Vào tháng Sáu, sau khi Hồng Kông nới lỏng cho phép tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech mRNA đến tuổi 12, một số trường hợp viêm cơ tim ở thanh thiếu niên đã xảy ra. Gần đây, Singapore cũng báo cáo rằng trẻ 16 tuổi đã được tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán Pfizer-BioNTech, đều xảy ra các trường hợp ngừng tim.

p2994001a916349883
Một nghiên cứu của Đại học Hồng Kông cho thấy, những con chuột được tiêm vắc-xin BioNTech mRNA vào tĩnh mạch, có dấu hiệu rõ rệt bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim vào ngày thứ nhất và thứ hai. (Ảnh: Vision Times ghép ảnh / Ảnh của Nhóm Đại học Hồng Kông)

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hồng Kông đã sử dụng chuột để nghiên cứu và phát hiện ra rằng các tế bào tim của những con chuột được tiêm vắc-xin vào tĩnh mạch, đều xuất hiện rõ rệt hiện tượng màng ngoài tim bị đốm trắng. Điều này được cho là có liên quan đến phản ứng mạnh do vắc-xin xâm nhập vào tim theo đường máu. Đại học Hồng Kông khuyến nghị một phương pháp tránh tiêm vắc-xin vào mạch máu trong khi tiêm chủng.

Dựa trên báo cáo tổng hợp của Stand NewsHk01“, dữ liệu cho thấy cứ 1 triệu liều vắc xin BioNTech mRNA, sẽ có khoảng 50 trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Chủ yếu xảy ra ở những người từ 12 đến 29 tuổi được tiêm mũi thứ hai.

Ông Khổng Phồn Nghị, người triệu tập và Ủy ban chuyên gia đánh giá các sự kiện lâm sàng vắc-xin COVID-19 của Chính phủ Hồng Kông, đã tiết lộ rằng cứ 100.000 thanh niên được tiêm chủng, thì có 10 người bị viêm cơ tim, trong đó phần lớn là nam giới. Nhóm nghiên cứu do ông Viên Quốc Dũng (Yuen Kwok-yung), giáo sư Khoa Vi sinh tại Đại học Hồng Kông dẫn đầu, đã sử dụng chuột làm thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng này.

Tiêm tĩnh mạch vắc-xin BioNTech có thể gây viêm cơ tim

Nhóm nghiên cứu chia chuột thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên được tiêm vắc-xin BioNTech mRNA vào tĩnh mạch. Nhóm thứ 2 được tiêm vào cơ đùi. Nhóm thứ 3 được tiêm nước muối.

Nghiên cứu cho thấy ở những con chuột được tiêm vắc-xin vào tĩnh mạch, trong vòng 24 đến 48 giờ, xuất hiện rõ rệt những dấu hiệu viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Bao gồm hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm, tế bào chết và thậm chí là vôi hóa màng ngoài tim. Hình ảnh giải phẫu cho thấy lớp màng ngoài tim của chuột có những đốm trắng rất rõ.

Trong số những con chuột được tiêm phòng, 13 con chuột được tiêm tĩnh mạch, thì có đến 8 con chuột bị thoái hóa tế bào cơ tim. Trong số 6 con chuột được tiêm bắp, thì 2 con bị thoái hóa tế bào cơ tim. Toàn bộ những con chuột được tiêm nước muối bình thường, đều không xuất hiện tình trạng tương tự.

Đối với những con chuột được tiêm liều vắc-xin thứ 2 sau đó 14 ngày, tổn thương tim còn nghiêm trọng hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ troponin (phức hợp protein có hình cầu nằm trong các sợi mảnh của sợi cơ tim) trong huyết thanh tăng cao ở chuột. Đây là một dấu hiệu của chứng tổn thương tim. Sau khi tiêm vắc-xin BioNTech vào tĩnh mạch, lượng men tim tăng gần 4,5 lần so với tiêm vào bắp, tức là tế bào tim dễ bị tổn thương hơn.

Bà Trương Cẩm Hà, ​​giám đốc khoa học của Khoa vi sinh tại Đại học Hồng Kông, giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng, vắc-xin BioNTech có phản ứng miễn dịch mạnh. Sau khi tiêm vào tĩnh mạch, nó sẽ chảy vào tim cùng với máu, kích thích tế bào cơ tim hoặc làm tổn thương tế bào để giải phóng men tim.

Hiện tại, sở y tế của nhiều nước đã khuyến cáo nên tiêm vắc-xin trực tiếp vào bắp cho người dân. Nhưng nhóm nghiên cứu của Đại học Hồng Kông không đồng ý. Họ cho rằng dù tiêm vào bắp, vắc-xin vẫn có thể vô tình bị tiêm vào tĩnh mạch.

Đại học Hồng Kông khuyến cáo rằng sau khi kim tiêm cắm vào bắp, nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiêm nên rút ống tiêm ra, và quan sát xem có máu hay không, để đảm bảo rằng kim tiêm sẽ không vô tình đâm vào tĩnh mạch. Nếu thấy máu thì nên tìm một vị trí cơ khác để tiêm, tránh để vắc-xin xâm nhập vào máu, làm tổn thương tế bào cơ tim và gây viêm tim.

Một phương pháp khác là chuyển mũi tiêm ra bên ngoài cơ đùi. Làm vậy tuy có thể giảm nguy cơ, nhưng người tiêm chủng phải mặc quần đùi, váy hoặc quần ống rộng. Như vậy cũng rất bất tiện.

Lý Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm: