Sau khi Thứ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông Litva Agnė Vaiciukevičiūtė kết thúc chuyến thăm Đài Loan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo vào tối ngày 12/8 về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bà Agnė. Thông tin này ngay lập tức trở thành tâm điểm trên Weibo.

Thứ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông Litva Agnė Vaiciukevičiūtė. (Nguồn: CNA 11/8/2022)

Với sự xấu đi của quan hệ giữa hai nước, có nhiều lo ngại về việc làm thế nào Litva (Lithuania) chỉ với gần 3 triệu dân có thể phát triển dưới sự trả đũa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tuyên bố trừng phạt Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Litva

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm Đài Loan của bà Agnė là “chà đạp nguyên tắc một Trung Quốc, can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, và phá hoại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”. Do đó ĐCSTQ chính thức quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bà Agnė và đình chỉ mọi hình thức trao đổi với Bộ Giao thông và Truyền thông Litva, cũng như ngừng trao đổi và hợp tác với Litva trong lĩnh vực vận tải đường bộ quốc tế.

Thông tin tức liên quan được đưa ra đã ngay lập tức là tìm kiếm nóng hàng đầu trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc.

p3197751a730059635 ss
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tối 12/12 thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bà Agnė (Ảnh chụp màn hình Weibo).
p3197761a405744427 ss
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tối 12/12 thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bà Agnė (Ảnh chụp màn hình Weibo).

Hôm 7/8, Thứ trưởng Agnė của Bộ Giao thông và Truyền thông Litva đã dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan. Họ đã đến thăm Bộ Truyền thông, Bộ Kinh tế, thành phố Cao Hùng, thành phố Đài Trung…, đồng thời đàm phán với Đài Loan về các chuyến bay thẳng, giao thông xanh, phát triển cảng và khả năng hợp tác trong các khía cạnh khác.

Trước đó giới truyền thông đã hỏi bà Agnė về “Phát ngôn viên Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng ĐCSTQ sẽ kiên quyết chống lại thách thức nguyên tắc một Trung Quốc của các nhân viên liên quan từ chính phủ Litva”. Bà Agnė trả lời rằng Litva là một nước dân chủ, Đài Loan và Litva là những người bạn thân thiết và là những nền kinh tế thịnh vượng. Đối với Litva, việc tìm kiếm thị trường mới là điều “tự nhiên và bình thường”, gần đây vì tình hình quốc tế căng thẳng đã khiến vấn đề giá năng lượng thắt chặt và giá cả đi lên, Litva phải tính đến lợi ích kinh tế của mình và đa dạng hóa hoạt động, Đài Loan là một hình mẫu về sự phát triển đa dạng. Vì vậy, mục đích của bà Agnė khi đến thăm Đài Loan là để giao lưu với Đài Loan về kinh tế và văn hóa, cũng vì niềm tin rằng những nước dân chủ luôn chân thành hỗ trợ nhau.

Tâm điểm từ Đài Loan?

Theo tổ chức tư vấn của Nga là Trung tâm Carnegie Moscow, những dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ xấu đi giữa Litva và Chính phủ Trung Quốc xuất hiện vào năm 2019 khi Bộ An ninh Nhà nước Litva lần đầu tiên xếp ĐCSTQ vào mối đe dọa an ninh quốc gia. Gần như cùng lúc đó, Tổng thống Litva Gitanas Nausėda đã công khai phản đối đầu tư của Trung Quốc vào việc xây dựng và phát triển cảng của Litva.

Đến năm 2021, tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa hai nước chuyển biến theo chiều hướng lao dốc không phanh. Litva không chỉ rút khỏi cơ chế hợp tác “17 + 1” giữa Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu, mà Quốc hội Litva đã lên án “tội ác diệt chủng” của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đồng thời Chính phủ Litva cũng kêu gọi công chúng không sử dụng Huawei, Xiaomi và các điện thoại di động thương hiệu Trung Quốc khác do lo ngại về bảo mật thông tin. 

Tuy nhiên, ngòi nổ lớn nhất làm bùng nổ mâu thuẫn là vào tháng Bảy cùng năm khi Litva đồng ý cho Đài Loan thành lập “Văn phòng đại diện Đài Loan tại Litva” trú tại thủ đô Vilnius, trở thành văn phòng đại diện đầu tiên ở châu Âu được thành lập dưới danh nghĩa tên quốc gia “Đài Loan”. Động thái đó làm dấy lên tức giận từ ĐCSTQ và một loạt các hành động trả đũa sau đó đã được đưa ra.

DL litva
Ông Eric Huang (thứ ba từ phải sang), người hiện là trưởng phái bộ của Đài Bắc tại nước láng giềng Latvia, được chỉ định là người đứng đầu của Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Litva. (Ảnh Twitter Bộ Ngoại giao Đài Loan)

Cuộc tấn công kép về kinh tế và ngoại giao

Vào tháng 11/2021, ĐCSTQ chính thức hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước từ cấp đại sứ xuống cấp văn phòng phụ trách, ngoài việc triệu hồi đại sứ tại Litva cũng trục xuất đại sứ Litva tại Bắc Kinh. Phía Litva vào cuối năm 2021 cũng đóng cửa đại sứ quán ở Bắc Kinh và rút ​​các cơ quan đại diện ngoại giao vì lý do an toàn, đồng thời tiến hành công việc lãnh sự đối với người dân Trung Quốc từ xa.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc trong kế hoạch “Vành đai và Con đường” là China Railway Containers (CRCT) cũng chấm dứt tuyến vận tải đường sắt trực tiếp đến Litva, kể từ đó hải quan Trung Quốc cũng xóa Litva khỏi cơ sở dữ liệu hệ thống khiến hàng hóa của Litva không thể qua hải quan, động thái đó không khác gì áp đặt lệnh cấm thương mại đối với Litva.

Một loạt các hành động trả đũa của ĐCSTQ đã tác động đáng kể đến Litva vào thời điểm đó. Theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc đầu năm nay, xuất khẩu của Litva sang Trung Quốc Đại Lục vào tháng 12/2021 giảm 91,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vào tháng 12/2021, chỉ 3,8 triệu USD hàng hóa Litva vào các cảng Trung Quốc, so với 43,1 triệu USD cùng kỳ năm 2020. Cũng có thể nói, các mặt hàng quan trọng của nền kinh tế Litva “gần như biến mất khỏi thị trường Trung Quốc”.

Được quốc tế hỗ trợ, Litva sẽ không lùi bước

Sau khi ĐCSTQ thực hiện một loạt các hành động trả đũa thì cộng đồng quốc tế đã bày tỏ tình đoàn kết với Litva.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken chỉ ra rằng ĐCSTQ đang nỗ lực áp bức Litva – đất nước có dân số chưa tới 3 triệu người, Mỹ và Đức đã cùng thảo luận vấn đề này và Mỹ sẽ cùng Litva chống lại hành động kiểu khủng bố này.

Hãng thông tấn AP đưa tin, người nhậm chức Ngoại trưởng Đức vào đầu tháng 12 năm ngoái là Annalena Baerbock đã công khai tuyên bố vào đầu năm nay rằng “Với tư cách cùng là người châu Âu, chúng tôi đoàn kết với Litva”.

Pháp, nước trở thành chủ tịch luân phiên của EU vào năm 2021, cũng đã cam kết đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại mới của EU để hỗ trợ Litva. Bộ trưởng Franck Riester của Bộ Ngoại thương Pháp chỉ ra, “Nếu bất kỳ công ty nào của Litva cần linh kiện của Trung Quốc, nhưng không thể có được vì Bắc Kinh ngăn chặn, thì Pháp sẽ sẵn lòng thu hút các doanh nhân hoặc công ty từ các nước thành viên EU đến hỗ trợ”.

Bộ trưởng Ngoại giao Litva Gabrielius Landsbergis sau đó tuyên bố rằng nước này sẽ không lùi bước. Litva và EU đang thu thập bằng chứng về sức ép của ĐCSTQ và chuẩn bị đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để kiện Trung Quốc.

Xuất khẩu của Litva ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tăng vượt bậc

Dưới ủng hộ từ cộng đồng quốc tế và nỗ lực của Chính phủ Litva, tin tức mới nhất cho thấy nước này không bị ảnh hưởng bởi đòn kinh tế của ĐCSTQ, trái lại lượng xuất khẩu năm nay đã đảo ngược đáng kể với tổng lượng tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tweet mà Ngoại trưởng Gabrielius Landsbergis của Litva đưa ra vào ngày 10/8 cho thấy, bất chấp sức ép của ĐCSTQ, tổng hàng hóa của Litva đã được xuất khẩu sang 10 nước Ấn Độ – Thái Bình Dương từ tháng 1 – 6 năm nay cao hơn 4 lần tổng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc trong cùng kỳ năm ngoái. 10 nước Ấn Độ – Thái Bình Dương này bao gồm Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Đài Loan.

Theo Cục Thống kê Litva, trong 6 tháng đầu năm nay xuất khẩu các sản phẩm của Litva sang các nước này đạt tổng cộng 400 triệu euro, so với cùng kỳ năm ngoái chỉ 249 triệu euro.

Theo tư liệu công khai, Litva – đất nước vùng Baltic – tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô cũ vào năm 1990, bắt đầu quá trình 15 nước cộng hòa tách khỏi Liên bang Xô viết, cuối cùng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô vào tháng 12/1991.