Xung đột giữa Trung Quốc và Úc lại tiếp tục leo thang sau các động thái liên quan về thương mại. Ngày 20/1 tại buổi đánh giá thường kỳ 5 năm của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ra 5 khuyến nghị về “tình hình nhân quyền” của Úc. Động thái đã gây phản ứng từ phía Úc.

shutterstock 1852101841
Quan hệ Úc- Trung (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Trung Quốc… “điểm danh” tình hình nhân quyền của Úc!

Theo báo cáo “Sunday Morning Herald” của Úc, Trung Quốc đã đưa ra khuyến nghị đối với Úc trong 5 lĩnh vực hồ sơ nhân quyền, bao gồm tội phạm chiến tranh, phân biệt chủng tộc, vấn đề đối với người nhập cư, và vấn đề độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, những nguồn tin còn chỉ ra đại diện của ĐCSTQ đã cáo buộc Chính phủ Úc vì mục đích chính trị đã sử dụng thông tin sai lệch để vu khống nước khác tùy tiện, cũng công kích các hành động của các sĩ quan quân đặc chủng của Úc ở Afghanistan…

Trước chỉ trích của phía Trung Quốc, ông Dave Sharma, một thành viên Đảng Tự do tại Úc, nói với Daily Telegraph rằng chính phía Trung Quốc nên xem xét các vấn đề nhân quyền của họ. Úc rất cẩn trọng khi xem xét hồ sơ nhân quyền của các nước khác, nhưng Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cố gắng phá hoại và chính trị hóa thủ tục này. “Nếu Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể xem xét các vấn đề nhân quyền với sự quan tâm thích đáng, bao gồm các vấn đề nhân quyền trong nước họ, thì điều đó là đáng hoan nghênh,” ông cho biết.

Ngày 21/1 người phụ trách Rita Panahi của chuyên mục “Người ngoài cuộc” (The Outsider) thuộc Sky News của Úc đã tweet, chỉ trích ĐCSTQ đang “đâm thọc” hồ sơ nhân quyền của Úc.

Ngày 22/1, giám đốc Elaine Pearson của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc (HRW) cũng tweet đáp lại ĐCSTQ, gọi bài phát biểu của Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hội đồng Nhân quyền LHQ là “đạo đức giả”. Trung Quốc (ĐCSTQ) kêu gọi Úc bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số, tất nhiên Úc có thể làm tốt hơn, nhưng Trung Quốc (ĐCSTQ) cần ngăn chặn việc ngược đãi các dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng. “Trung Quốc (ĐCSTQ) đang dạy Úc cách đối xử với người dân tộc thiểu số? Trung Quốc đã giết hại những người bất đồng chính kiến, cưỡng ép hàng triệu người lao động, buộc phá thai và triệt sản phụ nữ dân tộc thiểu số, và thực hiện tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ”, dòng tweet viết.

 

“Chỉ số Nhân quyền và Tự do” của Úc đứng thứ 6 trên thế giới

Viện Cato, một tổ chức tư tưởng tự do có trụ sở tại Mỹ, hàng năm đều cho công bố “Chỉ số Nhân quyền và Tự do” căn cứ trên nền tảng pháp quyền, an ninh, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, lập hội, quy mô chính phủ, hệ thống pháp luật, tự do biểu đạt và thông tin. Trong báo cáo mới nhất chỉ ra Úc đứng thứ 6 thế giới, chỉ sau các nước như New Zealand, Thụy Sĩ và Canada…, còn Trung Quốc đứng thứ 126 trong số 162 nước.

Về vấn đề tự do, Bắc Kinh xếp cùng hàng với các chế độ quân chủ chuyên chế, các nhà độc tài tàn bạo và các bạo chúa; họ chỉ xếp trước các nước như Myanmar, Iran, Ả Rập Xê Út, Syria và Venezuela.

“Báo cáo Nhân quyền Thế giới năm 2020”: ĐCSTQ đe dọa nhân quyền toàn cầu

Ngày 14/1, tổ chức quốc tế Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã công bố “Báo cáo Nhân quyền Thế giới năm 2020”. Báo cáo đã lên án mạnh mẽ tình trạng nhân quyền của Trung Quốc, cho rằng ĐCSTQ là hiểm họa đối với nhân quyền toàn cầu. Chủ đề của báo cáo năm nay có tiêu đề “Chính phủ Trung Quốc đe dọa nhân quyền toàn cầu”, báo cáo dài 652 trang đánh giá tình hình nhân quyền ở gần 100 quốc gia.

Trong phần giới thiệu của báo cáo, giám đốc điều hành Kenneth Roth của Quan sát Nhân quyền đã chỉ ra rằng Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn dựa vào đàn áp để duy trì chế độ, đang thực hiện cuộc tấn công bạo lực nhất vào hệ thống nhân quyền toàn cầu, và điều đó đã kéo dài nhiều thập kỷ. Ông cho rằng hành động của Bắc Kinh được các nhà lãnh đạo dân túy độc tài toàn cầu ủng hộ, trong khi để ngăn chặn những tiếng nói chỉ trích của các nước thì chính quyền Trung Quốc đã tận dụng sức ảnh hưởng kinh tế. Thực trạng đó cần phải được ngăn chặn, vì sẽ đe dọa sự tiến bộ của nhân quyền của nhân loại.

Theo Mẫn Thanh, Epoch Times

Xem thêm: