Chủ tịch Thượng viện Mỹ Pelosi thành lập ủy ban điều tra để tiến hành điều tra sự kiện tấn công Đồi Capitol ngày 6/1, giống như ủy ban điều tra vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Là tượng trương của chính trị dân chủ Mỹ, Đồi Capitol bị tấn công, lại còn bị tấn công một cách dễ dàng như thế, đúng là cần phải điều tra. Tuy nhiên, liệu đây có phải là nguyên nhân điều tra của bà Pelosi? Hiển nhiên không phải, vì sao lại nói như thế? Bởi vì ủy ban này có 11 thành viên, 7 người là Đảng Dân chủ, 4 người là Đảng Cộng hòa, vì sao lại có sự chênh lệch về số người của hai đảng? Tại Hạ viện, Đảng Dân chủ chiếm 51%, tại Thượng viện Đảng Dân chủ chiếm 50 ghế, vì sao Đảng Dân chủ lại chiếm 64% trong ủy ban điều tra? Đây chẳng phải rõ ràng là đấu tranh đảng phái sao?

Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.

1024px Nancy Pelosi 25514821787
Bà Nancy Pelosi (Ảnh: Gage Skidmore/ Wikimedia)

Sự đối lập trong ý thức hệ và sự chia rẽ giữa chính phủ và người dân là một thực tế rõ ràng, ngay cả cách nhìn nhận đối với sự kiện Đồi Capitol bị tấn công cũng có sự phân hóa hai cực, có người đem tội danh đổ lên đầu ông Trump, có người chỉ trích Antifa giá họa. Nếu muốn điều tra rõ ràng, ủy ban điều tra này trước tiên phải làm được công bằng, muốn công bằng thì cần phải làm được số lượng thành viên của lưỡng đảng trong ủy ban này mỗi bên một nửa, nếu không thì vẫn là giống như rất nhiều người Mỹ tin rằng đây lại là một gậy của Đảng Dân chủ đánh vào ông Trump, một gậy nữa đánh ông Trump sau khi trò luận tội thất bại. 

Đây không phải là tôi nói, cũng không phải là Đảng Cộng hòa nói vậy, mà là cựu thành viên Đảng Dân chủ Lee Hamilton nói. Ông Lee Hamilton chính là Phó chủ tịch Ủy ban điều tra sự kiện tấn công ngày 11/9 năm xưa, ông nói với Tạp chí Politicol rằng kiến nghị điều tra vụ tấn công Đồi Capitol của bà Pelosi không giống như điều tra sự thật, mà giống như đấu tranh đảng phái. Chủ tịch ủy ban điều tra vụ khủng bố ngày 9/11, cựu Thống đốc tiểu New Jersey – ông Tom Kean cũng nói, nếu không phải là hai đảng có số người như nhau, thì báo cáo điều tra của ủy ban này sẽ không có độ khả tín.

Còn có một tiền lệ khác có thể đưa ra để tham chiếu, đó là báo cáo Robb-Silberman năm 2005, báo cáo điều tra về sai sót tình báo trước khi chiến tranh Iran – Iraq bùng nổ năm 2003. Ủy ban điều tra đã tiến hành điều tra dựa vào cơ sở sự thật và lần theo dấu vết, chứ không phải là đặt ra một kết luận trước, rồi căn cứ vào kết luận để tập trung chứng cứ. Trái ngược rõ ràng với đó là cuộc điều tra nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008, bà Pelosi và đương nhiệm lãnh đạo Thượng viện khi đó là ông Harry Reid đã bổ nhiệm Chủ tịch Đảng Dân chủ California Phil Angelides làm chủ tịch ủy ban điều tra. Cuộc điều tra này chính là điều tra chính trị, trước khi điều tra đã dự định trước kết quả, đó chính là chính phủ quản lý giám sát không đủ gây ra khủng hoảng tài chính. Mục đích là để thông qua Đạo luật Cải cách Quy chế Tài chính Dodd-Frank. Ủy ban điều tra này có 10 thành viên gồm 6 thành viên Dân chủ và 4 thành viên Cộng hòa, báo cáo điều tra chỉ có 6 thành viên Dân chủ ký vào, toàn bộ thành viên Đảng Cộng hòa từ chối ký, trong đó có 2 người đệ trình phản bác bằng văn bản. Đáng tiếc là cuộc điều tra vụ tấn công Đồi Capitol của bà Pelosi lại là bản sao của cuộc điều tra khủng hoảng tài chính, mục đích là kéo dài sự kiện này cho đến cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm sau, dù cho thành viên Đảng Cộng hòa có phản đối thế nào thì Đảng Dân chủ có 7 người vẫn nắm giữ ủy ban này, báo cáo cuối cùng được công bố chắc chắn có lợi cho Đảng Dân chủ.

Thực tế, nguyên nhân tạo ra vụ tấn công Đồi capitol chính là vì cuộc bầu cử năm ngoái không công bằng, chính quyền, tòa án tiểu bang thuộc Đảng Dân chủ đã đã vượt mặt hội đồng tiểu bang, mượn cớ dịch bệnh để sửa đổi quy tắc bỏ phiếu, bản thân việc này chính là hành vi vi hiến; trong quá trình kiểm phiếu tổng tuyển cử tồn tại nhiều hiện tượng không tuân thủ quy tắc, có rất nhiều nhân chứng tuyên thệ làm chứng, chuyên gia chống gian lận, nhà thống kê số liệu toán học đều có luận chứng vững vàng, nhưng thời gian từ tổng tuyển cử cho đến nhậm chức lại quá ngắn, muốn điều tra sự thực gian lận trong tổng tuyển cử cũng đâu phải dễ. Chính quyền các tiểu bang liên tiếp chứng nhận kết quả kiểm phiếu, Tối cao Pháp viện từ chối thụ lý, cứ như thế mà thành gạo nấu thành cơm. Nói một cách dễ nghe thì là thể chế pháp trị dân chủ của nước Mỹ đã đảm bảo quá độ quyền lực một cách hòa bình, nói khó nghe thì chính là đánh cắp bầu cử, đây mới là nguyên nhân dẫn đến tấn công Đồi Capitol. 

Hiện tại Đảng Dân chủ nắm giữ Thượng viện, Hạ viện và Nhà Trắng, không những không tìm kiếm cái chung gác lại bất đồng, và không những không đoàn kết lòng dân trong các tầng lớp xã hội, ngược lại, dự luật đầu tiên của Thượng viện và Hạ viện là dự luật H.R.1 và dự luật S.1 lại dùng để nhắm vào bầu cử. Họ nói rằng mục đích làm như thế chính là đảm bảo bầu cử công chính, và nói rằng là dự luật vì nhân dân phục vụ. Chúng ta hãy cùng xem trong dự luật này có những nội dung gì.

Đầu tiên, vĩnh cửu hóa biện pháp tạm thời được kích hoạt do dịch bệnh. Bầu cử qua thư trên diện rộng là xuất phát từ suy xét đến phòng dịch, nhưng dự luật mới này đã nâng bỏ phiếu qua đường bưu điện lên cấp độ dân quyền, không cần bất cứ lý do nào cũng có thể bỏ phiếu vắng mặt và bỏ phiếu qua đường bưu điện. Mọi người đều biết rằng gian lận bỏ phiếu qua đường bưu điện dễ hơn rất nhiều so với bỏ phiếu tại chỗ. Hơn nữa, khi cử tri đăng ký bỏ phiếu vắng mặt, không cần trình ra bất cứ giấy tờ chứng minh thân phận nào, chỉ cần ký tên là được. Trong khi đó, quy định bỏ phiếu vắng mặt hiện hành tại các địa phương, ít nhất vẫn cần có chứng thực, cần có nhân chứng chứng kiến. Hơn nữa chỉ cần dấu bưu điện của phiếu bầu qua thư còn thời hạn chót, trong 10 ngày tổng tuyển cử đều có thể chấp nhận phiếu bầu qua thư, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Nói cách khác, tất cả cách làm tạo thành bất công trong tổng tuyển cử năm ngoái, đều được hợp pháp hóa. Ngày bầu cử biến thành tuần bầu cử, tháng bầu cử, thậm chí quý bầu cử. Kết quả kiểm phiếu ở khu vực bầu cử thứ 22 của New York mất 97 ngày; Pennsylvania có hơn 10.000 phiếu bầu qua gửi muộn qua đường bưu điện, 6,6% không có dấu bưu điện!

Thứ hai, dự luật H.R.1 đã tập trung cao độ các quy tắc bỏ phiếu, thu lại quyền lực vốn thuộc hội đồng tiểu bang về chính phủ liên bang, chính thức hợp pháp hóa thu hoạch phiếu bầu. Cái gọi là thu hoạch phiếu bầu chính là có thể gõ cửa từng nhà, yêu cầu cử tri trao quyền cho họ bỏ phiếu, thay cử tri bỏ phiếu, hơn nữa không cho phép quy định hạn ngạch, yêu cầu duy nhất chính là người thu hoạch phiếu bầu không được thu phí. Theo tôi, thu hoạch phiếu bầu chính là mua chuộc phiếu bầu, chính là phóng đại vô hạn gian lận.

Thứ ba, thống nhất quy định có thể đăng ký cử tri trong ngày tổng tuyển cử trên phạm vi toàn quốc, ngày bỏ phiếu sớm đã được kéo dài đến 15 ngày. Các quan chức chính quyền địa phương có nghĩa vụ đăng ký tư cách cử tri cho tất cả cư dân có hồ sơ, và việc xóa thông tin không chính xác về  của cư dân trở nên khó khăn hơn.

Thứ tư, dự luật vì nhân dân phục vụ quy định, không thể tước đoạt quyền bỏ phiếu của người phạm tội. Tuy nhiên Đảng Dân chủ biết rằng tội phạm liên bang khác với tội phạm tiểu bang, dự luật không thể bao gồm tội phạm vi phạm luật tiểu bang, do đó dự luật này nói: Chỉ giới hạn bầu cử liên bang, không thích với với bầu cử tiểu bang và địa phương. Lẽ nào văn phòng bầu cử các hạt, từ nay về sau cần đồng thời lưu trữ 2 phiên bản đăng ký cử tri, một bản chuyên dùng cho bầu cử liên bang, một bản dùng cho bầu cử tiểu bang và địa phương? Bên trên nhắc đến bỏ phiếu qua bưu điện cần thời hạn chót kéo dài 10 ngày sau ngày tổng tuyển cử cũng giống như thế, chỉ thích hợp cho bầu cử liên bang, lẽ nào từ nay về sau, bầu cử liên bang là 10 ngày, bầu cử đại phương không phải là 10 ngày?

Dự luật vì nhân dân phục vụ có hơn 800 trang, còn có rất nhiều nội dung, ví dụ như trợ cấp cho những khoản đóng góp chính trị nhỏ, tỷ lệ 6:1, bạn quyên góp 100 đồng, chính khách nhận được 600 đồng, vì sao lại phải đưa tiền của người nộp thuế cho chính khách? Hãy xem hồ sơ tiền quyên góp chính trị, khoản quyên góp nhỏ nhiều nhất là 2 chính khách cực tả Alexandria Ocasio Cortez và Bernie Sanders; cũng bao gồm cả 2 nghị sĩ bảo thủ Matt Gaetz và Jim Jordan. 

Tóm lại, kết quả của dự luật vì nhân dân phục vụ này chính là phá hủy cách làm truyền thống có hiệu quả, xóa bỏ các bảo đảm an toàn mà các quan chức bầu cử địa phương cho là cần thiết, và càng làm xói mòn lòng tin của cử tri. Trong tương lai sẽ càng dễ tạo ra nghi ngờ về kết quả tổng tuyển cử. Đây không phải là dự luật vì nhân dân phục vụ mà là dự luật phục vụ cho Đảng dân chủ. Đây là điều mà Quốc hội Mỹ hiện nay cần làm? Đây có phải là điều mà đại diện cử tri ở khắp mọi nơi nên làm không? Nhưng ngày 3/3/2021, Hạ viện đã thông qua dự luật này và đệ trình lên Thượng viện để biểu quyết.

Đông Phương
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times)

Xem thêm: