh cuộc đảo chính ngày 6/9. (Ảnh: Getty)

Theo Reuters, lãnh đạo 15 quốc gia thành viên Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã yêu cầu Guinea khôi phục trật tự hiến pháp và trả tự do ngay lập tức cho ông Conde. Thủ lĩnh của cuộc đảo chính, đại tá trong quân đội Guinea, ông Mamady Doumbouya đã hứa thành lập một chính phủ chuyển tiếp thống nhất, nhưng vẫn chưa có mốc thời gian cụ thể. Hiện tại, cuộc sống trên các đường phố của thủ đô Conakry dường như đã trở lại bình thường, một số trạm kiểm soát quân sự đã được dỡ bỏ.

Cuộc đảo chính ở Guinea đã khiến giá nhôm quốc tế tăng mạnh, có thời điểm chạm mức cao nhất trong 10 năm. Sau khi chính phủ quân sự cam kết hoạt động khai thác khoáng sản không bị trở ngại, thị trường mới dần dần xoa dịu lo lắng về sản xuất và xuất khẩu bô-xít có thể bị ảnh hưởng bởi đảo chính.

Gần một nửa số bauxite của Trung Quốc là dựa vào nhập khẩu nước ngoài, chủ yếu nhập khẩu từ Guinea. Hiện tại, có 14 công ty Trung Quốc đang đàm phán khai thác ở Guinea; bên cạnh đó sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nhập khẩu quặng sắt cũng lên tới 80% và tổng lượng nhập khẩu vượt quá 1 tỷ tấn, trong đó 60% đến từ Úc và 20% đến từ Brazil. Sau khi Trung Quốc và Úc bắt đầu xảy ra xích mích, ĐCSTQ đã tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào quặng sắt của Úc, trong đó một kế hoạch lớn chính là dự án khai thác quặng sắt của Guinea.

Liên quan đến cuộc đảo chính ở Guinea, ngày 6/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố rằng Trung Quốc phản đối cuộc đảo chính đoạt quyền và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Tổng thống Conde.

Ảnh hưởng chính trị có lẽ sẽ lớn hơn kinh tế

Hãng tin AFP đưa tin rằng kể từ khi ông Conde lên nắm quyền vào ngày 7/11/2010, hợp tác kinh tế giữa ĐCSTQ và Guinea trước đó chưa bao giờ chặt chẽ hơn. Bà Lauren Johnston, một nhà nghiên cứu tại Đại học London cho biết, Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm nguồn quặng sắt ở Guinea nhằm giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên khoáng sản của Úc.

BBC đưa tin, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Conde, Guinea đã trở thành một đồng minh quan trọng trong dự án “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và cũng là một “đồng minh nhôm sắt” quan trọng của Trung Quốc. Cuộc đảo chính bất ngờ ở Guinea đã tạo thêm nhiều biến số cho triển vọng của Trung Quốc tại các dự án khoáng sản ở Guinea.

1024px Alpha Condé 2017 09 28
Tổng thống Tổng thống Alpha Conde (Nguồn: Kremlin.ru/ Wikimedia)

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất phân tích rằng, tác động của cuộc đảo chính ở Guinea đối với ĐCSTQ ở tầng diện chính trị hơn có lẽ sẽ lớn hơn tầng diện kinh tế. Từ lễ kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Guinea vào tháng 10/2019, ông Tập Cận Bình và ông Conde đã trao đổi điện mừng, từ mức độ tương tác qua lại liên tục có thể nhìn thấy được mối quan hệ giữa hai bên.

Quặng sắt thuộc dự án dự án Simandou ở Guinea có trữ lượng lớn nhất thế giới, chất lượng cao và chưa khai thác. Phần phía bắc của mỏ đã được đổi chủ nhiều lần. Cuối cùng, vào tháng 11/2019, bốn công ty từ Singapore, Trung Quốc và Guinea đã thành lập một liên minh, và đã đầu tư 14 tỷ đô la Mỹ để có được quyền khai thác của hai lô ở khu vực phía bắc Simandou, Trung Quốc chiếm gần 3/4, giữ địa vị chủ đạo.

Ông Lý Lâm Nhất nói rằng trong nhiệm kỳ của ông Conde, ĐCSTQ có được quyền khai khoáng với tỷ lệ lớn nhất, có thể thấy rằng ông Conde có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. “Hiện nay ông ấy phải hạ đài vì đảo chính, đối với ĐCSTQ mà nói thì đây là một tác động lớn, điểm này không có gì phải nghi ngờ.”

Phần quyền khai thác ở phía nam Simandou, Tập đoàn Rio Tinto của Úc nắm giữ 45,05% cổ phần vào năm 1997, phía liên doanh Trung Quốc đứng đầu là Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Aluminum Corporation of China Limited) và Tập đoàn sắt thép Bảo Vũ (China Baowu Steel) nắm giữ 39,95% cổ phần, còn Chính phủ Guinea nắm giữ 15% cổ phần.

Đảo chính gây bất ổn cho đầu tư của ĐCSTQ

Nhà phân tích chuyên đề Vương Hách của Epoch Times nói rằng sự bố trí lâu dài và mở rộng kinh tế của ĐCSTQ ở châu Phi có mục đích quan trọng là khoáng sản, tài nguyên và năng lượng, bao gồm cả xây dựng đường sắt và hợp nhất các quỹ quốc tế để dồn vào khai thác. 

Ngày 16/6 năm nay, truyền thông của ĐCSTQ là tờ Tân Hoa Xã đăng bài tuyên truyền dài có tiêu đề “Đường sắt Dapilon-Santou do nhà thầu Trung Quốc xây dựng đã được thông xe”. Tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối cảng Dapilon của Guinea thẳng đến khu vực mỏ khoáng sản, cộng với việc xây dựng các cơ sở khác ở khu vực mỏ, dự kiến, khu vực khai thác phía bắc Simandou sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2025. Tổng thống Conde cũng có bài phát biểu tại lễ thông xe.

Ông Vương Hách nói, “Sau cuộc đảo chính quân sự này, có thể thấy rằng chủ nghĩa thực dân mới của ĐCSTQ ở châu Phi không bám rễ sâu, các kênh, thế lực và sức ảnh hưởng của việc xâm nhập vẫn còn rất hạn chế. Giống như Guinea xảy ra biến động chính trị, đối với đầu tư và chiến lược tổng thể của ĐCSTQ mà nói thì nó đã gây ra ảnh hưởng lớn. Chỉ có thể nói rằng ‘người tính không bằng trời tính’!”

Ông Lý Lâm Nhất phân tích rằng nhiều doanh nghiệp ở các cường quốc phương Tây, bao gồm cả các công ty như Rio Tinto, Alcoa và các công ty của Đức, đều có lợi ích khác nhau ở Guinea. Bước tiếp theo trong quá trình đàm phán với Chính phủ quân sự Guinea, rất có thể các nước phương Tây do có mối quan hệ không tốt với ĐCSTQ nên có thể yêu cầu tăng tỷ lệ nắm giữ khoáng sản, khiến cho tỷ lệ sở hữu ban đầu của ĐCSTQ phải giảm xuống.

“Sau cuộc đảo chính, phương Tây có thể sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc sở hữu khoáng sản trong tương lai, bởi vì họ đều biết rằng ĐCSTQ đang cố gắng kiềm chế phương Tây bằng cách kiểm soát tài nguyên khoáng sản. Trong quá khứ, trong các lĩnh vực như xe điện và điện mặt trời, ĐCSTQ đã chi rất nhiều tiền để tìm kiếm và mua lại các khoáng sản và nguyên liệu quan trọng, việc này đã thu hút sự chú ý.”

Ông Lý Lâm Nhất nói rằng ĐCSTQ đã nhảy ra để lên án cuộc đảo chính của Guinea, vi phạm tuyên bố ngoại giao nhất quán trước đây của chính họ, đó là “không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác”, bởi vì ĐCSTQ biết rằng lượng lớn tiền và cổ phần mà họ đầu tư trước đây có thể xảy ra vấn đề trong tương lai.

“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ đầy rủi ro

Cuộc đảo chính ở Guinea là cuộc đảo chính thứ tư ở Tây Phi kể từ tháng 8/2020 đến nay. Trước đó, đã có hai cuộc đảo chính ở Mali và một cuộc đảo chính bất thành ở Niger.

Ông Vương Hách nói, “Do sự phức tạp của cục diện chính trị ở toàn bộ châu Phi nên đã khiến nhiều khoản đầu tư trong quá khứ của ĐCSTQ đã thất bại. Cuộc binh biến ở Guinea lần này tiếp tục là một đòn nặng khác đối với ĐCSTQ!”. Mặc dù ĐCSTQ là người mua mỏ quặng sắt lớn nhất toàn cầu, nhưng trong những năm gần đây họ lại không có quyền thương lượng giá cả. Nhiều năm qua, ĐCSTQ vẫn luôn muốn thực thi chiến lược đa dạng hóa tài nguyên và hy vọng mở rộng nguồn nhập khẩu, nhưng tiến triển không được như mong đợi.

Ông nói, “ĐCSTQ muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế của Úc và về mặt chiến lược, họ đánh Úc hơn nữa, nhưng hiện tại có vẻ như chiến lược này đã phá sản về cơ bản. Ít nhất là trong thời gian ngắn, kế hoạch này có thể phải thay đổi.”

Ông Vương Hách cho rằng quá trình kế hoạch và quá trình thúc đẩy thực hiện “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ, có rất nhiều rủi ro khác nhau, tính ổn định của cục diện chính trị ở các nước không phải là điều mà ĐCSTQ có thể kiểm soát được, đây cũng là nhược điểm chí mạng của kế hoạch này trong quá trình thực hiện. “Từ góc độ này, ĐCSTQ có thể đã tự đào một cái hố cho mình và tự nhảy vào đó.”

Theo Lâm Tông Văn, Epoch Times

Xem thêm: