Tuần trước, một số quốc gia dân chủ quan trọng trên thế giới công bố lên án chung đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các nước G7 và NATO liên tiếp trong 2 ngày ra tuyên bố chung, phê bình ĐCSTQ dưới sự cai trị của ông Tập Cận Bình đã gây ra sự bất ổn định quân sự toàn cầu và phá hoại nhân quyền, thương mại, sức khỏe của nhân loại. Các nước thành viên NATO cùng lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ phá hoại trật tự lấy pháp chế là cơ sở của quốc tế, NATO sẽ chống lại điều này. “Đòn liên hoàn” của xã hội tự do đối với ĐCSTQ cũng là đáp trả lại “chiến lang” ngoại giao của Bắc Kinh, sự thô bạo của ĐCSTQ đã khiến cho cộng đồng quốc tế nhanh chóng chọn đội, đoàn kết về phe tự do dân chủ. Chuyên gia phân tích chính trị quốc tế cho rằng những hành vi của ĐCSTQ đã vượt qua ngưỡng thấp nhất của các nước dân chủ, những rủi ro chiến lược đã được tính toán và đánh giá lại. 

Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.

E3m4D8pXwAsIVuM scaled
Các nhà lãnh đạo G7 ở Cornwall, Anh Quốc (Ảnh: Twitter chính thức của G7 UK)

ĐCSTQ đang chuẩn bị qua 100 năm tuổi, dù có bao nhiêu sức lực nhưng biểu hiện bề mặt vẫn cho thấy họ rất ngang ngược, các nước G7 sau khi ra tuyên bố được vài giờ, Đại sứ quán ĐCSTQ tại Anh bèn ra tuyên bố phản bác thông cáo chung của G7, nói rằng đó là thông cáo không đúng với sự thực và vu tội. Thực ra, sự bất mãn của xã hội tự do đối với ĐCSTQ đã tích tụ nhiều năm, cộng thêm sự chấm dứt sớm ‘một quốc gia, hai chế độ’ ở Hồng Kông, diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, khiêu khích quân sự với Đài Loan, virus Trung Cộng, phong tỏa mạng, bức hại tín ngưỡng tôn giáo, do đó sự bất mãn của xã hội tự do đối với ĐCSTQ ngày càng gia tăng, những bất mãn này đều thể hiện trong thông cáo chung của G7.

Tuy nhiên, tuyên bố của Đại sứ quán ĐCSTQ tại Anh lại nói rằng những việc này đều là công việc nội bộ của Trung Quốc, thuộc về can thiệp công việc của Trung Quốc. Do Liên minh châu Âu có quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc, quá khứ không công khai khiêu khích ĐCSTQ, nhưng trong vài tháng qua thái độ của EU đã cứng rắn rõ ràng, đặc biệt là sau khi ĐCSTQ chế tài chính khách, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp EU, thái độ của EU càng ngày càng cứng rắn. Chiến lược đoàn kết các nước đồng minh cùng chống lại ĐCSTQ của ông Biden đã có được thắng lợi bước đầu. Điều có ý nghĩa là, đến hiện tại chỉ có Đại sứ quán ĐCSTQ tại Anh ra tuyên bố phản bác, còn Bắc Kinh không có động tĩnh. 

Bề mặt thì Bắc Kinh đang chuẩn bị cho kỷ niệm 100 năm, nhưng trong lòng lại không an định, dịch bệnh tại miền nam quay trở lại không biết có thể kiểm soát được hay không, nếu không khống chế được thì kỷ niệm 100 năm này sao qua được trong vui vẻ, ngày 10 – 30/6, ngừng tiêm mũi vắc-xin đầu tiên. Tiếng nói kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sang năm của các nước trên thế giới ngày càng lớn. Thông tin nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn tại Quảng Đông rò rỉ phóng xạ khiến các giới chú ý, công ty hợp tác của Pháp cho biết nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn có tồn tại mối đe dọa phóng xạ “ngay trước mắt”, có thông tin nói, nhà máy điện hạt nhân này liên tục thay đổi dữ liệu, nâng cao tiêu chuẩn an toàn để tránh phải đóng cửa nhà máy. Hiện tại G7, NATO liên tiếp gây khó, trước sự kiện 100 năm lại liên tiếp xảy ra các việc, đây không phải là đen đủi sao? 

Đương nhiên, bất cứ liên minh nào cũng đều có mắt xích yếu, đều có điểm yếu. Mặc dù tuyên bố của NATO có 79 đoạn văn tự, mười mấy lần nhắc đến Trung Quốc, đây cũng là điều hiếm thấy, bởi vì thông cáo trong quá khứ của NATO rất ít khi nhắc đến Trung Quốc, dù sao thì NATO cũng được thành lập là vì để đối kháng với Liên Xô, làm thế nào để tìm sự cân bằng trong đối kháng với Nga và Trung Quốc, giữa các nước thành viên NATO có sự chia rẽ. Trong thông cáo có 16 lần đề cập đến Nga, mở rộng sức mạnh quân sự, tấn công mạng, can nhiễu thông tin, thôn tính Bán đảo Crimea từ Ukraine, v.v. Nội dung phê bình ĐCSTQ trong thông cáo của NATO yếu hơn nhiều so với trong thông cáo của EU, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg giải thích rằng đây là vì NATO có 30 nước thành viên, muốn đạt được động thuận là rất khó, một bộ phận các nước châu Âu không muốn bị cuốn vào cuộc đối kháng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt là các nước láng giềng gần Nga, họ cũng không muốn NATO buông lỏng cảnh giác với Nga, chuyển lực chú ý sang ĐCSTQ. 

Nói rằng thông cáo của NATO yếu hơn so với của G7, kỳ thực thông cáo của G7 cũng không mạnh. Ví dụ, trong thông cáo nhắc đến tình hình ở Đông Á và Biển Đông gây nhiều lo ngại, nhưng không nhắc đến cục diện cụ thể là gì, thực ra chính là các rạn san hô nhân tạo của hải quân ĐCSTQ đã vi phạm luật quốc tế. Đoạn liên quan đến nhân quyền trong thông cáo nhắc đến Hồng Kông, Tân Cương, cũng nhắc đến tầm quan trọng của việc giữ hòa bình ổn định tại eo biển Đài Loan. Về phương diện kinh tế và thương mại là như thế này: Liên quan đến cạnh tranh kinh tế Trung Quốc và kinh tế toàn cầu, “chúng tôi sẽ tiếp tục trưng cầu ý kiến” để tìm kiếm một phương án chung, đối kháng với chính sách và hành vi phi thị trường, bởi vì những chính sách và hành vi này gây hại cho độ minh bạch và vận hành công bằng của kinh tế thế giới.

Rốt cuộc tiếp tục trưng cầu điều gì? Ông Biden nhiều lần nhấn mạnh, ông muốn phối hợp với nước đồng minh đối kháng với ĐCSTQ, và thường xuyên phê bình hành động đơn độc của tổng thống tiền nhiệm – ông Donald Trump. Nếu nói ông Biden không đúng thì cũng hơi có chút hà khắc, chính sách của ĐCSTQ chính là chính sách phân hóa làm tan rã, muốn đối phó với ĐCSTQ thì thực sự cần mọi người đồng tâm hiệp lực bền chắc như thép, khi ông Trump đối phó với Huawei cũng đã thuyết phục thành công các nước đồng minh đoàn kết nhất trí. Tuy nhiên liên minh lại có khiếm khuyết bẩm sinh, giống như phòng thủ khi đánh trận, năng lực phòng thủ không quyết định bởi những thành viên mạnh nhất, mà là quyết định ở thành viên yếu nhất. EU dù sao cũng cần thị trường Trung Quốc, và không muốn chọn biện pháp đối kháng quá cứng rắn. Về điểm này có thể thấy rất rõ trong vấn đề ĐCSTQ thúc đẩy áp đặt thực thi Luật An ninh Quốc gia và kết thúc sớm một quốc gia hai chế độ của Hồng Kông, các nước dân chủ của EU cũng chỉ trách móc qua loa một chút mà thôi, và tiếng nói cũng không quá lớn. Nếu G7 có thể thực sự liên hợp lại để đối kháng với ĐCSTQ, thì không chỉ là giới hạn ở việc tiếp tục trưng cầu tìm kiếm phương án phối hợp, mà là đưa ra hành động thực tế, phản đối ĐCSTQ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phản đối ĐCSTQ thách thức các nước láng giềng. 

Nhược điểm của Liên minh chống ĐCSTQ có thể thấy rõ trong vấn đề nguồn gốc dịch bệnh, thông cáo chung của các nước G7 nói: Chúng tôi kêu gọi một báo cáo điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc virus corona mới kịp thời, minh bạch, do chuyên gia chủ đạo, dựa trên sự thực khoa học, do Tổ chức Y tế Thế giới triệu tập, đây cũng là kiến nghị của chuyên gia điều tra.

WHO không phải là đã điều tra một lần rồi sao? Không phải là đã có kết luận rồi sao? Hiện nay lại tiếp tục vòng thứ hai, và vẫn là WHO ra mặt điều tra. Trong nhóm điều tra của WHO hồi đầu năm nay, bản thân các thành viên phối hợp cũng có vấn đề, điều tra viên bị nghi ngờ có xung đột lợi ích, bởi vì điều tra viên tham gia hợp tác nghiên cứu với Viện Virus học Vũ Hán. Hơn nữa, ĐCSTQ từ chối cung cấp bất cứ dữ liệu ban đầu nào cho nhóm điều tra của WHO. Làm thế nào để khiến chúng ta tin rằng vòng điều tra thứ 2 của WHO có thể điều tra rõ nguồn gốc của dịch bệnh? Dựa vào đâu để chúng ta tin rằng ĐCSTQ công khai nhiều thông tin hơn nữa trong vòng điều tra thứ hai? Nói thực, bản thân WHO chính là điển hình của tổ chức quốc tế “thành công thì ít, hỏng việc thì nhiều”. Ngược lại, các nước thành viên trong WHO lại chu toàn mọi mặt, bao gồm cả nước độc tài và nước cộng sản trong đó, trở thành một đại gia đình quốc tế hủ bại thường xuyên đối lập với xã hội tự do. Có thể thấy, G7 yêu cầu vòng điều tra thứ hai của WHO cũng chẳng qua là làm ra vẻ mà thôi. ĐCSTQ sẽ không xảy ra bất cứ thay đổi nào chỉ vì những lời khuyên bảo của G7. 

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm: