Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng thủ đoạn “cây gậy và củ cả rốt” khi thâm nhập thế giới phương Tây, vấn đề này không còn lạ: từ Phố Wall và thế giới thể thao, đặc biệt đúng trong ngành giải trí. Gần đây, tôi đã xem một câu chuyện về “Giấc mơ Trung Quốc của Hollywood”: Để tránh đụng chạm ĐCSTQ, hãng phim của Hollywood đã phải dùng công nghệ cao dựng lại bộ phim. Xin chia sẻ lại câu chuyện này.

(Bài viết được chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương.)

shutterstock 1331808347
(Ảnh minh họa: Alex Millauer / Shutterstock)

Hãng phim MGM (Metro-Goldwyn-Mayer) là một trong 8 hãng phim lớn của Hollywood (Mỹ) có thương hiệu hàng thế kỷ, mọi người đều quen thuộc với tiếng sư tử gầm trước khi phim bắt đầu, đây chính là nhãn của MGM. Các ngôi sao điện ảnh của MGM tập hợp lại có thể kể như Greta Garbo, Charlton Heston, Clark Gable, Katharine Hepburn, Cary Grant…, cho đến ngày nay họ vẫn được ca tụng là những “đại minh tinh”. Phim của MGM đã giành 170 giải Oscar, đứng số 1 ở Hollywood, vào giai đoạn đỉnh cao từng mỗi tuần cho ra mắt một bộ phim.

Nhưng vào năm 2008, MGM đã đứng trước bờ vực phá sản, để cứu vãn tình hình họ đã tìm lại một bộ phim cũ từng rất thành công để quay lại, sau khi lục khắp kho dữ liệu thì họ nhắm đến một bộ vào năm 1984 có tựa Red Dawn (Bình minh đỏ). Đây là một bộ phim chiến tranh giả tưởng nói về việc Mỹ bị Hồng quân Liên Xô xâm lược, một số học sinh từ đội bóng đá trường trung học ngoại ô Colorado trang bị súng ngắn và bom tự chế chiến đấu chống Hồng quân Liên Xô để bảo vệ quê hương. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh những năm 1980 đã có rất nhiều bộ phim chủ đề tương tự, ví dụ như phim võ thuật Rocky do Sylvester Stallone thủ vai chính đã đánh bại võ sĩ Liên Xô Ivan Drago, câu chuyện kể về lính đặc công Rambo đánh cho quân đội cộng sản thiệt hại nặng nề cũng được biết đến rộng rãi trong công chúng Trung Quốc.

Phim “Bình minh đỏ” từng rất thành công, thu hút khán giả tuổi teen Mỹ, do đó MGM có kế hoạch làm lại bộ phim này để kết nối lại với thanh thiếu niên Mỹ. Nhưng vào năm 2008 Liên Xô đã tan rã, vậy thì bây giờ khi làm lại thì phe nào vào vai phản diện xấu xa? Rất đơn giản, đó là ĐCSTQ. Tuy nhiên doanh thu phòng vé của bộ phim quay lại này lại thất bại khi chỉ được 45 triệu USD, ngoài ra quá trình chỉnh sửa gian khổ của phim đã thể hiện rõ “giấc mơ Trung Hoa của Hollywood”.

Năm 2008 là thời điểm Mỹ đang phải hứng chịu khủng hoảng tài chính, khi tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang luôn ở mức cao, trong khi Trung Quốc thì ngược lại vừa kết thúc Thế vận hội Mùa hè và đẩy mạnh xây dựng doanh nghiệp tại Mỹ. Đây là điều ngoài sức tưởng tượng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ngay cả ở Mỹ lúc bấy giờ thì vấn đề cũng không phải là điều người Mỹ có thể chấp nhận. Theo một cuộc khảo sát của Viện Pew năm 2010, 47% người Mỹ tin rằng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc là không tốt cho Mỹ, và 80% người Mỹ tin rằng việc hiện đại hóa quân đội của ĐCSTQ là một mối đe dọa đối với Mỹ.

Từ bối cảnh đó, biên kịch của MGM bắt đầu viết kịch bản Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xâm lược Mỹ nhằm truyền cảm hứng cho thanh niên Mỹ. Đối với ngành giải trí thì vấn đề nắm bắt được xu thế tâm lý xã hội là rất có lợi cho phòng vé, trong khi vào thời điểm đó đại đa số người Mỹ không còn tin rằng Mỹ là bá chủ duy nhất trên thế giới mà ĐCSTQ đang đặt ra một thách thức, vì vậy tưởng tượng ra hành động xâm lược của quân Trung Quốc sẽ có thể mang lại hiệu quả kinh tế.

Nhưng MGM đã tính toán sai vấn đề liên quan về thị trường Trung Quốc.

Một trong những nhà biên kịch được MGM thuê là Neil Biswas kể lại rằng ông đã chấp nhận viết lại nhân vật kịch bản chỉ với một điều kiện tiên quyết là ông không muốn tạo ra một cốt truyện quá hoang đường, cuộc xâm lược Mỹ của quân ĐCSTQ hoàn toàn là như vậy, ông muốn viết một câu chuyện gần với thực tế hơn. Neil Biswas có người quen trong Bộ Quốc phòng Mỹ, để viết lại kịch bản cho hay hơn nên ông đã đến Lầu Năm Góc để thảo luận với các quan chức Bộ Quốc phòng và tìm cảm hứng. Ông đã kể về ý tưởng kịch bản Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xâm lược Đài Loan vào một ngày nào đó, buộc Mỹ phải đáp trả, chính quyền Bắc Kinh thì điên cuồng bán phá giá trái phiếu Chính phủ Mỹ, kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, quân ĐCSTQ nhảy dù xuống Đài Loan và đã chiếm Đài Loan. Neil Biswas kể lại rằng khi giới thiệu kịch bản với các sĩ quan Mỹ, ông nghĩ rằng mình sẽ bị chế giễu, nhưng không ngờ mọi người trong phòng đều im lặng, không ai trong số những người tham dự chế giễu cảnh chiến tranh mà ông mô tả, không ai nghĩ đó là chuyện viển vông.

Kịch bản hoàn thành với hai phiên bản khác nhau: một phiên bản là quân đội ĐCSTQ xâm lược Đài Loan, bản còn lại là cuộc xâm lược Mỹ. Cả hai kịch bản đều được giao cho MGM và sau một thời gian thì Neil Biswas bất ngờ nhận được cuộc gọi từ MGM thông báo vào trưa mai hãy đến cùng gặp Tom Cruise – ngôi sao nổi tiếng Tom Cruise lúc đó đã là chủ tịch của hãng phim United Artists (công ty con của MGM). Vậy là Tom Cruise cùng người quản lý của MGM và nhà biên kịch đã dành cả tuần để xem xét từng trang kịch bản, bản thảo cuối cùng cũng đã được hoàn thiện sau khi xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết.

Khi thông tin về việc ra mắt phiên bản mới của “Bình minh đỏ” xuất hiện, truyền thông của ĐCSTQ đã ngay lập tức lên tiếng, chẳng hạn China Daily cho rằng nếu phim chiếu tại Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng bùng nổ, thậm chí ví phim là quả bom hẹn giờ đang kêu tích tắc. Ban lãnh đạo của MGM biết điều đó là không tốt, lặng lẽ thông báo với các bên liên quan rằng nếu ai lo ngại thì có thể chọn xóa tên khỏi danh sách cảm ơn cuối phim để tránh bị trả thù. Vì bộ phim “Bình minh đỏ” do MGM phát hành vào những năm 1990 đã phanh phui những vấn đề hủ bại của quan trường Trung Quốc khiến chính quyền Bắc Kinh rất bất mãn, khiến tất cả các bộ phim của MGM đều bị cấm ở Trung Quốc. Xin nhắc qua về nội dung liên quan này: “Bình minh đỏ” với sự tham gia của nam diễn viên Mỹ Richard Gere và nam diễn viên Trung Quốc Bai Ling (Bạch Linh) kể về câu chuyện của một doanh nhân giàu có người Mỹ tên là Jack, người hợp tác với Chính phủ Trung Quốc trong một thương vụ liên lạc qua vệ tinh, trong quá trình đó, Jack đã bị vu khống rằng anh ta đã giết con gái của một vị tướng Trung Quốc và hệ quả thương vụ cũng bị đối thủ của anh ta giành mất. Jack đã nhờ luật sư biện hộ Shen Yuling (Thẩm Ngọc Linh) bào chữa. Lúc đầu Shen Yuling không tin rằng Jack trong sạch, nhưng khi điều tra vụ án dần dần khám phá ra chân tướng sự việc.

Năm 2008, MGM nợ nần chồng chất đến mức cần 300 triệu USD mỗi năm để trả lãi, công ty đứng trước bờ vực phá sản. Để gây quỹ, MGM đã bán cả phần phim thô của “Bình minh đỏ” đã quay xong, lúc đó đã là năm 2010, thời điểm này bộ phim Avatar của Mỹ đã đạt doanh thu phòng vé đáng kinh ngạc ở Trung Quốc với 200 triệu USD khiến Hollywood phấn khích thèm thuồng: một bên là hoàng hôn thị trường điện ảnh Mỹ, bên kia là mặt trời mọc thị trường điện ảnh Trung Quốc. Điều đó khiến giới phân phối phim Hollywood phải tính toán tránh mạo phạm ĐCSTQ. Lúc này “Bình minh đỏ” không chỉ quay xong mà cũng làm hậu kỳ xong, còn phe phản diện trong phim lại chính là ĐCSTQ nên đã mạo phạm nhà cầm quyền này, chắc chắn “Bình minh đỏ” không được phát hành ở Trung Quốc và kể cả phim 007 của MGM cũng thế. Phải làm gì? Ban lãnh đạo MGM đã tìm ra cách để thay đổi phe phản diện trong phim thành Triều Tiên, đất nước này vốn đã là kẻ thù của Mỹ và không phải là thị trường của Hollywood. Nhưng không cần phải quay lại quá tốn kém mà là chỉnh sửa lại thông qua quá trình xử lý công nghệ cao, thay thế tất cả các yếu tố ĐCSTQ bằng yếu tố Triều Tiên.

Có thể hình dung rằng dự án này không dễ dàng: thay cờ Trung Quốc bằng cờ Triều Tiên; khẩu hiệu và biểu ngữ tuyên truyền bằng tiếng Trung Quốc phải đổi sang tiếng Triều Tiên… Công ty thực hiện đã mất hai tháng để hoàn thành và MGM đã trả cho họ một triệu USD. Nhưng không chỉ phải xử lý những vấn đề hiệu ứng đặc biệt của ống kính máy quay mà còn cả vấn đề lời thoại của các diễn viên cũng phải được thay đổi. Đối với nhiều nhân viên Hollywood thì đây là lần đầu tiên chứng kiến trường hợp này, không chỉ vì những điều đáng kinh ngạc đã được thực hiện mà còn vì chính trị can thiệp sáng tạo nghệ thuật.

Phiên bản mới của “Bình minh đỏ” vốn dĩ không định phát hành ở Trung Quốc, nhưng để tránh xúc phạm ĐCSTQ nên MGM cho dù là phát hành tại thị trường Mỹ cũng không muốn gây mất lòng ĐCSTQ, điều này có đi quá xa không? Ngay cả chính nhà biên kịch Neil Biswas cuối cùng cũng chịu nghe theo, vì nếu phim không phát hành được đồng nghĩa với việc không có tiền bản quyền ăn theo, cũng sẽ không có phần trong doanh thu DVD và phát sóng truyền hình, vì vậy cuối cùng ông ấy đồng ý viết lại kịch bản và đổi thành cuộc xâm lược Triều Tiên, dĩ nhiên cũng viết lại nội dung lời thoại và các diễn viên lồng tiếng lại. Cuối cùng, bản quyền phát hành bộ phim đã bị một công ty nhỏ mua lại, một công ty nhỏ tên là FilmDistribute không có kinh doanh ở Trung Quốc, cuối cùng doanh thu phòng vé là 45 triệu USD, tuy rằng không thu hồi được vốn nhưng vẫn không đến mức thất bại hoàn toàn, MGM cũng tránh được bị ĐCSTQ trả thù.

Giới truyền thông ĐCSTQ đã khá phấn khích và đưa tin về hành vi tự sửa sai của MGM, hồ hởi nêu rõ Hollywood đã tự ý thức như thế nào, chính quyền Bắc Kinh không cần lên tiếng cũng khiến họ dè chừng… Kể từ đó Hollywood không còn phát hành bộ phim nào coi ĐCSTQ là phe phản diện xấu xa. Kết cục của MGM thế nào? Tháng 5 năm ngoái, Amazon đã mua lại MGM với giá 84,5 tỷ USD.

Đông Phương, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: