Dịch bệnh COVID-19 hiện đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia, trong đó một số nước tiêm chủng sớm và có tỷ lệ chích ngừa cao (như Anh – gần 70% người dân tiêm chủng đầy đủ, Singapore – hơn 80% dân số tiêm đủ 2 mũi) bắt đầu chứng kiến tình trạng suy giảm hiệu quả của vắc-xin.

COVID-19
(Ảnh minh họa: Par Cat Box/Shutterstock)

Tại nhiều quốc gia, nhà hàng và tiệm làm tóc đều đóng cửa. Đến trường học vẫn là điều gì đó xa vời với rất nhiều học sinh. Nhiều người thậm chí không được ra đường sau 8 giờ tối.

 ít nhất một quốc gia ở châu Âu (Latvia) đã tái phải áp dụng các hạn chế nghiêm ngặt để chống lại COVID-19, trong khi dịch bệnh đang bùng phát trở lại ở nhiều nước, từ Anh cho đến Singapore.

Anh đã tiêm chủng cho người dân từ sớm và đã gỡ bỏ hầu hết hạn chế COVID-19 kể từ ngày 19/7. Tuy nhiên, quốc gia này đang chứng kiến ​​số ca bệnh tăng cao nhất kể từ cuối tháng 7.

Đức cũng đang ghi nhận xu hướng gia tăng nhanh chóng sau khi số ca nhiễm giảm mạnh hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6.

Trong khi đó, Romania đã hết giường chăm sóc đặc biệt.

Biến thể Delta dễ lây lan cũng đang bùng phát ở những quốc gia từng theo đuổi chính sách “Zero-COVID (kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh)” đối với virus như Trung Quốc và Úc.

Tại Mỹ, các đợt bùng phát nghiêm trọng từ mùa hè đang dần lắng xuống, trong khi chính phủ đang đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin tăng cường cho người dân để cố gắng ngăn chặn một làn sóng khác trong mùa đông. Giống như ở Mỹ, chính phủ Anh cũng đang thúc đẩy công dân cao tuổi và người dễ bị nhiễm bệnh khác đi tiêm liều bổ sung.

Trên thực tế, vắc-xin không phải lúc nào cũng ngăn chặn được sự lây nhiễm, và hiệu quả của vắc-xin cũng giảm dần theo thời gian, khiến bức tranh toàn cảnh về COVID-19 trở nên phức tạp hơn so với những gì diễn ra cách đây 1 năm. Các quốc gia tiêm chủng sớm, như Israel, Mỹ và Anh, là những nước đầu tiên chứng kiến sự giảm dần trong hiệu quả của vắc-xin.

Ở bán cầu Nam, Úc đã phải vật lộn với sự lây lan của biến thể Delta từ tháng 6. Đây là một trong những quốc gia có thời gian phong tỏa lâu nhất thế giới, nhưng hiện đã chấp nhận loại bỏ chiến lược đưa số ca mắc COVID-19 về 0 để chuyển sang sống chung với virus, tương tự là trường hợp của New Zealand.

Singapore đã quyết định mở cửa trở lại khi tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vượt mốc 80%. Tuy nhiên, số ca nhiễm bắt đầu gia tăng ngay sau khi một số hạn chế được nới lỏng vào tháng 8. Trong tuần trước, Singapore đã quyết định duy trì các biện pháp hạn chế thêm 1 tháng nữa, đồng thời cảnh báo làn sóng hiện tại có thể thách thức hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Mike Ryan, người đứng đầu chương trình cấp cứu sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dự đoán rằng Anh và các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao khác sẽ phải chứng kiến số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng.

Theo Bloomberg,

Phan Anh

Xem thêm: