Chiến tranh Ukraine diễn ra một cách bi thảm, lại còn sử dụng cách đánh của Thế chiến thứ Hai. Pháo tập trung vào khu đô thị đông dân cư, không phân biệt mục tiêu quân sự hay dân sự, và bắn phá bừa bãi, không phân biệt giới tính, tuổi tác, trẻ em. Trong thời đại của Internet, sự tàn khốc của chiến tranh đã nhanh chóng được toàn thế giới biết đến, mọi người trên thế giới đang theo dõi, và hầu hết họ đều đang suy nghĩ về cùng một câu hỏi, lẽ nào cộng đồng quốc tế nhắm mắt làm ngơ, chỉ nhìn mà hành động gì?

Mỹ Ukraine
(Ảnh ghép từ ảnh của LanKS/ Shutterstock)

(Bài viết được chuyển thể từ video của kênh Youtube Đông Phương, thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Nói một cách thất vọng thì đúng là như thế, nó vừa đúng là một chính sách đối ngoại ổn thỏa. Nó có nghĩa là gì? Lối tư duy ngoại giao thường sẽ là đánh giá kết quả tồi tệ nhất và sau đó xét ngược lại để phán đoán xem nên chọn hành động gì. Nếu kết quả xấu nhất này không đe dọa đến sự tồn tại của tôi thì tôi không làm, trừ khi kết quả xấu nhất đe dọa đến sự tồn tại của chính tôi thì tôi mới hành động. Trong mắt các nước phương Tây, nếu Ukraine rơi vào tay Nga, kết quả này tuy không tốt nhưng sẽ không đe dọa đến sự tồn vong của thế giới phương Tây, vì vậy họ sẽ không ra tay, một khi ra tay thì có thể sẽ mở rộng chiến tranh, và nó có thể dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba, hoặc thậm chí dẫn đến chiến tranh hạt nhân, hậu quả còn nghiêm trọng hơn.

Trong lĩnh vực ngoại giao, đây được gọi là ngoại giao thực dụng (realpolitik), nói một cách khó nghe thì chính là ngoại giao không coi trọng lương tâm, nhưng đó là lối tư duy ngoại giao chủ đạo. Khi các cường quốc cạnh tranh nhau, rất hiếm có hành động ‘dám làm việc nghĩa’.

Nhìn lại Chiến tranh Lạnh, đó là sản phẩm của chính sách ngoại giao thực dụng. Cuộc đối đầu giữa thế giới tự do phương Tây do Mỹ đứng đầu và phe cộng sản do Liên Xô đứng đầu, mặc dù đôi khi có xích mích ở các nước đại diện, chẳng hạn như khủng hoảng tên lửa Cuba. Tuy nhiên, giữa Mỹ và Liên Xô không bùng nổ chiến tranh, sở dĩ hai bên đều rất khắc chế, một là bạn và tôi mỗi người đều có địa bàn của riêng mình, chúng ta không xâm phạm nhau, ‘nước sông không phạm nước giếng’. Hai là, một khi khai chiến thì hậu quả quá nghiêm trọng, bên nào cũng đều lo ngại. Đây chính là cấu trúc của Chiến tranh Lạnh, và do đó không bùng nổ chiến tranh thế giới thứ ba và chiến tranh hạt nhân. Tất nhiên, hàng trăm triệu người đã chết dưới sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản, chết một cách bất thường và trở thành nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Putin lớn lên trong Chiến tranh Lạnh, và Biden cũng vậy.

Tuy nhiên, xét cho cùng, ngày nay là thời đại của Internet, thời đại của sự phát triển truyền thông xã hội, thông tin về sự tàn khốc và đổ máu của chiến tranh sẽ ngay lập tức lan rộng ra thế giới, và nền tảng dân ý của chính sách ngoại giao thực dụng không đáng tin cậy nữa. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã xảy ra tình trạng tương tự, một bức ảnh có thể thay đổi thế giới. Trong Chiến tranh Việt Nam, bức ảnh một điệp viên Việt Cộng bị hành quyết trên đường phố đã khơi mào cho làn sóng phản chiến ở Mỹ; trong thời đại của phong trào dân quyền, bức ảnh một con chó vồ vào một thiếu niên da đen đã định hình cho toàn bộ phong trào dân quyền. Nếu bạn tự mình nhìn lại và xem xét kỹ lưỡng các chi tiết của khung cảnh trong bức ảnh này, bạn có thể thấy rằng sự thực khác với ý cảnh mà bức ảnh thể hiện, thậm chí hoàn toàn khác. Cá nhân tôi đã trải nghiệm điều này.

Khi tôi mới sang Mỹ du học, đó là vào thời điểm chiến tranh Iraq lần thứ nhất, tôi và bạn gái khi đó đến trường và thấy một điều khiến tôi rất ngạc nhiên. Trong một căn phòng to cạnh hội trường lớn của trường, trên tường có treo một bức ảnh khổng lồ của nhà độc tài Iraq Saddam Hussein, và có nhiều người đang quỳ lạy ở đó. Tôi nghĩ, chắc hẳn họ là sinh viên Iraq, họ có lẽ đang cầu nguyện cho Saddam và cầu chúc chiến tranh thắng lợi. Tôi vừa mới ra khỏi Trung Quốc, nên khi nhìn thấy cảnh tượng như vậy, tôi há hốc mồm vì kinh ngạc. Mỹ thực sự bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Những sinh viên Iraq này đã cầu nguyện cho Iraq một cách táo bạo và giữa thanh thiên bạch nhật, và họ đang cầu nguyện cho kẻ thù, nhưng tại hiện trường cũng không ai coi đó là chuyện to tát gì. Không có cảnh sát tại hiện trường để duy trì trật tự và cũng không có xung đột. Cùng lúc đó, trên bãi cỏ bên ngoài hội trường, rất nhiều sinh viên Mỹ đang cầm nến cầu nguyện cho hòa bình. Tôi đã trải qua cảnh tượng như vậy khi mới đến Mỹ, và điều này để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Lúc này, một bạn sinh viên người Mỹ đến đưa nến cho tôi và bạn gái, chúng tôi đứng một lúc rồi rời đi. Nhưng không ngờ, ngày hôm sau, có một bức ảnh lớn trên trang nhất của tờ báo địa phương, đó là ảnh chụp chính diện bạn gái tôi. Trên tay cô ấy có một cây nến, và tôi ở phía sau đang nhìn về một khoảng cách xa ở bên trái, hiện giờ tôi không nhớ được tiêu đề của bài báo đó là gì, có lẽ là kiểu như lo lắng chiến tranh, cầu nguyện hòa bình. Tại sao lại đưa hình ảnh của chúng tôi lên báo? Tôi đoán vì trông chúng tôi hơi u sầu, lại là người châu Á nên chúng tôi có thể làm nổi bật ý của bài viết tốt hơn, thực ra lúc đó hai chúng tôi đang xem náo nhiệt. Nhưng bức ảnh này bị định hình lại thành như thế.

Tương tự như vậy, trong thời đại Internet ngày nay, ảnh và video lần lượt xuất hiện và sự tàn khốc của chiến tranh đã được lan truyền đến hàng ngàn vạn người. Trong thời đại Internet, chúng ta có thể tưởng tượng việc thực hành ngoại giao thực dụng sẽ khó khăn như thế nào. Chúng ta có nên cho phép nước lớn ức hiếp nước nhỏ? Một chế độ độc tài thôn tính một nước dân chủ? Dân ý như nước có thể nâng thuyền và cũng có thể lật thuyền. Cần biết rằng dư luận xã hội thường cảm tính và bốc đồng. Khi dân ý mở rộng đến một mức độ nhất định thì việc lật thuyền cũng không khó để tưởng tượng. Thực tế, thách thức của ngoại giao thực dụng gặp phải đó là ngoài dân ý ra, còn một yếu tố quan trọng khác là đối thủ của bạn có lý trí hay không.

Trước khi chiến tranh bắt đầu, ông Biden đã tỏ rõ thái độ rằng ông sẽ không gửi quân đội Mỹ đến Ukraine, hơn nữa còn triệu hồi các cố vấn Mỹ huấn luyện các lực lượng đặc biệt ở Ukraine. Những người phê bình phàn nàn rằng động thái này của ông Biden bằng như khuyến khích ông Putin động thủ, vì đã nói rõ rằng quân Mỹ sẽ không can thiệp vào. Đây là một phương pháp ngoại giao thực dụng điển hình. Trước tiên là nói rõ cho đối thủ biết ranh giới cuối cùng của mình, nếu bạn xâm lược một thành viên NATO, chẳng hạn như Ba Lan, Romania, Slovakia, Hungary, thì tất cả các thành viên NATO sẽ đoàn kết để đánh bại bạn, nhưng Ukraine không phải là một thành viên NATO, vì vậy chúng tôi không can thiệp.

Hiện giờ vấn đề là liệu Putin có lý trí hay không? Ngày càng có nhiều chuyên gia về Nga đặt câu hỏi về trạng thái tinh thần của Putin, trong đó có các chuyên gia về Liên Xô, cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Thế giới tự do phương Tây không phải là không từng giao thiệp với đối thủ không lý trí, phần tử khủng bố chính là không lý trí, đối phó với phần tử khủng bố chính là cần phải truy đuổi đến cùng cho đến khi chúng bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, những kẻ khủng bố không có quốc gia, không có địa bàn, thậm chí không có tài khoản ngân hàng, chứ chưa nói đến vũ khí hạt nhân, trong khi những thứ này Putin đều có. 

Trong những ngày qua, các cơ quan tình báo Mỹ đặt ưu tiên hàng đầu là đánh giá trạng thái tinh thần của ông Putin, để xem cục diện cuộc chiến tranh Ukraine không thuận lợi sẽ tạo ra ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của ông ta như thế nào, ông ấy sẽ có phản ứng thế nào. Mặc dù Mỹ đã biết Putin trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn không biết ông ấy đưa ra quyết định như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của mình. Các quan chức tình báo Mỹ tiết lộ rằng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy sức khỏe của ông Putin có vấn đề. Họ giải thích rằng dịch bệnh virus corona mới có thể khiến ông Putin cô đơn, mất liên lạc bình thường với thế giới bên ngoài, khiến ông không thể giải thích chính xác thế giới bên ngoài và sống trong bong bóng do chính mình tạo ra. Bởi vì trong mắt các quan chức tình báo phương Tây, Putin luôn là người suy nghĩ chu đáo mới hành động và luôn hành động lý trí, nhưng bây giờ Putin không hành động theo lẽ thường. Một kiểu giải thích khác, hoặc nói rằng đó là sự lo lắng, tức là ông Putin có thể cố tình hành động phi lý để dọa phương Tây, từ đó đạt được mục tiêu mình muốn. Quả thực ông ấy là một nhân vật khá khó nắm bắt, chúng ta hãy tiếp tục quan sát.