Chính trị Mỹ có một thuật ngữ gọi là “earmark”, dịch ra thì có nghĩa là ký hiệu trên tai hoặc đánh dấu đặc biệt. Nó vốn là thuật ngữ trong chăn nuôi, tức là người nông dân đánh ký hiệu trên tai gia súc mà mình chăn nuôi để phân biệt đây là gia súc nhà mình. Cách nói này đã dần dần vươn đến Quốc hội Mỹ. Quốc hội quản lý túi tiền, mỗi năm khi Nhà Trắng đệ trình xét duyệt dự toán ngân sách cho Quốc hội, các nhà lập pháp sẽ bổ sung thêm các đề xuất vào dự toán này, chính là các dự án chi tiêu ngoài quy định và khoản chi tiêu đặc thù. Đó đều là tranh thủ ngân sách liên bang cho các dự án ở khu vực bầu cử của mình, nó giống như người nông dân đánh ký hiệu lên gia súc của mình, hàm ý rằng đây chính là tiền của tôi. Bởi vì dự toán chính phủ là một miếng thịt béo bở, các nghị sĩ đều muốn giành miếng thịt béo bở này, do đó khoản chi tiêu đặc thù này cũng được gọi là “rổ thịt” (pork barrel) (*). 

Bài viết được chuyển thể từ Kênh YouTube Đông Phương.

shutterstock 1186368262
Quốc hội Hoa Kỳ (Ảnh: mark reinstein / Shutterstock)

Khoản chi đặc thù trong tiếng Anh gọi là earmark, dịch ra thì có nghĩa là “ký hiệu trên tai”. Ban đầu, đây là thuật ngữ trong nông nghiệp. Người nông dân đánh ký hiệu trên tai của gia súc nhà mình để cho thấy rõ quyền sở hữu đối với gia súc. Cách nói này về sau được dùng vào các đề xuất mà các nghị sĩ quốc hội cho thêm vào trong báo cáo dự toán ngân sách liên bang, tức là ngoài dự toán liên bang ra, còn cho thêm vào các khoản chi tiêu đặc thù để giành lấy trợ cấp liên bang cho một số dự án đặc thù của khu vực bầu cử của mình. Do trợ cấp liên bang là miếng thịt béo mà nhiều người tranh giành, cho nên các khoản chi tiêu đặc thù còn được gọi là “rổ thịt”. Bởi vì khoản chi tiêu đặc thù chỉ cần viết lên đó tên họ của nghị sĩ và cơ quan tiếp nhận khoản chi tiêu đặc biệt này là được, không phải giống như các dự án chính phủ khác là cần phải mời thầu công khai, do đó nó vẫn luôn bị phê bình là môi trường thích hợp cho tham nhũng, tổn hại của công và làm béo cho cá nhân, dung dưỡng cho các giao dịch thỏa thuận ngầm. 

Mười năm trước, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã hủy bỏ “rổ thịt”, điều này là nhờ công của cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang Oklahoma – ông Tom Coburn. Ông gọi nó là “cổng ma túy” (gateway drug), ông đã bỏ thời gian 1 năm để vận động hành lang nhằm loại bỏ nó. Khi đó đúng vào thời điểm nổi lên “Phong trào tiệc trà” (Tea party), Quốc hội cuối cùng cũng thông qua đề xuất của ông, hủy bỏ các khoản chi đặc thù. 

Thoáng cái đã 10 năm trôi qua, hiện nay “rổ thịt” lại âm thầm quay trở lại. Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện Rosa DeLauro, Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện Patrick Leahy sẽ sớm công bố thông tin này. Vì sao thông tin này rất không được cử tri hoan nghênh, còn bị gọi là “rổ thịt” lại quay trở lại, lẽ nào Quốc hội không biết điều này sẽ khiến người dân tức giận? 

Tạp chí Politico tiết lộ, lãnh đạo đảng Dân chủ Hạ viện Steny Hoye đảm bảo với các nghị sĩ trong đảng rằng họ sẽ không chịu thiệt trong bầu cử, bởi vì các nghị sĩ Đảng Cộng hòa cũng sẽ ủng hộ. Tuy nhiên, hiện tại trong Quốc hội, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có lực lượng ngang nhau, mức độ dẫn đầu của Đảng Dân chủ ở cả Hạ viện và Thượng viện đều tương đối nhỏ, Đảng Cộng hòa liệu có dễ dàng nhượng bộ? Lẽ nào Đảng Cộng hòa không nhân cơ hội này để vạch rõ giới hạn với Đảng Dân chủ, giơ cao lá cờ chống tham nhũng hủ bại, tập trung sự nhiệt tình của cử tri trong đảng để giành lại quyền kiểm soát Quốc hội? 

Tôi tin rằng mục đích thực sự mà Đảng Dân chủ muốn khôi phục các khoản chi đặc thù là bởi vì thứ này quá cám dỗ người ta, quá có tác dụng trong vận động hành lang cho quyền lực chính trị. Khoản chi đặc thù bắt đầu định hình vào những năm 1980, đến những năm sau 1990 đã mở rộng nhanh chóng và mạnh mẽ. 

Trong năm tài chính 2015, dự toán ngân sách liên bang, có đến 14.000 “rổ thịt”, thực sự đã coi tài chính của chính phủ là một tảng thịt béo bở khổng lồ. Ai có thâm niên cao trong đảng, thì người đó chiếm một chỗ trong Ủy ban Phân bổ ngân sách, “thịt béo” của ai thì người đó được chia cắt nhiều, anh nghe đảng lãnh đạo thì anh được nhiều hơn, anh không nghe đảng lãnh đạo thì sẽ trừng phạt anh. Hiện tại, Quốc hội chẳng phải là lực lượng ngang nhau, thế lực ngang nhau sao, nhiều hơn 1 phiếu hoặc ít hơn 1 phiếu cũng có thể giải quyết được vận mệnh của dự luật. Có được khoản chi đặc thù thì Chủ tịch Thượng viện Pelosi, lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer có thể dùng nó để ràng buộc những nghị sĩ trong cùng đảng, để mọi người cùng ở trên một con thuyền, bước một bước lớn lên con đường chủ nghĩa xã hội. 

Tôi có thể đoán, khi lãnh đạo Quốc hội chính thức tuyên bố khôi phục khoản chi đặc thù, chắc chắn họ sẽ thề thốt chắc nịch rằng sẽ đảm bảo quy trình minh bạch, công khai, ngăn chặn hủ bại. Nhưng tôi thì không tin. Quá trình xem xét dự toán của quốc hội năm nay là thời điểm hỗn loạn nhất trong lịch sử. Bình thường thì cả năm ăn không ngồi rồi, cho đến thời điểm quan trọng cuối cùng nếu tiếp tục không thông qua dự toán ngân sách thì chính phủ sẽ phải đóng cửa, nửa đêm gà gáy bắt đầu soạn thảo dự toán ngân sách tổng hợp, sáng sớm ngày hôm sau phát biểu và biểu quyết trong ngày. Cái gọi là dự toán ngân sách tổng hợp đã tràn ngập các điều khoản phụ, phân bổ đặc biệt, hãy tưởng tượng nếu chính thức khôi phục lại “rổ thịt” thì sẽ như thế nào, liệu có phải là họa vô đơn chí? 

Thẩm duyệt dự toán ngân sách chính phủ là quyền lực lớn nhất của Quốc hội, dự toán chính thức nếu được thông qua, tại Thượng viện cần có 60 phiếu, cho nên Đảng Cộng hòa hoàn toàn có thể có hành động, trong việc khôi phục lại “rổ thịt” này, Đảng Cộng hòa vẫn cần phải vạch rõ giới hạn và kiên định lập trường, để cho Đảng Dân chủ đi giải thích vì sao cần phải khôi phục các khoản chi đặc thù này, quá khứ có quá nhiều dự án lấy tiền của chính phủ gây lãng phí. 

Nổi tiếng nhất chính là cây cầu The Bridge to Nowhere, Quốc hội phân bổ 230 triệu USD để xây dựng một cây cầu lớn ở tiểu bang Alaska, nối thị trấn nhỏ Ketchikan đến sân bay trên đảo Gravina, nhưng thị trấn nhỏ này chỉ có vài nghìn cư dân, trong khi đảo Gravina chỉ có 50 người, công chúng đã rất phẫn nộ sau khi thông tin được phơi bày, cuối cùng cũng không giải quyết được gì. 

Còn một ví dụ nổi tiếng nữa chính là đường hầm lớn ở Boston. Đây là dự án biến một đoạn đường cao tốc thành đường hầm, toàn bộ chiều dài là 3,5 dặm Anh (khoảng 5,6 km). Đây cũng là một dự án giao thông đắt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Khi đó Chủ tịch Hạ viện Mỹ là ông Tip O’Neill, ông là người chủ đạo khoản ngân sách đặc thù này. Công trình đường hầm bắt đầu khởi công vào năm 1982, cho đến năm 2007 mới hoàn thành, mất 27 năm, dự toán ban đầu là 3 tỷ USD, nhưng chi phí cuối cùng là 15 tỷ USD. 

Theo thống kê nghiên cứu của các chuyên gia thuộc các viện nghiên cứu chính trị trong quá khứ, năm tài chính 2008 và 2009, các nghị sĩ của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện đã lấy được 35% khoản chi đặc thù, họ được phân bổ nhiều nhất, gấp đôi mức phân bổ bình quân; thống kê còn phát hiện, “rổ thịt” mà đảng chấp chính phân chia còn nhiều hơn, đương nhiên đảng đối lập cũng được phân chia không ít, cho nên quá khứ họ đều ăn nói dè dặt. 

Hiện giờ, Đảng Dân chủ muốn khôi phục lại “rổ thịt”, chính là đã cho Đảng Dân chủ một cơ hội tuyệt vời, cơ hội giành lại đa số ghế tại Hạ viện và Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới.

(*) Ghi chú:

Nền chính trị rổ thịt (còn gọi: chi tiêu rổ thịt) là một thuật ngữ thể hiện sự chê trách hiện tượng các chính trị gia dùng ngân sách nhà nước (hay chi tiêu chính phủ) để mua chuộc các cử tri trong khu vực tranh cử của mình. Nó còn được dùng để chỉ các chương trình hoặc dự án chi tiêu của chính phủ làm lợi cho một số người hoặc vùng địa phương bằng thuế do toàn thể đất nước đóng. – Theo Wikipedia.

Đông Phương, Video

Xem thêm: