Theo Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, Bộ Giáo dục Mỹ phát hiện Đại học Yale, Đại học Harvard nhận ít nhất 6,5 tỉ USD từ Trung Quốc, Ả Rập Xê Út nhưng không báo cáo. Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra đối với hai trường đại học này. 

Đại học Harvard
(Ảnh:Daderot – wikimedia)

Cơ quan liên bang Mỹ từng nhiều lần nêu lên mối lo ngại với việc cơ quan giáo dục bậc cao nhận quyên tặng từ nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc. Chính phủ Mỹ lo lắng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng tiền bạc để mua sức ảnh hưởng trên toàn cầu. Từ tháng 6/2019, Bộ Giáo dục Mỹ bắt đầu triển khai điều tra đối với việc này, Đại học Harvard và Đại học Yale lần lượt được liệt vào hồ sơ điều tra thứ 7 và thứ 8. 

Trong công văn Bộ Giáo dục Mỹ gửi Đại học Harvard đã yêu cầu trường này công bố các khoản quyên tặng đến từ chính phủ các nước Trung Quốc, Qatar, Nga, Ả Rập Saudi và Iran hoặc hồ sơ hợp đồng. Công văn cũng yêu cầu Đại học Harvard cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến Phòng thí nghiệm Kaspersky của Huawei, ZTE và Nga, Quỹ Skolkovo và Quỹ Allawi Iran. 

Ngoài ra, theo Reuters đưa tin, trong một tuyên bố của Bộ Giáo dục Mỹ có nói, Đại học Yale trong 4 năm qua đã nhận tiền quyên tặng của nước ngoài ít nhất 375 triệu USD nhưng không báo cáo. Bộ Giáo dục Mỹ cũng yêu cầu Đại học Yale cung cấp hồ sơ các khoản quyên tặng của Ả Rập Saudi, Trung Quốc và công ty viễn thông hàng đầu của nước này, Học viện Yến Kinh (Yenching Academy ) thuộc Đại học Bắc Kinh, Đại học Quốc gia Singapore, Qatar. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Betsy DeVos cho biết: “Nếu các cơ sở giáo dục bậc cao có nhận quyên tặng từ nước ngoài, sinh viên, người quyên tặng và người nộp thuế có quyền biết số tiền và nguồn quyên tặng.”

Karen Peart, người phát ngôn của Đại học Yale xác nhận rằng,Bộ Giáo dục căn cứ vào điều 115 Luật giáo dục bậc cao năm 1965 để yêu cầu Đại học Yale đệ trình hồ sơ quyên tặng và hợp đồng nước ngoài cụ thể. 

Luật liên bang Mỹ yêu cầu các cơ quan giáo dục bậc cao của Mỹ, mỗi năm phải thông báo 2 lần về số tiền quyên tặng và hợp đồng nước ngoài khi số tiền vượt quá 250.000 USD. Nếu từ chối công bố, Bộ Giáo dục có quyền chuyển vụ việc cho Bộ Tư pháp điều tra, thậm chí có thể đề xuất tố tụng. 

Các cơ quan liên bang Mỹ và các nghị viên Quốc hội Mỹ cũng nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc cơ quan giáo dục bậc cao của Mỹ nhận các khoản quyên tặng từ nước ngoài, đặc biệt là các khoản quyên tặng đến từ Trung Quốc. 

Tháng trước, ông Charles Liebe, Chủ nhiệm Khoa Hóa và Sinh hóa Đại học Harvard đã bị bắt, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc đây là trường hợp người Mỹ tham dự vào “Kế hoạch ngàn nhân tài” của ĐCSTQ, nhưng lại báo cáo giả dối với Bộ Quốc phòng Mỹ và Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIH). 

Theo National Public Radio đưa tin, trong giai đoạn “quan trọng” từ năm 2012 – 2017, “Kế hoạch ngàn nhân tài” đã trả lương 50.000 USD mỗi tháng cho ông Charles Liebe, “chi phí sinh hoạt và chi tiêu cá nhân” hằng năm lên đến hơn 150.000 USD. Chính phủ Trung Quốc và Đại học Công nghệ Vũ Hán còn cung cấp số tiền hơn 1,5 triệu USD cho ông dùng để xây dựng phòng thí nghiệm có bóng dáng của Đại học Công nghệ Vũ Hán, và tiến hành đồng bộ nghiên cứu. 

Ông Charles Liebe là một nhân tài kiệt xuất trong lĩnh vực điện tử nano, trong các sự kiện nhà khoa học bị Cục Điều tra Liên bang bắt giữ tương tự, ông Charles Liebe là một trong số các nhà khoa học có uy tín nhất.

Ủy ban Điều tra thuộc Thượng viện Mỹ (Senate Permanent Subcommittee on Investigations) năm ngoái có công bố một báo cáo cho nói rằng trong 10 năm qua, ĐCSTQ dùng “Kế hoạch ngàn nhân tài” để chiêu mộ hơn 7.000 nhà khoa học và chuyên gia của Mỹ, nhằm chuyển thành quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đến Trung Quốc một cách phi pháp.

Tuyết Mai