Những phân tích của tác giả Đông Phương dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cách đối đãi giữa tin tặc Nga và Trung Quốc, đồng thời cũng cho thấy sự tấn công của sức mạnh phi quân sự đối với xã hội nguy hiểm đến mức nào.

Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.

Tin tặc Nga và TQ
(Nguồn: Đông Phương)

Gần đây, các cuộc tấn công và tống tiền của tin tặc nhắm vào chính phủ, các công ty và trường học tại Mỹ liên tục được báo cáo. Các đảng cầm quyền và dư luận Mỹ thường chỉ về phía Nga. Ông Biden từng tiết lộ với phóng viên rằng trong thời gian diễn ra Thượng đỉnh G7 tại Geneva hồi tháng Sáu, ông đã nói với ông Putin một cách thẳng thắn, nếu ai đó từ Nga thực hiện một cuộc tấn công mạng nhằm tống tiền Mỹ, cho dù hành động đó có được Điện Kremlin đứng sau ủng hộ hay không, chỉ cần Mỹ cung cấp đầy đủ bằng chứng ai đã làm điều đó, thì Mỹ sẽ hy vọng phía Moscow có hành động trừng phạt. Nếu không có hành động, thì các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ được áp dụng. Liệu có phải chính quyền Biden rất cứng rắn với tin tặc Nga? Dù cho Chính phủ Nga có đứng sau hay không, thì Chính phủ Nga cũng đều phải chịu trách nhiệm.

Hiện đã có đủ bằng chứng cho thấy tin tặc ở Trung Quốc Đại Lục còn gây ảnh hưởng lớn hơn đến chính phủ và các công ty Mỹ. Cuối tháng Hai năm nay, tin tặc Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tấn công vào hệ thống email của Microsoft, hệ thống thông tin của 30.000 công ty đã bị xâm nhập, mật khẩu quản trị viên bị đánh cắp mở ra cánh cửa cho các cuộc tấn công tống tiền của tin tặc. Tuần này, cơ quan tình báo Mỹ thậm chí còn tiết lộ rằng các nhân viên của chính quyền Bắc Kinh đã đột nhập thành công hơn chục công ty đường ống vận chuyển năng lượng cách đây 10 năm, vấn đề nghiêm trọng đến nỗi có thể tạo thành phá hoại thực tế đối với đường ống dẫn dầu. Trước đây, các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng tin tặc từ Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác có thể tiến hành các cuộc tấn công mạng vào Mỹ, nhưng họ chưa bao giờ thông báo chi tiết về cuộc tấn công đó và chi tiết về thành công của tin tặc.

Theo một báo cáo chung của Bộ Tư pháp và FBI, từ năm 2011 đến năm 2013, các tin tặc do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hỗ trợ đã thực hiện các cuộc tấn công lừa đảo (tấn công giả mạo) nhắm vào hơn 20 công ty vận hành đường ống dẫn dầu của Mỹ, với mục tiêu đưa lĩnh vực năng lượng của Mỹ vào một tình huống nguy hiểm. Trong số 20 công ty năng lượng này, có 13 công ty hệ thống máy tính bị mất kiểm soát và 8 công ty thất thủ ở các mức độ khác nhau. Nguyên nhân chính là do các công ty này thiếu ổ lưu trữ đủ dữ liệu và không thể phán đoán tình hình tổn thất khi bị tấn công. Ngoài ra còn có 3 công ty suýt chút nữa thất thủ.

Báo cáo cho biết, mục đích của tin tặc Trung Quốc không chỉ là đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại, mà còn là một loại diễn tập để nắm vững chìa khóa hệ điều hành của công ty năng lượng nhằm tiến hành các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Thứ Hai tuần trước, chính quyền Biden đã truy tố 4 tin tặc Trung Quốc, và nói rõ là hành vi của Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ. Trong số 4 tin tặc đó, có 3 người đến từ Phòng An ninh Quốc gia tỉnh Hải Nam, họ lần lượt là Ding Xiaoyang, Cheng Qingmin, Zhu Yunmin. Một người là Wu Shurong, đến từ công ty Hainan Xiandun Technology, một công ty vỏ bọc của cơ quan An ninh Quốc gia tỉnh Hải Nam. Họ bị buộc tội gian lận máy tính và gián điệp kinh tế.

f6a5f7ac 0142 4305 b497 9e8ea5f3dbd2
4 tin tặc Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình Lệnh truy nã của FBI)

Ngược lại với các tin tặc Nga, ông Biden đã kém cứng rắn hơn nhiều trước các tin tặc Trung Quốc. Mỹ không công khai rằng tin tặc Nga có Chính phủ Putin hậu thuẫn, nhưng họ yêu cầu rõ ràng rằng Điện Kremlin phải chịu trách nhiệm; trong khi tin tặc ĐCSTQ do Bộ An ninh Quốc gia trực tiếp tuyển dụng, nhưng ông Biden lại không trực tiếp yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm và không hề đe dọa sẽ chế tài kinh tế, mà chỉ đơn thuần là truy tố các tin tặc của ĐCSTQ không ở trên đất Mỹ.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden tiết lộ rằng phía Mỹ đã chất vấn trực tiếp các quan chức ĐCSTQ. Hơn nữa, Nhà Trắng đang hợp tác với các đồng minh, mọi người cùng nhau lên án và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng với Bắc Kinh rằng tấn công mạng (hack) là một điều đáng xấu hổ. ĐCSTQ không biết rằng tấn công mạng là một điều xấu hổ sao? Bạn có nghĩ rằng ĐCSTQ sẽ đỏ mặt và sửa sai không? Liệu ĐCSTQ có cảm thấy vô liêm sỉ nếu không tuân theo các công ước quốc tế để bành trướng quân sự ở Biển Đông và chấm dứt ‘một quốc gia, hai chế độ’ tại Hồng Kông trước thời hạn? KHÔNG. 

ĐCSTQ sẽ mua và buộc các công ty đa quốc gia, Hollywood, và thậm chí cả các phương tiện truyền thông quốc tế đứng về phía họ, có tiền ‘có thể sai khiến được cả quỷ’. Về vấn đề diệt chủng quy mô lớn tại Tân Cương, trong một chương trình truyền hình với người Mỹ do CNN tổ chức vào tháng Hai năm nay, ông Biden đã bảo vệ ông Tập Cận Bình, nói rằng Trung Quốc phải được thống nhất thì mới trở lên mạnh mẽ, vì vậy ông Tập cần có sự thống trị cứng rắn. Và rằng đây là điều kiện quốc gia của Trung Quốc, muốn chống lại sự xâm lược của bên ngoài trước tiên phải an định bên trong. Khi được khán giả hỏi trực tiếp liệu Mỹ có áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cuộc thanh trừng sắc tộc của ĐCSTQ ở Tân Cương hay không, ông Biden trả lời rằng Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò bảo vệ nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, đây là lời nói điển hình của chính khách.

Chính quyền Biden hiện đang công khai rõ ràng về hành vi tin tặc của ĐCSTQ. Đây có phải là biểu hiện thái độ của chính quyền Biden đã bắt đầu trở nên cứng rắn? Thật khó để nói, có thể có hai lý do: Một là các đồng minh của Mỹ đã bắt đầu công khai lên án ĐCSTQ tham gia vào hoạt động tin tặc. Bộ Ngoại giao Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh và NATO đều đã liên tiếp công khai lên án ĐCSTQ, chính quyền Biden đi trước một bước biểu đạt thái độ rằng Mỹ không phải là lãnh đạo trong vấn đề này, mà là đi theo; Hai là thái độ của các công ty công nghệ. Chắc hẳn họ đã có đủ bằng chứng về các cuộc tấn công và nhiều lần gặp phải các cuộc tấn công, cho nên có lẽ đã đến mức không thể nhẫn chịu được, chính quyền không lên tiếng thì họ phải đứng ra lên tiếng.

Nói nghiêm trọng hơn một chút, đó là ĐCSTQ đã bắt đầu khai chiến với Mỹ trên thế giới mạng. Mục tiêu là tạo ra hỗn loạn và làm suy giảm nền kinh tế Mỹ, tốt nhất là làm cho Mỹ giống như Haiti. Sức mạnh quân sự của Mỹ được xây dựng trên cơ sở sức mạnh kinh tế, nền kinh tế suy sụp thì sức mạnh quân sự cũng sụp đổ. Hồi tháng Năm, đường ống dẫn dầu Đông Nam nước Mỹ bị ngừng hoạt động chưa đầy một tuần đã gây ra hỗn loạn cho nền kinh tế Mỹ, một trận bệnh dịch thậm chí còn khiến người ta nhìn thấy sự tấn công của sức mạnh phi quân sự đối với xã hội. Cho dù công nghệ có tốt đến đâu, quân đội có hùng mạnh đến đâu và cho dù mô hình quản lý của có tốt đến đâu thì cũng vô ích trong trường hợp này.

Ông Biden có lẽ biết sức nặng của điều này, vậy tại sao lại luôn mềm yếu trước ĐCSTQ?

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm: