Ông Biden muốn đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, xây dựng một chính phủ lớn với những khoản chi tiêu lớn. Vậy tiền lấy từ đâu ra? Bằng cách tăng thuế.

biden
Joe Biden trong cuộc họp báo (Ảnh chụp màn hình video)

Cách đây vài năm, khi ông Trump mới nhậm chức Tổng thống, thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ cao nhất trong tất cả các nước phát triển. Nền kinh tế Mỹ và thu nhập thực tế của người Mỹ đã trải qua một thập kỷ tăng trưởng chậm. Dưới thời ông Obama nắm quyền, thu nhập của người Mỹ, đặc biệt là những người Mỹ bình thường không có trình độ học vấn cao, tăng trưởng rất chậm. Dường như chỉ mới thoát khỏi tình trạng trì trệ. Mức thuế cao và nhiều quy định phiền phức của chính quyền Obama đã trói buộc chân tay các doanh nghiệp tư nhân, và đóng góp đầu tư vào nền kinh tế thấp hơn bất kỳ chính quyền nào trước đây.

Trước đây, lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ phải chịu thuế tương tự như lợi nhuận trong nước. Nhưng sự khác biệt là lợi nhuận ở nước ngoài chỉ bị đánh thuế khi chúng quay trở lại Hoa Kỳ. Nên theo lẽ tự nhiên, số tiền các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ kiếm được ở nước ngoài sẽ được lưu lại hải ngoại, không trở về Hoa Kỳ.

Những năm đó, đặc biệt là lợi nhuận của các công ty công nghệ cao lớn ở thị trường nước ngoài, vốn đã lên tới vài ngàn tỷ đô la, đều bị kẹt ở hải ngoại. Nếu số tiền này có thể trở về đầu tư cho Hoa Kỳ, không biết sẽ mang đến sức sống lớn mạnh như thế nào cho nền kinh tế này.

Cựu Tổng thống Trump là một người am hiểu về kinh tế học. Khi vận động tranh cử, một trong những khẩu hiệu chính của ông là mang ngành sản xuất và cho phép các công ty Mỹ mang vốn nước ngoài quay trở lại Hoa Kỳ. Để làm được điều này, cần tạo môi trường vĩ mô về mặt chính sách, giúp môi trường Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn hơn.

Sau khi lên nắm quyền, TT. Trump đã thực hiện lời hứa của mình, thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm thuế trong năm 2017. Khi đó, nhóm cố vấn kinh tế của TT. Trump ước tính rằng nếu dự luật cắt giảm thuế được thông qua, trong vòng 3 đến 5 năm tới, thu nhập bình quân hàng năm của hộ gia đình Mỹ sẽ tăng thêm 4.000 đô la Mỹ. Rất nhiều người phản đối không tin, thậm chí còn tỏ vẻ khinh miệt.

Nhưng các dữ kiện sau đó đã chứng thực điều này. Đến cuối năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ đã cao hơn 300 tỷ đô la Mỹ so với dự đoán của Văn phòng Ngân sách Quốc hội. Số tiền đầu tư kinh doanh cũng nhiều hơn 100 tỷ đô la Mỹ so với dự kiến. Cơ hội việc làm tăng hơn 2,8 triệu so với dự tính ban đầu.

Các công ty đa quốc gia đã chuyển lợi nhuận ban đầu bị kẹt ở nước ngoài của mình về lại mảnh đất Hoa Kỳ, với quy mô lên đến 1,4 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong 2 năm đầu tiên kể từ khi dự luật cắt giảm thuế được thông qua, thu nhập bình quân thực tế ở Hoa Kỳ đã tăng 4.900 đô la Mỹ. Tỷ lệ việc làm cũng tăng mạnh. Những người được hưởng lợi nhất là tầng lớp thấp, những người không có trình độ học vấn cao, và những người có tỷ lệ thất nghiệp cao suốt một thời gian dài. Sự giàu có của các gia đình có thu nhập thấp và trung bình ở Hoa Kỳ cũng tăng nhanh gấp 3 lần so với 1% các gia đình giàu có nhất ở Hoa Kỳ.

Theo thống kê từ một cơ quan quỹ thuế độc lập, sau khi TT. Trump cắt giảm thuế, mức thuế thu nhập bình quân của liên bang và địa phương của các công ty Mỹ cộng lại là 25,77%, cao hơn mức thuế bình quân 23,4% của các quốc gia thành viên trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Theo ước tính của Ủy ban Thuế liên hợp Hoa Kỳ, chi phí thực hiện các đợt cắt giảm thuế của TT. Trump là 300 tỷ USD trong 10 năm và 30 tỷ một năm. Một trong những lý do chính là, mặc dù mức thuế đã được hạ xuống, nhưng cơ sở thuế đã và đang mở rộng. Việc cắt giảm thuế của TT. Trump có hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đã lập nên kỷ lục trong lịch sử nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trong khi thứ gọi là dự luật cơ sở hạ tầng do TT. Biden chủ trương sẽ quét sạch những lợi ích từ việc cắt giảm thuế của cựu TT. Trump. Ông Biden muốn tăng thuế thu nhập doanh nghiệp lên 28%, mức cao nhất trong tất cả các nước phát triển. Mặc dù 28% được coi là thấp so với mức 35% dưới thời Obama năm 2016, nhưng tình hình thực tế lại không phải như vậy.

Như tôi đã đề cập trước đó, việc cắt giảm thuế của TT. Trump sẽ không tạo ra lỗ hổng lớn trong tài chính của chính phủ liên bang. Dự luật của ông ấy đã mở rộng cơ sở thu thuế, gồm cả thu nhập ban đầu không bị đánh thuế. Trong khi ông Biden đề xuất tăng thuế lần này, phần cơ sở thu thuế mở rộng này không bị bãi bỏ, thậm chí còn được tăng cường. Vậy nên mức thuế thực tế của ông Biden cao hơn mức 35% năm 2016. Thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ vốn đã cao nhất trong số các quốc gia phát triển, hiện lại càng leo thang.

Những người phe cánh tả thường nói rằng việc tăng thuế đối với những người giàu và các công ty lớn kỳ thực là mỡ nó rán nó. Việc tăng thuế sẽ khiến giá cả tăng, mức lương bị giảm xuống và cổ tức bị thu hẹp. Đây là kiến thức cơ bản của doanh nghiệp, trong đó yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất là tiền lương. Tiền lương lẽ ra đã tăng lên thì nay tăng không nổi. Thử nói xem, phe cánh tả giương cao khẩu hiệu phục vụ nhân dân, nhưng kỳ thực người dân lại bị họ làm hại.

Ông Biden tăng thuế dưới ngọn cờ xây dựng cơ sở hạ tầng, thực sự đòi hỏi cao về việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng tại sao lại không tăng thuế xăng dầu? Đây là sự nhất trí của hai bên trong vài thập kỷ qua rằng kinh phí xây dựng không nên đến từ thuế mà là từ phí sử dụng. Thuế xăng thuộc loại phí sử dụng. Trước đây TT. Reagan cũng muốn xây dựng bằng cách tăng thuế xăng dầu. Nhưng hiện giờ nếu mọi người đều đi lại bằng xe ô tô điện, thì chúng ta cũng không cần nói tới thuế xăng dầu, mà lẽ ra nên thay bằng thuế ô tô điện.

Dự luật xây dựng cơ sở hạ tầng của ông Biden cũng bao gồm một lượng lớn chi phí cho nền kinh tế xanh. Trong lĩnh vực năng lượng xanh, hàng trăm tỷ đô la đã được đầu tư vào lĩnh vực năng lượng gió và xe điện. Tôi cho rằng đây là khoản chi tiêu lãng phí của nền kinh tế kế hoạch. Tại sao năng lượng sạch lại không bao gồm việc phát điện hạt nhân?

Sản xuất điện bằng khí đốt tự nhiên không nhất thiết phải tốn tiền bạc để bảo vệ môi trường. Ví dụ, có thể nới lỏng quy hoạch đô thị địa phương, đưa các khu dân cư đến gần các khu thương mại hơn, giảm khoảng cách đi lại, tăng thuế xăng dầu. Đó chẳng phải là một mũi tên trúng 2 đích, vừa có thể cung cấp chi phí xây dựng, vừa khuyến khích mọi người sử dụng ít xăng và bảo vệ môi trường hơn hay sao?

Có vẻ như ông Biden đã đi lại con đường cũ của cựu TT. Obama, với mức thuế cao, giám sát nhiều, và tài trợ lớn cho các dự án của phe cánh tả. Ông ấy đang không ngừng bước đi trên con đường kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa. Hiện giờ phải xem Quốc hội có đủ sáng suốt sửa chữa lại sai lầm trong phương án kiến thiết lớn của ông Biden hay không.

Nhiều cử tri đã bỏ phiếu cho ông Biden giờ sẽ thất vọng. Nhiều cử tri nghĩ rằng ông Biden thuộc phe trung gian và là một chính trị gia có thể hàn gắn vết thương chia rẽ ở Hoa Kỳ. Kết quả là hiện giờ dường như ông Biden đã hoàn toàn bị phe cánh tả bắt cóc, lần lượt đưa ra những chính sách thất bại. Nhưng ngẫm lại thấy cũng có lý, bởi thời gian cầm quyền của Đảng Dân chủ cũng không còn nhiều.

Nếu vẫn tuân theo luật lệ của chính trị Hoa Kỳ, thì trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống đương nhiệm, đảng của tổng thống sẽ mất ghế trong quốc hội. Ngày nay, đa số phe dân chủ chỉ dẫn đầu một số ghế ít ỏi. Kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm tới gần như đến 80%, 90% rằng Đảng Dân chủ sẽ mất đi địa vị đảng chiếm đa số. Vậy nên họ đang nhanh chóng tận dụng khoảng thời gian này tiến thêm vài bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Bởi quyền lực không được sử dụng, sẽ bị vô hiệu khi hết hạn!

 Đông Phương, Vision Times

Xem thêm