Tại New York (Mỹ) hôm 2/9, một doanh nhân Trung Quốc và trợ lý của ông ta đã bị buộc tội hối lộ các quan chức Nước Cộng hòa Quần đảo Marshall để giành quyền kiểm soát một đảo san hô thuộc quần đảo này, nhằm biến nó thành khu kinh doanh bán tự trị dưới kiểm soát của họ, xem đó như cơ sở cho các hoạt động đầu tư nước ngoài.

rongelap island
Cảnh đảo san hô Rongelap. (Ảnh chụp màn hình video)

Doanh nhân Chen Hong (hay còn gọi là Cary Yan, Hong Hui Yan) 50 tuổi và trợ lý Chaoting Zhou 34 tuổi đều có hộ chiếu Nước Cộng hòa Quần đảo Marshall, bị cáo buộc lợi dụng một tổ chức phi chính phủ trực thuộc Liên Hợp Quốc hối lộ cho các quan chức Quần đảo Marshall ở New York, vì vậy đã vi phạm Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài của Mỹ (FCPA).

id13817295 160455 450x300 1
Chen Hong (đầu tiên từ phải sang) gặp gỡ quan chức cấp cao của một nước châu Phi tại Liên Hợp Quốc ở New York vào ngày 16/8/2017 (WOGC Twitter).

Sau khi Mỹ phát lệnh bắt giữ, cặp vợ chồng này đã trốn từ Mỹ đến Thái Lan và bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vào ngày 16/11/2020. Thứ Sáu tuần trước, họ bị dẫn độ đến Mỹ và được Tòa án Liên bang Quận Nam New York tiếp quản để xử án.

Tầm quan trọng chiến lược của các quốc đảo Thái Bình Dương

Về mặt địa chính trị, Quần đảo Marshall (RMI) nằm giữa Úc và bang Hawaii của Mỹ, trên một kênh quan trọng cho các tàu hải quân và thương mại của Mỹ và Úc. Vùng biển đặc biệt mà các quốc đảo này tọa lạc có ý nghĩa địa chiến lược quan trọng.

Năm 1986, Quần đảo Marshall và Mỹ đã ký “Hiệp định Hiệp hội Tự do” để giành chủ quyền độc lập. Mỹ cung cấp cho Quần đảo Marshall các dịch vụ quốc phòng, tài chính và xã hội. Đổi lại, Quần đảo Marshall trao cho Mỹ quyền hoạt động quân sự trong vùng trời và vùng biển của họ.

Hiện nay, các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã trở thành chiến trường mới trong tranh giành ảnh hưởng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Những năm gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng gây ảnh hưởng nhiều hơn đến các quốc đảo Thái Bình Dương để thay đổi mô hình chiến lược của Thái Bình Dương, động thái đó đã khiến Mỹ cảnh giác. Nếu các nước này ngả chiều sang thân Trung Quốc thì con đường quân sự của Mỹ đến châu Á có thể bị cắt đứt và các hành động của quân đội Mỹ cũng có thể bị ĐCSTQ nắm bắt.

Kể từ năm 1998 khi Quần đảo Marshall thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan thì ĐCSTQ đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với quần đảo này. Các quốc đảo ở Thái Bình Dương như Quần đảo Solomon và Kiribati đã cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 2019 để quay sang thân ĐCSTQ.

Hối lộ để áp dụng mô hình Hồng Kông

Theo bản cáo trạng được bỏ niêm phong vào ngày 2/9, khoảng tháng 12/2016 Chen Hong và Zhou Chaoting đã sử dụng tổ chức phi chính phủ của Liên Hợp Quốc là “Quản trị và Cạnh tranh Quốc tế” (WOGC) do họ thành lập để gặp gỡ một số quan chức quan trọng của Quần đảo Marshall tại New York, qua đó thảo luận về việc thành lập và phát triển các khu vực bán tự trị.

Về cáo buộc liên quan đến 6 quan chức Quần đảo Marshall, trong bản cáo trạng không nêu danh tính nhưng được liệt kê theo số. Trong 6 quan chức bị cáo buộc đó có 5 người đã nhận hối lộ để đổi lấy việc ủng hộ luật thành lập Khu hành chính đặc biệt (RASAR) ở đảo san hô Rongelap. Ngoài các khoản hối lộ, Chen Hong và Zhou Chaoting còn bị cáo buộc đã trả tiền cho việc đi lại và giải trí cấp cao của các quan chức, bao gồm cả việc ra mắt công khai kế hoạch đó ở Hồng Kông vào tháng 4/2018.

Đảo san hô Rongelap tiếp giáp với đảo san hô Bikini là nơi Mỹ đã tiến hành hơn 20 vụ thử bom nguyên tử và bom hydro từ năm 1946 – 1958. Đặc khu hành chính RASAR nhằm mục đích rút ra kinh nghiệm của Hồng Kông về “một nước hai thể chế” để thành lập một đặc khu đầu tư nước ngoài không bị ràng buộc bởi nhiều luật bản địa biến nó thành khu đầu tiên trên thế giới tự trị hoàn toàn, miễn thuế hoàn toàn, hoàn toàn mở. Tổ chức WOGC của Chen Hong sẽ trở thành cơ quan điều hành trên thực tế của Đặc khu hành chính này.

Bản cáo trạng cáo buộc rằng khi luật RASAR được đưa ra Quốc hội vào năm 2018, “các bị cáo đã đưa ra một loạt các khoản hối lộ và các biện pháp khuyến khích khác để có được sự ủng hộ đối với dự luật RASAR từ các nhà lập pháp của Quần đảo Marshall”.

Thề ‘trả thù’ vì thất bại trong việc ép buộc tổng thống

Chính phủ của nữ Tổng thống Hilda C. Heine thân Đài Loan phản đối việc thành lập Đặc khu hành chính RASAR. Tổng thống Heine đã chỉ ra trên Đài phát thanh New Zealand rằng đảng đối lập muốn bà từ chức có quan hệ chặt chẽ với doanh nhân Trung Quốc Cary Yan.

Bà lo ngại rằng đặc khu hành chính RASAR có thể gây ra các vấn đề như rửa tiền và buôn bán hộ chiếu, đồng thời chỉ trích đề xuất này là biến đảo san hô Rongelap thành “quốc gia trong một quốc gia khác” của Trung Quốc, làm suy yếu nền độc lập của Marshall.

Do Chính phủ của Tổng thống Heine từ chối thông qua luật RASAR và không trình lên Quốc hội, vào tháng 11/2018 đảng đối lập thân ĐCSTQ đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với bà, nhưng bà Heine đã thoát khỏi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với chênh lệnh chỉ 1 phiếu bầu.

Theo cáo trạng, quan chức số 6 (Official-6) của Quần đảo Marshall đã gửi email cho Chen Hong và Zhou Chaoting vào khoảng ngày 1/12/2018, hứa với Chen Hong rằng ông ta sẽ “trả thù” Tổng thống Heine vì đã ngăn chặn kế hoạch của họ.  

Khoảng ngày 18/11/2019, Quần đảo Marshall tổ chức bầu cử cơ quan lập pháp, cuộc bầu cử này gây hện quả Tổng thống Heine từ chức vào ngày 13/1/2020.

Ngay sau đó, Chen và Zhou bắt đầu gửi email và gặp gỡ với 5 quan chức Quần đảo Marshall. Vào ngày 14/2/2020, họ gửi email cho “quan chức số 6” hứa rằng một khi Đặc khu RASAR được thành lập thì “gia đình của “quan chức số 6” sẽ trở thành một trong những gia đình quyền lực nhất ở Quần đảo Marshall”.

Sau khi đưa hối lộ thành công, cuối cùng vào ngày 20/3/2020 quốc hội địa phương đã thông qua nghị quyết ủng hộ luật đặc khu hành chính.

Vào năm 2021, những người ủng hộ Chen Hong đã tổng kết lại sáng kiến ​​này với tên gọi “Khu kinh tế kỹ thuật số đảo san hô Rangelap” (DEZRA) và quảng bá nó như cách hiệu quả để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế cho Quần đảo Marshall. Năm 1954, Mỹ đã thử nghiệm một quả bom khinh khí gần đảo san hô này, vì mức độ bức xạ cao khiến phần lớn đảo san hô Rongelap không thể tiếp cận được.

Luật DEZRA mặc dù được đưa ra Quốc hội Cộng hòa Marshall vào năm 2021, nhưng chưa bao giờ được thông qua.

Cặp đôi này hiện bị buộc tội vi phạm Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài (FCPA), âm mưu rửa tiền và tội danh rửa tiền. Luật sư Damian Williams của Quận phía Nam New York cho biết kế hoạch hối lộ của Chen và Zhou để gây ảnh hưởng và thao túng quy trình lập pháp của Cộng hòa Quần đảo Marshall và trắng trợn tuyên bố chủ quyền trước cơ quan lập pháp của đất nước này, “Quận phía Nam của New York sẽ không dung thứ cho những ai vi phạm tính toàn vẹn của quy trình dân chủ”.