Hiện nay, Chính phủ Hoa Kỳ, các kênh truyền thông và các chuyên gia y tế, đang tích cực thúc đẩy việc phổ cập vắc-xin. 51% người Mỹ đã hoàn thành việc tiêm chủng, tức là họ đã tiêm 2 mũi vắc-xin. Nếu là vắc-xin Johnson & Johnson thì 1 mũi là đủ.

(Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.)

Dông Phương
(Nguồn: Đông Phương)

Xem xét kỹ hơn các dữ liệu này, 62% người lớn và 81% người già, đã hoàn thành việc tiêm vắc-xin. Cộng thêm những người có hệ miễn dịch tự nhiên hoặc miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm bệnh, Hoa Kỳ đã tiếp cận hoặc đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, nhìn bề ngoài, tỷ lệ tiêm phòng 51% vẫn chưa đạt được miễn dịch cộng đồng, nhưng trên thực tế là gần đạt hoặc đã đạt.

Ngược lại, New Zealand còn kém xa. Tỷ lệ tiêm chủng cho người lớn ở New Zealand chỉ là 24%. Vì là đảo quốc nên không có nhiều người mắc bệnh, cũng như khả năng miễn dịch tự nhiên, nên dịch đã bùng phát trở lại.

Vậy, rốt cuộc những người Mỹ nào vẫn chưa tiêm vắc-xin COVID-19? Trước hết, có 2 khái niệm cần phân biệt rõ. Một là những người phản đối vắc-xin. Hai là những người nghi ngờ vắc-xin.

Những người phản đối vắc-xin từ chối tất cả các loại vắc-xin. Còn những người nghi ngờ vắc-xin là những người không phản đối vắc-xin đậu mùa và vắc-xin bại liệt, nhưng nghi ngờ về vắc-xin COVID-19. Họ trì hoãn hoặc từ chối tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán. Có sự khác biệt giữa 2 nhóm người này.

Những kênh truyền thông phe cánh tả của Mỹ đã đưa tin áp đảo rằng, những người thuộc phe bảo thủ, những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump và những người nông dân thất học, đều nghi ngờ vắc-xin và bác bỏ nó. Vào tháng Ba, tạp chí Forbes báo cáo rằng, 49% đảng viên Cộng hòa và 47% người ủng hộ Tổng thống Trump, đều từ chối bất kỳ loại vắc-xin nào.

Các kênh truyền thông dòng chính thiên tả, hầu như đều đổ lỗi dịch bùng phát trở lại là do biến thể virus Delta gây ra. Đồng thời họ đổ hết trách nhiệm lên đầu những người ủng hộ Đảng Cộng hòa và Tổng thống Trump. Ông Michael Hayden, cựu Giám đốc CIA, thậm chí còn ví những người ủng hộ Tổng thống Trump với Taliban, và muốn đưa những người ủng hộ Tổng thống Trump và những người Mỹ chưa tiêm chủng đến Afghanistan.

Vào tháng Ba, biến thể virus Delta đã xuất hiện ở Hoa Kỳ. Giờ đây, mọi người đều biết rằng vắc-xin không thể ngăn chặn biến thể virus Delta lây lan trong cộng đồng. Những người đã tiêm vắc-xin, cũng sẽ trở thành người mang virus. Một khi những người đã tiêm chủng bị tái nhiễm, họ thường có các triệu chứng nhẹ và hiếm khi phải nhập viện. Trong tương lai, rất có thể COVID-19 sẽ tồn tại rất lâu trong xã hội loài người, giống như virus cúm thông thường.

Vậy rốt cuộc những ai hoài nghi vắc-xin? Summit News đưa tin, một cuộc thăm dò gần đây của Đại học Carnegie Mellon và Đại học Pittsburgh cho thấy, những người có trình độ học vấn cao nhất, cũng là những người hoài nghi nhất về vắc-xin. Cuộc khảo sát này không phải chỉ gồm vài trăm hay vài nghìn người, mà dựa trên cuộc khảo sát trên 5 triệu người dân Mỹ.

Cuộc khảo sát cho thấy những người hoài nghi vắc-xin có sự phân cực. Vì sao người Mỹ có trình độ học vấn cao nhất và thấp nhất lại nghi ngờ vắc-xin? Lý do phổ biến nhất là: Tác dụng phụ có thể xảy ra và họ không tin tưởng vào chính phủ.

Có thể thấy rằng tuyên bố của giới truyền thông cánh tả, nói rằng những người phe bảo thủ và những người ủng hộ Tổng thống Trump nghi ngờ vắc-xin là không có giá trị. Bởi thống kê cho thấy, đại đa số người Mỹ có trình độ học vấn cao, đều là đảng viên Đảng Dân chủ.

Tại sao những người có trình độ học vấn cao lại nghi ngờ vắc-xin? Bởi họ sẽ suy xét cẩn trọng, đọc các báo cáo nghiên cứu khoa học có liên quan, thậm chí là các bài viết đánh giá hiệu quả và độ an toàn của vắc xin, cũng như rủi ro và lợi ích chúng mang lại. Sau nhiều lần cân nhắc, họ mới quyết định có nên tiêm vắc-xin hay không. Bản thân việc quyết định đã là quá trình tìm tòi khoa học, cũng là lối suy nghĩ, nhận định của những người có học thức cao.

Có thể trong quá trình nghiên cứu, họ đã phát hiện ra những nghi ngờ và mối nguy hiểm tiềm ẩn chưa được nêu trên báo đài. Mặc dù là những trí thức được đào tạo trong nền giáo dục khoa học, nhưng chính họ, lại không tin theo ý kiến của giới truyền thông và các chuyên gia.

Họ vừa tin tưởng khoa học, nhưng không chạy theo khoa học một cách mù quáng.

Những người Mỹ có trình độ học vấn thấp, có thể bị ảnh hưởng bởi các thuyết âm mưu, hoặc thiếu tin tưởng vào chính phủ. Họ là nạn nhân của lệnh phong toả thành phố và phản đối lệnh tiêm chủng bắt buộc của chính phủ. Theo một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi do Viện Pew thực hiện, chỉ có 24% người Mỹ tin tưởng vào chính phủ. Ba phần tư người dân Mỹ, trước tiên sẽ nghi ngờ những gì chính phủ nói rằng họ muốn làm. Việc nghi ngờ vắc-xin cũng có thể được coi như nghi ngờ chính phủ.

Người Mỹ da đen đặc biệt rất nghi ngờ vắc-xin. Theo thống kê của Quỹ Gia đình Kaiser, tỷ lệ tiêm chủng của người da trắng cao gấp 1,3 lần người da đen. Điều này không liên quan đến trình độ học vấn, mà liên quan mật thiết đến niềm tin vào chính phủ.

Bởi trong lịch sử, Chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng biện pháp gian dối để tiến hành xét nghiệm bệnh giang mai Tuskegee trên người da đen. Vì vậy, cho đến ngày nay, người da đen vẫn cảnh giác với các xét nghiệm y tế của chính phủ. Hơn nữa người da đen lại là kho phiếu của Đảng Dân chủ.

Các kênh truyền thông dòng chính thiên tả ở Hoa Kỳ, một lần nữa đóng một vai trò đáng hổ thẹn và tiếp tục can dự vào chính trị về vấn đề vắc-xin.

Năm ngoái, khi chính quyền Trump chạy đua với thời gian để phát triển một loại vắc-xin, ông Biden và Phó Tổng thống Harris đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ không tin vào thành ý của chính quyền Trump trong việc phát triển vắc-xin.

Họ là những người nghi ngờ vắc-xin số một. Theo lời của chính Biden, ông ấy tin vào vắc-xin và tin vào các nhà khoa học, chứ không tin vào Tổng thống Trump. Dường như giấy phép sử dụng vắc-xin chỉ là do một mình Tổng thống Trump ký. Kỳ thực, dẫu ai là tổng thống, thì việc cấp phép đều do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đưa ra.

Bà Harris cũng vậy. Bà ấy cho biết mình chỉ tin các chuyên gia y tế, và không tin vào lời nói của Tổng thống Trump. Các kênh truyền thông cũng hùa theo. Họ nghi ngờ rằng việc phát triển vắc-xin của Tổng thống Trump chỉ nhằm mục đích giành được phiếu bầu, nghi ngờ thành ý trong việc phát triển vắc-xin. Thậm chí họ còn nghi ngờ cả về hiệu quả của vắc-xin.

Nhưng sau khi ông Biden lên nắm quyền, từ Nhà Trắng đến giới truyền thông đã ngay lập tức trở mặt. Họ nói rằng vắc-xin đã trở thành vũ khí tốt nhất để phòng chống dịch. Họ thúc đẩy việc tiêm chủng, khuyến khích tiêm chủng, ép buộc tiêm chủng, nhằm trải đường cho việc tiêm chủng bắt buộc. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cũng phá lệ, chỉ trong thời gian ngắn nhất, đã cấp phép hoàn toàn cho việc sử dụng vắc-xin.

Bạn thử nói xem, việc người Mỹ nghi ngờ vắc-xin là lỗi của ai?

Đông Phương, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm ​​cá nhân của tác giả.)

Xem thêm: