Trong khi thế giới đang lo lắng đối phó với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bắt nguồn từ Trung Quốc thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tận dụng cơ hội để gia tăng thao túng dư luận toàn cầu và tô điểm cho hình ảnh quốc tế của họ.

shutterstock 1670429584
(Nguồn: Shutterstock)

Hôm thứ Tư (12/5), Liên minh Phóng viên Quốc tế  (International Federation of Journalists) có trụ sở chính tại Brussels (Bỉ) đã công bố một báo cáo có tựa đề “Câu chuyện về COVID-19: Vén màn che giấu chiến lược toàn cầu của Trung Quốc”, chỉ ra những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm thao túng truyền thông nước ngoài để tô điểm cho hình ảnh của họ. 

Nỗ lực của ĐCSTQ đã đạt được hiệu quả nhất định

Đối tượng tham gia khảo sát là 54 hội phóng viên ở 50 quốc gia và khu vực. Khảo sát cho thấy 56% địa bàn quốc gia và khu vực xảy ra thực trạng chuyển hướng luồng thông tin tích cực về Trung Quốc; chỉ 24% địa bàn quốc gia và khu vực chuyển sang tiêu cực trong thông tin về Trung Quốc, và còn lại 20% không thay đổi.

Trên thang điểm từ 1 – 10, xu hướng truyền thông tích cực nhất về Trung Quốc là châu Âu với mức điểm 6,3; còn yếu nhất là Bắc Mỹ khi mức thông tin tích cực về Trung Quốc chỉ ở mức 3,5 điểm.

Ngoài ra còn 76% quốc gia và khu vực trong khảo sát cho thấy ảnh hưởng của truyền thông ĐCSTQ đã gây tác động rõ ràng trong hệ sinh thái truyền thông địa phương, và tỷ lệ này đã tăng 12% so với năm ngoái.

Trong năm qua, ĐCSTQ đã sử dụng các báo cáo dịch bệnh để xây dựng hình ảnh tích cực về họ hơn ở một số quốc gia. Ví dụ: ĐCSTQ cung cấp hỗ trợ và đào tạo cho các phương tiện truyền thông địa phương để đổi lấy việc đưa tin tích cực; biện pháp thực hiện bao gồm tài trợ cho phóng viên các nước đến Trung Quốc du lịch, ký kết các thỏa thuận chia sẻ nội dung, và tăng cường quyền kiểm soát các nền tảng xuất bản.

Một phần ba số người được phỏng vấn nói rằng các cơ quan truyền thông mà họ làm việc đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với phía Trung Quốc. Cũng có nhóm người tham gia khảo sát cho hay đàm phán giữa truyền thông của họ và Trung Quốc để ký hợp tác truyền thông MOU đã bị đình trệ do lệnh cấm đi lại vì viêm phổi Vũ Hán.

Thứ nữa, ĐCSTQ cũng can thiệp vào nội dung của các thông tin trên truyền thông, sử dụng thủ đoạn xuyên tạc để có lợi cho họ và che đậy các thông tin gây bất lợi. Gần 1/5 quốc gia/khu vực trong khảo sát cho thấy đại sứ hoặc đại sứ quán của ĐCSTQ tại nơi đó tham gia bình luận về nội dung của thông tin truyền thông sở tại.

Một nhà báo Ý cho biết: “Khi đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) bắt đầu lan rộng, Bắc Kinh đã sử dụng cơ sở hạ tầng truyền thông toàn cầu của họ để truyền bá những bài diễn thuyết tích cực về Trung Quốc (ĐCSTQ) trên hệ thống truyền thông quốc gia (Ý), đồng thời sử dụng các chiến lược mới hơn, chẳng hạn như phát tán thông tin sai lệch”.

Ông mô tả tình hình đã đến mức độ là “thịnh hành diện rộng tin tức giả”.

Một số phóng viên Ý cũng cho biết, sau đợt dịch đầu tiên thì người của ĐCSTQ đã cố gắng lôi kéo họ, bao gồm cả việc cho quan chức ĐCSTQ tiếp cận và đề nghị cung cấp nội dung miễn phí phù hợp với độc giả Ý…

Có những phóng viên tham gia khảo sát nói rằng người của phía Trung Quốc đã muốn họ cho thêm nhiều thời gian phát sóng bài phát biểu năm mới của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình thì sẽ cung cấp miễn phí bản thảo và trực tiếp dịch chúng sang tiếng Ý. Sau đó, phương tiện truyền thông của họ đã phát sóng bài phát biểu năm mới của ông Tập vào thời điểm tốt nhất.

Hơn 80% quốc gia và khu vực trong khảo sát cho thấy lo ngại về thông tin sai lệch do Bắc Kinh phát tán.

Về tác động đối với nước sở tại, báo cáo nói rằng ĐCSTQ đã đưa công tác tuyên truyền đối ngoại và ngoại giao vắc xin vào các dự án đầu tư của sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” để đổi lấy sự ủng hộ và ca ngợi của các nước.

 

ĐCSTQ gây suy thoái quyền tự do ngôn luận trên toàn cầu

Đài VOA dẫn lời một số chuyên gia nói rằng không có gì mới trong chuyện ĐCSTQ tô vẽ làm đẹp hình ảnh của họ trên khắp thế giới.

Maria Repnikova, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bang Georgia của Mỹ, là nhà nghiên cứu chính trị và truyền thông các nước phi dân chủ, cho biết trên VOA: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng nỗ lực để xây dựng hình ảnh tích cực của họ nhằm nâng cao danh tiếng và sức hấp dẫn toàn cầu; có nhiều bài tường thuật nhắm vào phương Tây, nhưng đa số hơn thiên về kể những câu chuyện Trung Quốc. Điều này không có gì mới, đã xuất hiện từ đầu những năm 2000”.

Dan Garrett, người từng là chuyên gia phân tích tình báo của Lầu Năm Góc, nói với VOA rằng các hoạt động tiếp cận của Bắc Kinh nhằm làm mất uy tín của truyền thông phương Tây thông qua mô tả truyền thông phương Tây là thiên vị, phân biệt chủng tộc, và chống Trung Quốc. Ông chỉ ra:

– “Một mặt, bất cứ khi nào khủng hoảng xảy ra, Chính phủ (ĐCSTQ) sẽ sử dụng toàn bộ tổ chức truyền thông và các cơ quan tình báo an ninh quốc gia để ứng phó với cuộc khủng hoảng. Vì vậy, đối với Trung Quốc thì đại dịch viêm phổi Vũ Hán không chỉ là nguy cơ mà cũng là cơ hội, để lợi dụng dịch bệnh để ngoại giao vắc xin, ngoại giao quần áo bảo hộ, và các loại hình ngoại giao khác liên quan đến đại dịch nhằm nâng cao hình ảnh của ĐCSTQ.”

– “Mặt khác, Bắc Kinh cũng xác định đây là một cuộc chiến dư luận với Mỹ và phương Tây, liên quan đến việc ai chịu trách nhiệm về nguồn gốc lây lan đại dịch này. Theo góc nhìn của Bắc Kinh, cuộc khủng hoảng toàn cầu mới này là cơ hội để Bắc Kinh chứng minh hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của ĐCSTQ vượt trội so với nền dân chủ, các giá trị phổ quát và hệ thống tự do của phương Tây.”

– “Vì vậy, đã từ lâu Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng mạng lưới truyền thông toàn cầu khổng lồ đầu tư hàng tỷ đô la, giờ đây một khi khủng hoảng xảy ra, họ lập tức tập trung kích hoạt để giúp quảng bá hình ảnh cùng quan điểm ​​của họ ra thế giới.”

Một số chuyên gia cũng đặt câu hỏi về hiệu quả cuộc tấn công tuyên truyền của ĐCSTQ. Vấn đề này được chuyên gia Joshua Kurlantzick, một nhà nghiên cứu Đông Nam Á tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức tư vấn của Mỹ, cho biết:

– “Tôi nghĩ Trung Quốc (ĐCSTQ) là yếu tố làm bức tranh tự do ngôn luận trên thế giới trở nên tồi tệ. (Tự do ngôn luận) ở Trung Quốc đã rất tệ hại: trục xuất các phóng viên nước ngoài, hầu như tất cả các loại hình truyền thông độc lập đều bị đàn áp.”

– “Mặt khác, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiếp quản nhiều phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung ở nhiều nước, các kênh này cũng đã phát huy vai trò đàn áp quyền tự do ngôn luận.”

Nhưng ông cho rằng kiểu cách mà ĐCSTQ triển khai khó mang lại hiệu quả như họ mong đợi, dù vậy cũng gây nhiễu loạn thông tin.

Tại nhiều nước, người ta đã tẩy chay truyền thông ĐCSTQ. Mỹ đã áp đặt giới hạn thị thực đối với giới phóng viên của 5 hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa xã. Tháng Hai năm nay, Anh đã thu hồi giấy phép phát sóng của Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN). Sau đó, Đức cũng ngừng phát sóng CGTN. Kênh truyền hình công cộng của Úc là SBS cũng đã ngừng chương trình phát sóng hàng ngày của CGTN….

Trước một loạt hành động của các nước, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế truyền thông nước ngoài vào Trung Quốc, từ chối cấp thị thực hoặc trục xuất phóng viên nước ngoài.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm thứ Ba (11/5), người phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lập luận rằng lĩnh vực truyền thông không nên chỉ có CNN và BBC, và tất cả các nước cần có tiếng nói của mình.

Nhưng chuyên gia Korenzik phản bác: “Nếu một số tiếng nói không tự do và độc lập, hoặc các phương tiện truyền thông tích cực lan truyền thông tin sai lệch, tôi không nghĩ rằng điều này sẽ có lợi cho tin tức và một môi trường tin tức tốt hơn”.

Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: