Tròn 20 năm, kể từ sự kiện ngày 11/9/2001, quân đội Hoa Kỳ đã ào ạt đổ quân vào Afghanistan và đánh đuổi Taliban. Nhưng đến cuối tuần trước nữa, Taliban quay lại truy sát với tốc độ nhanh hơn. Vào Chủ nhật (15/8), Tổng thống Afghanistan đã rời khỏi đất nước, còn quân đội Afghanistan không đánh mà hàng. Taliban đã chiếm đóng thủ đô và kiểm soát toàn bộ Afghanistan.

shutterstock 2025653813
Người dân Afghanistan (Ảnh: Trent Inness / Shutterstock)

(Bài viết được chuyển thể một phần từ video của kênh YouTube Đông Phương.)

Những gì thế giới nhìn thấy là đường băng của sân bay quốc tế duy nhất tại Afghanistan. Máy bay vận tải quân sự của Mỹ chuẩn bị cất cánh, nhưng lại bị vây kín bởi đám đông. Họ hy vọng bám được vào chiếc máy bay đã cất cánh.

Cảnh di tản khẩn cấp và rút lui của trực thăng Mỹ tại Đại sứ quán Sài Gòn, khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1975, lại được tái hiện trên quy mô lớn hơn. Vết sẹo trong thời lịch sử cận đại của Hoa Kỳ đã được khơi lại.

Tất cả những điều này xảy ra ngay trước lễ kỷ niệm 20 năm ngày 11/9. Không còn nghi ngờ gì nữa, cái chảo đen thảm bại trong cuộc chiến chống khủng bố, đã gắn chặt với chính quyền Biden, với ông Biden và bà Harris.

Điều đáng châm chọc hơn nữa là mới hôm thứ Hai, ngày 9/8, Đại sứ quán Mỹ tại Afghanistan còn gửi đi một dòng tweet với tiêu đề: Thứ Hai Hòa bình, Afghanistan hòa bình, đại sứ quán đã hỏi 400.000 người hâm mộ trên Twitter, cuộc đàm phán với Taliban đang được tiến hành, các bạn có bất kỳ ý kiến ​​nào muốn nói với các nhà đàm phán không?

Ngay trước cuối tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn, một quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, tình hình sẽ không quá tệ và sẽ không có thay đổi gì từ thứ Sáu đến thứ Hai. Trong một cuộc phỏng vấn vào sáng Chủ nhật, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken cũng nói rằng Kabul không phải là Sài Gòn.

Vào những năm 1940, Mỹ đã đánh bại nước Đức và Nhật Bản hùng mạnh, cứu được Tây Âu. Nhưng 80 năm sau, cuộc chiến chống khủng bố kéo dài 20 năm ở Afghanistan được 136 quốc gia, gồm cả NATO cung cấp các viện trợ quân sự khác nhau, và 23 quốc gia cung cấp các căn cứ quân sự cho Mỹ. Nhưng Taliban, tổ chức không có không quân, không có xe tăng và không có pháo binh, lại có thể chiếm lại Afghanistan.

Kết thúc ảm đạm cùng hậu quả và bài học của cuộc chiến chống khủng bố đã quá rõ ràng.

Thứ nhất, hệ thống dân chủ, trang thiết bị quân sự và tiền bạc chưa hẳn có thể chống lại hệ tư tưởng tôn giáo Hồi giáo. Afghanistan lại một lần nữa trở thành nơi ẩn náu của những kẻ khủng bố.

Thứ hai, Hoa Kỳ không thể xây dựng một đất nước và quân đội từ đống tro tàn. Đặc biệt là ở một quốc gia không có một tầng lớp trung lưu, lại nghèo đói, xung đột chủng tộc và các thế lực tại địa phương tranh giành quyền tối cao của đất nước. 10 năm trồng cây, 100 năm trồng người, điều này đặc biệt đúng đối với đất nước.

Hoa Kỳ đã chi 83 tỷ đô la Mỹ cho việc hình thành và huấn luyện quân đội Afghanistan. Quân đội Afghanistan có quy mô 300.000 người, nhưng không thể đánh bại lực lượng dân quân dưới 60.000 người của Taliban.

Thứ ba, địa vị quốc tế của Hoa Kỳ bị tổn hại nghiêm trọng. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ khó có thể kêu gọi và huy động sức mạnh của cộng đồng quốc tế hơn. Hoa Kỳ vẫn là bá chủ độc tôn ở phương Tây, bởi không có sự thay thế. Nhưng ở Đông Âu có Nga, ở Đông Á có Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Lá gan của ĐCSTQ và Nga sẽ ngày càng lớn hơn.

Afghanistan được mệnh danh là nấm mồ của đế quốc. Nếu cuộc chiến chống khủng bố kéo dài, Hoa Kỳ sẽ không đủ khả năng chi trả. Chỉ riêng chi phí y tế cho quân nhân tàn tật đã tiêu tốn tới hơn 2.000 tỷ đô la Mỹ. Hiện giờ vẫn chưa thể nhìn thấy điều này, phải đến năm 2048 mới đạt đến đỉnh điểm.

Theo thống kê từ Dự án Chi phí Chiến tranh của Đại học Brown, đến nay, 47.000 dân thường chết trong chiến tranh, 2.400 quân nhân và 4.000 nhân viên phục vụ theo hợp đồng của quân đội Hoa Kỳ cũng thiệt mạng trong chiến tranh. Năng lực lãnh đạo quân sự của Lầu Năm Góc đã bị đặt câu hỏi. Các tướng ngồi trong Lầu Năm Góc ngày nay không giống những quân nhân, mà giống các chính trị gia hơn.

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm: