Vào chiều thứ Sáu, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, đã sử dụng các quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ để giành quyền lực quân sự từ Tổng thống Trump, với lý do bảo vệ an ninh quốc tế.

Dưới đây là quan điểm cá nhân của tác giả Đông Phương trên Vision Times Tiếng Trung.

Bà Pelosi tiết lộ với các đồng nghiệp đảng Dân chủ của mình rằng, bà ấy đã nói chuyện điện thoại với ông Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, vào sáng thứ Sáu, để thảo luận về những biện pháp cần được thực hiện, nhằm đảm bảo rằng, TT. Trump sẽ không sử dụng các biện pháp quân sự với tư cách là chỉ huy tối cao, nhằm phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vì chỉ có tổng thống mới có mật mã để phóng tên lửa hạt nhân. Bà Pelosi cũng công bố một bức thư ngỏ, gửi cho tất cả các đồng nghiệp trong quốc hội trên trang web của mình, nhằm đảm bảo thế giới biết rằng, bà ấy đã làm điều này. Người phát ngôn của văn phòng Tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ cũng xác nhận rằng, xác thực có việc như vậy và tướng Mark Milley đã trả lời câu hỏi của bà Pelosi.

shutterstock 1642719151
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Ảnh: De Sheila Fitzgerald/ Shutterstock)

Giới truyền thông cánh tả hoan nghênh điều này, và tán đồng việc chủ tịch hạ viện can thiệp vào quyền lực quân sự. Đây không phải là một cuộc đảo chính sao? Các tướng lĩnh quân đội Mỹ nghĩ vậy, và cho rằng đây là một cuộc đảo chính quân sự. Nhiệm vụ của chủ tịch hạ viện là lãnh đạo cơ quan lập pháp. Người ta nói rằng, ngay cả khi tổng thống Hoa Kỳ mất khả năng điều hành, thì vẫn còn phó tổng thống. Trừ khi tổng thống và phó tổng thống không còn ở đó, mới đến lượt chủ tịch hạ viện lên làm tổng thống. Đây là các quy định trong Hiến pháp của Hoa Kỳ.

Hơn nữa, hiện giờ cũng không đến lượt bà Pelosi nói với Tổng tham mưu trưởng rằng, ông có nên tuân theo mệnh lệnh của Tổng thống hay không. Tướng Mark Milley đã giữ chức Tham mưu trưởng dưới thời TT. Trump một năm rưỡi. Liệu ông có tuân theo lệnh của TT. Trump để phát động chiến tranh hạt nhân?

Việc bà Pelosi gọi điện cho Tổng tham mưu trưởng tự nó đã là một hành động bất hợp pháp và vi phạm nguyên tắc tam quyền phân lập ở Mỹ. Với tư cách là chủ tịch hạ viện, bà Pelosi có thể phát biểu ý kiến ​​và góp ý, nhưng bà ấy đã trực tiếp gọi điện cho tướng Mark Milley.

Theo nội dung được tiết lộ, bà ấy như thể đang ra lệnh, nói dễ nghe một chút thì là vượt quyền, nói khó nghe một chút thì là phản quốc khi thảo luận với quân đội về việc lật đổ tổng thống. Suy cho cùng, TT. Trump vẫn là tổng thống đắc cử và tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang trước khi rời nhiệm sở. Bà Pelosi không chỉ làm điều này, mà còn công khai trên trang web, để cả thế giới biết rằng, nếu vào thời điểm này có quốc gia nào nghĩ rằng, họ có cơ hội phát động một cuộc tấn công quân sự vào Hoa Kỳ, thì lẽ nào Tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ lại phải xin chỉ thị của chủ tịch hạ viện, xem nên phòng thủ như thế nào? Bà Pelosi làm vậy chẳng phải đang chà đạp lên Hiến pháp Hoa Kỳ hay đặt Hoa Kỳ vào tình thế nguy hiểm hay sao?

Hệ tư tưởng xã hội của Mỹ có lịch sử lâu đời. Một trong những khẩu hiệu trong chiến dịch của ông Biden là đoàn kết tất cả người Mỹ. Một số ít người đã tấn công Đồi Capitol khiến 5 người tử vong, trong đó có một cảnh sát. Đây là một thảm kịch. Sau những căm phẫn bất bình và truy cứu trách nhiệm của những người nổi loạn, chúng ta nên tìm kiếm điểm chung trong khi bảo lưu sự khác biệt và đoàn kết Hoa Kỳ. Sự khác biệt giữa nền dân chủ tự do và chế độ độc tài chính là ở điểm này. Nhưng những người cánh tả hiện đang nhân cơ hội này đàn áp phát ngôn, chặn tài khoản Twitter của TT. Trump và những người thuộc phe bảo thủ. Thậm chí họ còn chặn Parler, một nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng bởi những người phe bảo thủ. Điều này chẳng phải rất giống với vụ đốt phá quốc hội của Hitler hay sao? Lợi dụng một sự cố để loại bỏ những người bất đồng chính kiến?

Rốt cuộc, gần 80 triệu người ủng hộ TT. Trump, dù sóng gió dâng cao và hầu hết mọi người không thể cất tiếng nói của mình. Nhưng nguyên nhân sâu xa của sự đối lập vẫn còn đó, giống như nồi áp suất, ngọn lửa rực cháy bên dưới sắp bùng phát. Giải pháp là hãy mở một lỗ nhỏ trên nồi áp suất để giảm áp suất. Nhưng về cơ bản vẫn phải rút bớt củi dưới đáy nồi. Tuy nhiên xu thế của phe cánh tả hiện giờ, một là đổ thêm dầu vào lửa, hai là úp thêm một cái nắp to và dày hơn vào nồi áp suất. Kết quả thế nào mọi người đề có thể tưởng tượng được. Đảng Dân chủ đã kêu gọi Phó Tổng thống Pence, kêu gọi Nội các sử dụng Tu chính án thứ 25 trong Hiến pháp, loại bỏ TT. Trump, và tuần này một lần nữa lại gấp gáp đến vậy khi đề xuất một động thái mới luận tội TT. Trump?

Rắc rối này bắt nguồn từ kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 2020. Quá trình kiểm phiếu rất kỳ lạ. Số phiếu được kiểm đếm tại một số bang chiến địa khá sát sao. Mặc dù 150 triệu người đã bỏ phiếu, lập kỷ lục lịch sử, nhưng thực sự quyết định thắng bại chỉ có hơn 20.000 phiếu bầu. Chiến dịch tranh cử của TT. Trump đã đặt câu hỏi về kết quả kiểm phiếu. Hàng ngàn nhân chứng đã viết bằng chứng về hiện tượng gian lận và bất thường này. Quan trọng hơn, tại những bang chiến địa, thống đốc, bộ trưởng nội vụ và thẩm phán Tòa án Tối cao đã sửa đổi quy tắc bầu cử trước cuộc tổng tuyển cử. Theo Hiến pháp, chỉ có cơ quan lập pháp bang mới có quyền sửa đổi các quy tắc bầu cử, nhưng những thay đổi đã được thực hiện và cử tri cũng đã bỏ phiếu, ván đã đóng thuyền, khiến Chính phủ hợp hiến của Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Nguyên nhân sâu xa của sự cố Quốc hội hôm thứ Tư tuần trước, là do đội của TT. Trump không thay đổi kết quả bầu cử sau biết bao nỗ lực, nhưng người lật ngược kết quả bầu cử không phải TT. Trump, không phải Đảng Cộng hòa, mà là Đảng Dân chủ, mà là chủ tịch hạ viện tại hạt bầu cử thứ 2 của bang Iowa.

Bà Mariannette Miller-Meeks, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã đánh bại bà Rita Hart đại biểu đảng Dân chủ đương nhiệm, với đa số phiếu chỉ chênh nhau 6 phiếu. Bà Hart từ chối chấp nhận và yêu cầu kiểm phiếu lại. Sau khi kiểm phiếu lại, kết quả vẫn được giữ nguyên. Văn phòng bầu cử bang cũng đã chứng nhận kết quả bầu cử. Tới nay, bà Hart vẫn không chịu thừa nhận đã thua trong cuộc bầu cử. Luật sư của bà ấy đã lấy ra 22 lá phiếu không hợp lệ, yêu cầu tính toán những lá phiếu này và yêu cầu Quốc hội đưa ra phán quyết cuối cùng.

Bảy trong số các lá phiếu vắng mặt đã bị vô hiệu vì phong bì được mở và một lá phiếu được ký không chính xác. Ban đầu, các lá phiếu vắng mặt và lá phiếu gửi qua đường bưu điện có tỷ lệ vô hiệu cao, vì khó xác minh danh tính hợp pháp của cử tri. Tuy nhiên, dưới sự tuyên truyền của Đảng Dân chủ trong vài năm qua, có vẻ như tất cả các phiếu bầu không hợp lệ đều là do phân biệt đối xử và đàn áp cử tri. Nhưng trên thực tế, đội của bà Hart cũng đã loại trừ một số phiếu bầu vắng mặt của đối thủ vì lý do tương tự. Hơn nữa trong cuộc kiểm phiếu mới, Hạt Scott có thêm 131 phiếu bầu, mang lại cho bà Rita Hart thêm 26 phiếu bầu. Tại sao điều này lại xảy ra? Vì hạt Scott là hạt của đảng Dân chủ, nên trong quá trình kiểm phiếu lại, họ có ý định mở rộng phạm vi kiểm phiếu ở các quận thuộc đảng Dân chủ.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, nếu một thành viên Quốc hội không hài lòng với kết quả của cuộc tổng tuyển cử, họ có thể kháng cáo, và Quốc hội là người phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, theo luật của bang Iowa, nếu một thành viên không nộp đơn kháng cáo tại tòa án hạt của tiểu bang, thì tương đương với việc từ bỏ quyền kháng cáo lên Quốc hội. Bà Rita Hart đã không nộp đơn kháng cáo tại tòa án hạt mà trực tiếp gửi đến Quốc hội. Bà Pelosi, Chủ tịch Hạ viện nên từ chối ngay lập tức, giống với việc Tòa án Tối cao bác bỏ vụ kiện của TT. Trump. Tuy nhiên, vào ngày 5/1, khi Quốc hội mới khai mạc, Chủ tịch Pelosi đã cho phép bà Miller-Meeks tuyên thệ nhậm chức, nhưng đó là một lễ nhậm chức tạm thời có điều kiện và có vấn đề. Bà Pelosi nói rằng, Ủy ban Quản lý Hạ viện có quyền phán quyết, nhưng phải chờ vài tháng. Tức là, nếu TT. Trump muốn lật ngược kết quả bầu cử, sau vài tháng nữa mới có quyết định. Thử đoán xem quyết định nào sẽ được đưa ra?

Đông Phương

Xem thêm: