Khi so sánh Hoa Kỳ với các quốc gia khác, nhà sản xuất và tác giả Dinesh D’Souza nhận định rằng, Mỹ không còn là quốc gia tự do nhất trên thế giới.

Embed from Getty Images

Nhà sản xuất và tác giả Dinesh D’Souza (Ảnh: Getty Images)

Khi được hỏi về “văn hóa hủy bỏ”, ông D’Souza trả lời trên chương trình podcast của John Solomon Reports: “Tôi chợt nhận ra rằng chúng ta thực sự không còn được sống nữa, ít nhất là về một số quyền tự do dân sự cơ bản của chúng ta, ở một đất nước tự do.”

“Đối với một người nhập cư như tôi mà nói, đây quả thực là một điều đáng ngạc nhiên,” ông D’Souza nói thêm. “Nhưng tôi chợt nhận ra rằng, quý vị biết đấy, chúng ta luôn nghĩ về nước Mỹ như là quốc gia tự do nhất trên thế giới. Và theo quan điểm của tôi, khi chúng ta nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta phải nói rằng [tự do ở đất nước] chúng ta chỉ xếp hạng trung bình. Có rất, rất nhiều quốc gia tự do hơn chúng ta rất nhiều. Tất nhiên hiện nay cũng có những quốc gia kém tự do hơn chúng ta. Nhưng thực tế rằng chúng ta xếp ở phân khúc trung bình đã khiến tôi bị sốc và tôi đang cố gắng để hiểu điều đó.”

Ông D’Souza giải thích lý do tại sao ông cho rằng Mỹ đã đạt đến điểm thấp trong việc bảo vệ các quyền tự do dân sự.

“Trường hợp này, liệu có một khả năng là những người được cho là theo chủ nghĩa tự do đều trở nên phi đạo đức hay không? Nói cách khác, chúng tôi nghĩ rằng họ là những người theo chủ nghĩa tự do theo nghĩa là họ bỏ phiếu – muốn mức thuế cao hơn, và họ muốn có một nhà nước phúc lợi lớn,” ông D’Souza nói.

“Nhưng chúng tôi cho rằng vẫn có một số yếu tố của chủ nghĩa tự do cổ điển trong tâm khảm họ và họ vẫn tin vào những điều như ‘quyền được bất đồng’ của quý vị, đây là nước Mỹ, vì vậy quý vị có thể nói bất cứ điều gì quý vị muốn. Và quý vị biết đấy, quý vị có quyền [bảo vệ] quan điểm của mình, tôi có thể không đồng ý với quý vị, nhưng tôi bảo hộ quyền đó. Nhưng tất cả những gì quý vị biết, tất cả những điều này, viễn cảnh nước Mỹ [với quyền lợi và bổn phận] công dân này, chúng tôi nhận ra rằng đó không phải là nước Mỹ mà chúng ta đang sống hiện nay. Tôi tự hỏi liệu lý do có phải là bởi những người này ngay từ đầu chưa bao giờ là những người theo chủ nghĩa tự do, có điều họ đã bị chặn lại do Đảng Cộng hòa vẫn nắm giữ quyền lực chính trị rất mạnh, bất chấp thực tế rằng họ giữ được thế đa số về văn hóa.”

Ông D’Souza cũng có nói thêm về nhận định rằng cánh tả đang kiểm soát cả văn hóa và chính trị.

“Những người này chưa bao giờ sở hữu quyền lực chính trị và cả văn hóa… Vì vậy, bây giờ đột nhiên họ được trao quyền, bởi thực tế là họ cảm thấy như họ nắm quyền kiểm soát cả ba nhánh chính phủ, cho dù ở khoảng cách khá hẹp. Và họ cũng cho rằng họ có độc quyền mạnh mẽ về văn hóa. Họ muốn tập hợp hai điều đó lại để dứt khoát đè bẹp phe đối lập một lần cho xong. Vì vậy, đây là một loại viễn cảnh rất, rất đáng sợ. Bởi vì xét đến cùng thì công việc của đa số trong một xã hội dân chủ là làm cho thiểu số cảm thấy an toàn. Và chắc chắn họ không làm thế,” ông D’Souza phân tích.

Theo ông D’Souza, xã hội phi tự do này bắt đầu từ các trường đại học.

“Tôi nghĩ rằng điều đó diễn ra theo từng giai đoạn. Quý vị biết đấy, tôi thực sự đã thấy điều này cách đây 30 năm trong trường đại học. Và cuốn sách đầu tiên của tôi – ‘Illiberal Education’, một cuốn sách trình bày về tính đúng đắn chính trị trong các trường sở. [Thời điểm đó] tôi bắt đầu nhận ra tình trạng dễ bị tấn công của các sinh viên bởi vì họ phó mặc hết cho các giáo sư và ban giám hiệu. Nhưng vào thời điểm đó, đối với tôi mà nói, tôi thấy trường đại học giống như một trại tị nạn, một nhà thương điên. Và không chỉ tôi, mọi người khác đều nghĩ theo cách đó,” ông D’Souza cho biết.

“Khi ông C. Vann Woodward, nhà sử học Yale, viết một đánh giá đầy thiện chí về cuốn sách của tôi trong tuyển tập ‘The New York Review of Books’, phản hồi chủ yếu của những người theo chủ nghĩa tự do là: ‘Không, không, không, không, không, điều này không thể đang diễn ra. Nó quá điên rồ. Ông Dinesh chỉ đang phóng đại tình hình v.v.’ Nhưng tôi nghĩ rằng đây là một sự bất thường của văn hóa phụ trong trường đại học. Tôi cho rằng xu thế phát triển đáng kể trong thời đại chúng ta là kiểu chuyển hóa văn hóa trong trường đại học thành Văn hóa Mỹ.”

Ông D’Souza tiếp tục: “Vì vậy, hiện tại các phương tiện truyền thông đang đóng vai trò của các giáo sư. Và quý vị biết đấy, cơ sở chính trị đóng vai trò của các chủ nhiệm khoa. Và đương nhiên, truyền thông kỹ thuật số tương đương với các bài phát biểu trong trường học trước đây. Và bất thình lình, chúng ta đang sống ở một nước Mỹ vốn đã trở thành một trại tị nạn, nơi mà sự không dung thứ hiện đã trở thành vấn đề trọng tâm. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều đó đã diễn ra trong suốt một khoảng thời gian, nhưng những gì từng bị bó hẹp trong một số khu vực nay lại trở thành vấn nạn chung trong xã hội chúng ta.”

Theo ông D’Souza, chủ nghĩa phi tự do trong các trường đại học bắt nguồn từ một cuộc tranh luận về chủ nghĩa Marx cách đây khoảng một trăm năm.

“Theo nghĩa này thì đó là một kế hoạch, tức là có những nhân sĩ trí thức quay trở lại không chỉ những năm 1960, mà thậm chí là những năm 1920 và 1930, những người nhận ra rằng họ sẽ phải tiếp nhận văn hóa. Điều này xuất phát từ cuộc tranh luận được gọi là ‘khủng hoảng của chủ nghĩa Marx’ cách đây khoảng một thế kỷ, khi cánh tả về cơ bản tự hỏi những câu như ‘Tại sao những dự đoán của chủ nghĩa Marx không thành hiện thực?’ Và câu trả lời của họ là bởi vì giai cấp công nhân phải chịu khuất phục của cái mà họ gọi là ‘văn hóa đồng quê’ – người đàn ông thuộc tầng lớp lao động là người yêu nước, người đàn ông thuộc tầng lớp lao động đi nhà thờ, anh ta yêu gia đình của mình. Vì vậy, quý vị biết đấy, anh ta không nghĩ về tư cách thành viên công đoàn hay bất kỳ loại cách mạng vô sản nào, bởi vì anh ta có tất cả những mối quan tâm khác đang hình thành tính cách và lòng trung thành của anh ta,” ông D’Souza giải thích.

“Phe cánh tả nói rằng: ‘Vì vậy, chúng ta cần tiếp quản những thứ đó. Chúng ta cần tiếp quản các trường học, chúng ta cần tiếp quản các trường đại học, chúng ta cần phá hoại các nhà thờ, chúng ta cần phải làm suy yếu quyền lực của gia đình phụ hệ. Và bằng cách làm này, về cơ bản, chúng ta sẽ tạo ra một nền văn hóa cánh tả song hành với kinh tế cánh tả.’ Chính vì thế phe cánh tả đã nỗ lực hết sức, đầu tư rất nhiều vào điều này. Và tôi cho rằng họ đã bắt đầu từ các trường đại học. Và sau đó, những gì diễn ra chính là họ có thể nuôi dưỡng một thế hệ chỉ toàn những kẻ man rợ không khoan dung, và buông thả họ ra toàn xã hội. Đó là những gì đã diễn ra. Phe cánh tả không cần phải lên kế hoạch bởi thông qua việc tạo ra những ‘tông đồ’ rồi phát tán ra toàn thế giới, họ có thể đạt được mục đích của mình theo cách đó.”

Minh Ngọc (Theo Just The News)

Xem thêm: