Sau hai ngày ông John Kerry – Đặc phái viên khí hậu của ông Biden đến Thượng Hải, hiện giờ đã trở về và đem về một bản tuyên bố chung rất dài mà ông cùng đại diện đặc biệt về biến đổi khí hậu của Bắc Kinh Giải Chấn Hoa cùng đưa ra, không có nội dung mới, chủ yếu là biểu đạt thái độ hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng nhau ứng phó khủng hoảng biến đổi khí hậu. Hai nước đều cần tăng cường biện pháp thực hiện Thỏa thuận Khí hậu Paris, hạn chế khí thải. Mỹ không đưa ra nhiều cam kết, Trung Quốc cũng thế, vẫn giậm chân tại chỗ. Từ bề mặt mà xét, hai nước Mỹ – Trung kẻ tám lạng người nửa cân, không ai chịu thiệt, thực ra đây là cảm giác sai của ông Biden. Bởi vì đây là lần đầu tiên quan chức cấp nội các của ông Biden đến Trung Quốc, đối với chủ đề quan trọng rất gần gũi nhưng lại né tránh không nói, Đài Loan, Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Biển Đông, dịch bệnh, vũ khí hạt nhân Triều Tiên, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại, tấn công mạng, v.v, hàng loạt các vấn đề này đều né tránh không nói, chỉ nói đến vấn đề khí hậu. Điều này bằng như và cũng chính là biểu đạt thái độ của Mỹ, vấn đề quan trọng trong quan hệ Mỹ – Trung chính là khí hậu. 

Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.

THỎA THUẬN KHÍ HẬU TRUNG MỸ
(Nguồn: Kênh Youtube Đông Phương)

Điều này vừa đúng theo mong muốn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính quyền Bắc Kinh chỉ mong sao ông Biden xoay quanh vấn đề khí hậu, lập trường của ĐCSTQ rất rõ ràng, sẽ không vì khí hậu mà hy sinh phát triển kinh tế, toàn thế giới đều rất hiểu lập trường của ĐCSTQ, ĐCSTQ cũng biết toàn thế giới rất hiểu lập trường của mình. Tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Lạc Ngọc Thành đã nói rõ, một số quốc gia yêu cầu chúng tôi đặt giới hạn thời gian trước, điều này là không thực tế. Ông Biden hy vọng ĐCSTQ hồi tâm chuyển ý, hy vọng ông Kerry có thể thuyết phục ĐCSTQ ý thức được rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa đến toàn nhân loại, ông Biden còn cho ĐCSTQ một mục tiêu quan hệ công chúng, một cái cớ thúc giục Mỹ, Phó Thủ tướng ĐCSTQ Hàn Chính nói rằng hoan nghênh Mỹ quay trở lại Thỏa thuận Khí hậu Paris, cũng mong chờ phía Mỹ giữ gìn và bảo vệ thỏa thuận này, gánh vác trách nhiệm cần gánh vác và có cống hiến cần có. 

Ông Trump nhậm chức không lâu, liền tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris, vì sao lại thế? Đây là hiệp định trói buộc sự phát triển kinh tế của Mỹ, đây là hiệp định làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế của Mỹ, mặc dù Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, nhưng lượng khí thải của Mỹ vẫn tiếp tục giảm, đến thời điểm năm 2009, lượng khí thải của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất từ năm 1992, nếu chiếu theo tiêu chuẩn bình quân đầu người phát thải khí thải để đo lường, thì là giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1950. Một nguyên nhân rất chủ yếu đó là khai thác khí đá phiến tự nhiên, lượng khí thải từ khí tự nhiên ít hơn nhiều so với khí thải từ than đá. 

Cùng với đó, lượng khí thải của ĐCSTQ vẫn đang tăng, chỉ riêng năm ngoái, Trung Quốc đã phê duyệt việc xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện than 36,9 GW, gấp 3 lần so với một năm trước, nâng tổng công suất lắp đặt đang được xây dựng lên 88,1 GW. Hiện giờ nhà máy này đang trong quá trình phát triển sản lượng điện đốt than với công suất 247 GW, đủ để cung cấp năng lượng cho toàn nước Đức. Quay trở lại Thỏa thuận Khí hậu Paris, Mỹ sẽ bị ràng buộc, nhưng cũng cùng một thỏa thuận này, phía Trung Quốc lại không bị ràng buộc, phải đến 2030 thì mới bị ràng buộc, như vậy chẳng phải là trúng ý của ĐCSTQ, thỉnh thoảng lại có thể lấy khí hậu, Thỏa thuận Khí hậu Paris ra để gõ đầu, phê bình, chỉ trích Mỹ ư? Tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ nói rằng Mỹ đang xuống dốc, mô thức ĐCSTQ đang trỗi dậy, cách làm của ông Biden, Kerry, chẳng phải bằng như đang tuyên truyền cho ĐCSTQ sao?

Điều càng không thể tưởng tượng nổi là, trong tuyên bố chung về khí hậu của hai nước Mỹ – Trung, còn ghi rõ quy định sẽ hỗ trợ chính sách công nghiệp, tiêu chuẩn và công nghệ để giảm khí thải. Giải thích của ĐCSTQ chính là tiếp tục dùng hình thức trợ cấp để hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước, trong khi trợ cấp của chính phủ chính là một trong những nguyên nhân gây ra chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Thời kỳ chính quyền Trump, vấn đề trợ cấp này vẫn được lấy ra để đánh chính quyền Bắc Kinh, hiện nay thì tốt rồi, ông Biden nói một cách rõ ràng, chỉ cần là công nghiệp xanh, trợ cấp sẽ không gặp trở ngại, đến tương lai khi hai nước xảy ra xung đột thương mại, ĐCSTQ sẽ lấy tuyến bố chung này ra để nói. Ông Biden làm thế này chẳng phải rất ngây thơ sao. Ông Kerry đi một chuyến đến Thượng Hải, mục đích khác nữa là tiếp tục khẩn cầu ông Tập Cận Bình tham gia hội nghị thượng đỉnh khí hậu, cuối cùng ông Tập Cận Bình đồng ý tham gia, cũng coi như đã nể mặt ông Biden.

Chính quyền Biden coi khí hậu là trọng điểm chính sách của mình, cho nên dưới đây cũng trình bày một chút cãi vã của hai nước về vấn đề khí hậu, cung cấp một số tư liệu bối cảnh.

Vấn đề khí thải. Mỹ chỉ trích Trung Quốc là nước thải ra lượng khí thải lớn, theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm khí thải của sản xuất điện của Trung Quốc gấp 2 lần Mỹ, lượng khí thải của Trung Quốc chiếm ⅓ tổng lượng của toàn thế giới. ĐCSTQ phản bác rằng Mỹ có lịch sử lâu đời thải khí thải, theo số liệu thống kê của Tạp chí Nhìn thế giới (của Trung Quốc), từ năm 1750, cũng chính là những năm Càn Long thời nhà Thanh, đến năm 2018, Mỹ đã thải tổng cộng 405 tỷ tấn khí thải, trong khi Trung Quốc thải 210 tỷ tấn.

Về vấn đề chặt phá rừng bừa bãi. Mỹ phê bình Trung Quốc là quốc gia tiêu dùng gỗ chặt phá bừa bãi phi pháp lớn nhất thế giới. Theo Cục điều tra môi trường Mỹ nói, Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu gỗ quy mô lớn từ khu vực cây cối có nguy cơ tuyệt chủng, đủ để chứng minh có một bộ phận nguyên liệu gỗ Trung Quốc nhập khẩu thuộc loại chặt trộm. Năm ngoái, nhân chứng toàn cầu đã nói rằng rất nhiều quốc gia xuất khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ sang Trung Quốc, hiện tượng chặt trộm tương đối nghiêm trọng. Tháng 12/2019, chính quyền Bắc Kinh đưa ra luật mới, cấm công ty Trung Quốc mua bán nguyên liệu gỗ chặt phá phi pháp, nhưng thực tế hiệu quả của luật này rất khó để đánh giá. Chính quyền Bắc Kinh phản bác, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi của Mỹ mới nghiêm trọng. Nhưng căn cứ vào báo cáo điều tra của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Mỹ không tồn tại hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc, trong 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, trong số các nước có diện tích rừng rậm giảm trên toàn cầu, Mỹ không nằm trong danh sách 10 nước đứng đầu. Tuy nhiên, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên nói rằng là quốc gia tiêu thụ nguyên liệu gỗ đầu cuối lớn nhất thế giới, nhu cầu của Mỹ đối với nguyên liệu gỗ rừng mưa nhiệt đới có thể đã thạo thành hiện tượng chặt phá rừng phi pháp ở các quốc gia có rừng mưa nhiệt đới. 

Vấn đề rác thải nhựa. Mỹ phê bình Trung Quốc là quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất trên thế giới, là quốc gia có nguồn gốc rác thải nhựa trên biển lớn nhất, nhất là rác thải nhựa đế từ sông Trường Giang. Điều tra của Ngân hàng Thế giới cũng chứng thực điểm này, điều này có liên quan đến việc Trung Quốc là nước lớn về sản xuất công nghiệp. Chính quyền Bắc Kinh phản bác rằng Mỹ là quốc gia xuất khẩu phế liệu rắn lớn nhất trên thế giới, là quốc gia có bình quân đầu người tiêu thụ sản phẩm nhựa nhiều nhất thế giới, nhựa là thành phần chủ yếu của rác thải rắn. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, năm 2019, Mỹ xuất khẩu hơn 662.000 tấn rác, tuy nhiên Nhật Bản và Đức trong cùng năm cũng đã xuất khẩu nhiều rác hơn thế. Từ sau năm 2018, lượng xuất khẩu rác của Mỹ giảm thiểu, một nguyên nhân chủ yếu là Trung Quốc bắt đầu hạn chế nhập khẩu rác.

Vẫn còn nhiều chỉ tiêu khác liên quan đến khí hậu và môi trường, trong bài viết này không đưa ra từng ví dụ một. 

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm: