Các chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden thường rất khác với người tiền nhiệm Donald Trump, hoặc là hủy bỏ hoặc là quay ngoắt 180 độ so với các chính sách của ông Trump. Tuy nhiên, trong vấn đề Trung Quốc và Đài Loan thì họ nhất quán một cách đáng ngạc nhiên, về cơ bản chính quyền Biden đang tiếp tục và làm sâu sắc hơn cách tiếp cận của chính quyền Trump.

(Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.)

DÔNG PHƯƠNG
(Nguồn: Đông Phương)

Trong thời ông Trump, thái độ về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của đông đảo người Mỹ từ chính khách cho đến dân thường đều bắt đầu thay đổi. Dù sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống trong một tháng đầu được xem như “tháng trăng mật” giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng sau đó với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, ông Trump mở ra cuộc chiến thương mại đối đầu với ĐCSTQ. Từ đó, quan hệ giữa hai nước đã có một bước ngoặt lớn. Tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát vào năm ngoái càng khiến quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng hơn. Về vấn đề Đài Loan, dù phía Mỹ không tỏ thái độ rõ ràng nhưng thực tế đã cho thấy chính sách “một Trung Quốc” đã suy thoái để hướng đến “một Trung Quốc, một Đài Loan”. 

Vào đầu tháng Bảy, Washington và Đài Bắc đã khởi động lại đàm phán về “Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư” (Trade and Investment Framework Agreement), gọi tắt là TIFA. Đây là khúc dạo đầu cho Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ – Đài Loan. Nhưng đây không phải cuộc đàm phán đầu tiên mà đã là cuộc đàm phán thứ 11 giữa Mỹ và Đài Loan. Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đàm phán bất thành trước đây là do Đài Loan cấm nhập khẩu thịt lợn và thịt bò từ Mỹ có chất phụ gia, trong thời gian dài Đài Loan quyết không nhượng bộ. Nhưng năm ngoái, Tổng thống Thái Anh Văn đã chịu áp lực lớn từ trong nước phải tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm, qua đó bỏ được trở ngại về đàm phán thương mại tự do Mỹ – Đài Loan. Năm ngoái vẫn là thuộc thời chính quyền Trump, và so với những người tiền nhiệm thì Trump tích cực hơn trong phát triển thương mại, đặc biệt quan tâm đến việc đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với Đài Loan. Dù sao thì Đài Loan cũng là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ, thương mại song phương năm ngoái của hai bên là 91 tỷ đô la Mỹ. Nhưng năm ngoái không phải là thời điểm thuận lợi cho các cuộc đàm phán với Đài Loan. Tại sao? Vì đại diện thương mại khi đó là Robert Lighthizer đang tiến hành sâu rộng các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Cần biết rằng thương mại là một lá bài quan trọng trong cuộc bầu cử của Trump, lời hứa ông ấy tranh cử là chấm dứt hiện trạng thương mại của Mỹ đang bị các đối tác lợi dụng, trong đó bên lợi dụng chiếm được lợi ích lớn nhất chính là ĐCSTQ. Vì vậy, ông Trump nỗ lực để đạt được một số lợi ích trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ -Trung và đã khiến Bắc Kinh có những nhượng bộ. Khi đó giữa Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan chỉ có thể chọn một.

Vấn đề gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng vậy, Đài Loan từ lâu đã đủ tiêu chuẩn là thành viên WTO, cho dù không cần phải có tư cách một quốc gia mới được là thành viên của WTO, nhưng ĐCSTQ không để cho Đài Loan vào WTO, phải cho Trung Quốc gia nhập WTO trước mới được. Sau khi Bắc Kinh gia nhập WTO, Đài Loan mới gia nhập với tư cách là lãnh thổ hải quan độc lập như Bành Hồ, Kim Môn và Quần đảo Mã Tổ. Trung Quốc được vào WTO năm 2001, hiện hầu hết các chuyên gia về Trung Quốc đều cho rằng đây là bước khởi đầu cho những thành tựu quy mô lớn của họ, giúp kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng.

Lúc đó ông Biden là Thượng nghị sĩ với chức Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông luôn chủ trương gắn vấn đề thương mại của Trung Quốc với vấn đề nhân quyền. Trong một lần điều trần trước Quốc hội vào tháng 7/2000, khi đó Trung Quốc được Mỹ cho quy chế ưu đãi thương mại, nhưng quy chế không phải dài hạn mà hàng năm phải điều trần trước Quốc hội thông qua thì mới có thể tiếp tục. Ông Biden đã thay đổi lập trường, giải thích tại phiên điều trần rằng lý do chính khiến ông thay đổi quyết định là để cho Đài Loan có thể gia nhập được WTO, do nếu Trung Quốc không gia nhập thì Đài Loan sẽ không thể gia nhập WTO. Ông Biden cũng cho rằng nếu Trung Quốc và Đài Loan đều là thành viên WTO sẽ giúp giảm bớt căng thẳng tại eo biển Đài Loan.

Hồi năm 2000, kinh tế của Trung Quốc vẫn còn rất yếu, 20 năm sau cho đến năm ngoái khi đàm phán với chính quyền Trump thì sức nặng thương lượng của ĐCSTQ đã tăng rất nhiều. Do đó, ông Trump tạm gác lại thương mại cùng Đài Loan, nhưng rốt cuộc cái gọi là thỏa thuận thương mại giai đoạn một với ĐCSTQ không được như kỳ vọng của ông Trump, cũng khiến ông không thể sử dụng nó như một nguồn vốn để tái tranh cử. Mùa xuân năm ngoái sau bùng phát COVID-19 thì quan hệ Mỹ – Trung càng rơi tự do, nói như lời ông Trump là dịch bệnh đã làm cho bất kỳ thương mại tự do Mỹ – Trung nào cũng trở nên không đáng nhắc đến. Nhưng vì giai đoạn nước rút cuối cùng của cuộc bầu cử, chính quyền Trump đã từ bỏ đàm phán thương mại với Đài Loan. Giờ đây chính quyền Biden khởi động lại cuộc đàm phán này, trong bối cảnh không cần dò chừng thái độ từ ĐCSTQ thì quan hệ Mỹ – Đài Loan có lẽ sẽ được củng cố hơn nữa. 

Ngoài Nhà Trắng, có một chiến trường mới từ Quốc hội, đó là “Đạo luật ngăn chặn xâm lược từ Đài Loan” (Taiwan Invasion Prevention Act, TIPA) được đề xuất trong nhiệm kỳ ông Trump vào năm ngoái và được Quốc hội khóa mới hiện nay tiếp tục. Đạo luật TIPA cho phép Tổng thống Mỹ sử dụng vũ lực hỗ trợ Đài Loan ngăn chặn kẻ thù nước ngoài xâm lược. Điểm khác biệt so với Đạo luật Quan hệ Đài Loan là TIPA mở rộng phạm vi xâm lược quân sự, theo đó không kể các cuộc tấn công quân sự vũ trang của ĐCSTQ vào Đài Loan thì bất kỳ hành vi chiếm đóng những khu vực trong phạm vi quyền tài phán của Đài Loan và đe dọa tính mạng của quân dân trong khu vực tài phán của Đài Loan đều bị coi là hành động xâm lược có vũ trang.

Do Hiến pháp Mỹ quy định chỉ có Quốc hội mới có quyền tuyên chiến, Tổng thống Mỹ không được tuyên chiến khi chưa được phép từ Quốc hội, nên Đạo luật TIPA ghi rõ: Quốc hội thông qua dự luật này với mục đích trao cho tổng thống quyền tuyên chiến theo tiền đề đặc biệt này để tránh xung đột với Hiến pháp. Nếu dự luật này được thông qua, khi đó giả sử ĐCSTQ bất ngờ phát động chiến tranh ở eo biển Đài Loan thì quân đội Mỹ có thể tham chiến nếu được lệnh của Tổng thống, không cần bàn bạc giữa Phủ Tổng thống và Quốc hội, nghĩa là nếu ĐCSTQ phát động tấn công chớp nhoáng đối với Đài Loan thì Mỹ sẽ lập tức phản ứng.

Về vấn đề eo biển Đài Loan, [lâu nay] Mỹ luôn áp dụng chính sách “ba không” và luôn mơ hồ chiến lược, điều này bắt đầu từ thời Clinton. Ông Clinton đã đề xuất “chính sách ba không” trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 1998: không ủng hộ độc lập của Đài Loan, không đề cập đến ‘hai Trung Quốc’, và không đề cập đến ‘một Trung Quốc, một Đài Loan’. Khi được hỏi Mỹ sẽ làm gì nếu ĐCSTQ dùng vũ lực cưỡng ép thống nhất Đài Loan, ông Clinton trả lời rằng ông không biết Mỹ sẽ làm gì, điều đó tùy thuộc vào tình hình. Nếu TIPA được thông qua, tương đương với việc lật đổ chính sách “ba không”, nghĩa là bắt đầu một chiến lược rõ ràng. TIPA cũng đề nghị Chính phủ Mỹ đưa ra yêu cầu rõ ràng với ĐCSTQ để chính thức tuyên bố từ bỏ vũ lực để thống nhất Đài Loan.

Tại lễ mừng thọ 100 năm của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình cảnh báo các thế lực nước ngoài có ý đồ ép buộc Trung Quốc “sẽ bị đá đập vào đầu đổ máu”. Nếu Mỹ từ bỏ chiến lược mơ hồ, từ bỏ chính sách “ba không”, gia cố quan hệ thương mại với Đài Loan, thì quan hệ Mỹ – Đài Loan sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn, vững như đá tảng, đây là câu trả lời trực tiếp cho tuyên bố “bị đá đập vào đầu đổ máu” của ông Tập Cận Bình.

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm: