Chính phủ Hoa Kỳ và các chuyên gia y tế công cộng đang tích cực thúc đẩy việc tiêm chủng. Tổng thống Biden thậm chí đã ký một lệnh hành chính, ra lệnh cho các công ty tư nhân buộc nhân viên phải tiêm chủng. Tuy nhiên, việc tiêm chủng bắt buộc đã bị một lượng lớn người Mỹ phản đối. Một phần ba người Mỹ, hơn nữa lại là các nhân viên y tế và y tá từ chối tiêm chủng. Điều này khiến các chuyên gia y tế không còn đường lui nhất.

(Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.)

shutterstock 737467600
(Nguồn: Shutterstock)

Không phải các y tá tuyến đầu không biết rằng COVID-19 có thể gây tử vong. Nhiều người đã chứng kiến bệnh nhân chết do nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Nhưng họ từ chối tiêm chủng, thà bị mất việc còn hơn phải tiêm. Vì sao lại như vậy? Làm y tá ở Mỹ thì phải tiêm phòng sởi, viêm tuyến mang tai, và bệnh đậu mùa,… Tại sao họ có thể tiêm được tất cả các loại vắc-xin này, nhưng lại từ chối tiêm vắc-xin COVID-19?

Một trong những lý do quan trọng nhất chính là vì họ là những nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu. Họ liên hệ chặt chẽ với hệ thống y tế Hoa Kỳ. Họ tăng ca ở tuyến đầu trước khi vắc-xin được phát triển, chấp nhận những rủi ro mà người bình thường không muốn đối mặt. Họ không muốn tiêm một loại vắc-xin chưa được kiểm nghiệm qua thời gian. Chính bản thân họ đang ở trong hệ thống y tế, nhưng họ vẫn không tin tưởng 100% vào hệ thống y tế.

Trước đây, phải mất gần 20 đến 30 năm để phát triển một loại vắc-xin. Vắc-xin nhanh nhất là vắc-xin viêm tuyến mang tai với thời gian 4 năm và diễn ra vào những năm 1960. Trong khi đó vắc-xin COVID-19 mới được phát triển chỉ trong thời gian một năm, và có thể gây ra các tác dụng phụ lâu dài chưa lộ rõ.

Y tá vốn vẫn luôn thiếu hụt. Việc họ bị cho nghỉ việc vì không chịu tiêm chủng đã khiến một số phòng khám và trạm y tế phải đóng cửa. Theo Wall Street Journal, Tập đoàn Y tế Valley tại Victoria và Tây Victoria đã phải đóng cửa một số trung tâm cấp cứu. Ông Mark Nantz, Tổng giám đốc Tập đoàn, tiết lộ rằng hầu hết các nhân viên đã được tiêm vắc-xin. Ông chỉ trích các y tá từ chối tiêm và nói rằng họ đặt quyền cá nhân của mình lên trên các bệnh truyền nhiễm toàn cầu. Ông không thể chấp nhận và hiểu được điều này.

Các y tá bị Tập đoàn Y tế Valley cho nghỉ việc đã phản bác lại rằng họ có một số lý do:

Thứ nhất, các nhà máy sản xuất dược phẩm có quá nhiều ảnh hưởng đến chính sách vắc-xin và bị nghi ngờ có xung đột về lợi ích.

Thứ hai, cục y tế bỏ qua các tác dụng phụ có thể có của vắc-xin, cố tình hoặc vô ý che giấu hay báo cáo thiếu các tác dụng phụ của vắc-xin.

Thứ ba, tiêm chủng là quyền cá nhân, không tiêm phòng thì bản thân phải tự gánh chịu rủi ro, chính phủ không có quyền bắt buộc tiêm chủng. Hơn nữa các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng của miễn dịch tự nhiên vượt xa tác dụng của vắc-xin. Rất nhiều y tá tuyến đầu vì tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 mà sinh ra miễn dịch tự nhiên, nên sẽ không ảnh hưởng đến bệnh nhân. Vậy thì tại sao lại bắt buộc họ phải tiêm vắc-xin?

Như tôi đã đề cập trước đó, khi y tá muốn tiêm vắc-xin, tất cả các y tá sẽ đều như vậy. Nhưng theo quan điểm của một số y tá từ chối tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán, thì việc tiêm chủng là do chính phủ và người sử dụng lao động ép buộc. Hơn nữa, các kênh truyền thông dòng chính thiên tả của Hoa Kỳ và Chính phủ Hoa Kỳ không dựa trên cơ sở khoa học khi tuyên truyền về tiêm chủng, mà giống như đang tuyên truyền chính trị.

Tập đoàn Y tế Valley đã cấp miễn trừ tiêm chủng cho 300 nhân viên. Một nửa số người là vì tín ngưỡng tôn giáo, một nửa còn lại vì lý do sức khỏe. Hầu hết lý do về sức khỏe là mang thai, đang cố gắng mang thai và đang cho con bú. Những người tìm kiếm sự miễn trừ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo phải chứng minh được rằng họ có một đức tin mạnh mẽ xung đột với việc tiêm chủng.

Tờ Wall Street Journal cũng đưa tin rằng ông Robbie Dusing, Giám đốc Phòng y tá của Tập đoàn Y tế Valley, đã phải nhập viện vì COVID-19 vào tháng 3 năm ngoái. Ông đã chia sẻ trải nghiệm của bản thân, trao đổi với các y tá, chia sẻ dữ liệu nghiên cứu và hy vọng rằng mọi người đều có thể tiêm chủng. Bản thân ông ấy cũng đã hoàn thành hai mũi vắc xin, nhưng ông Dusing tiết lộ rằng hiệu quả là không rõ ràng. Đại đa số các y tá vẫn hoài nghi và cho rằng họ cần có thời gian cân nhắc. Nhìn chung, điểm chung của các y tá là: Tôi có quyền quyết định cuối cùng đối với cơ thể của mình, và bạn không thể ép buộc tôi.

Hầu hết các y tá cũng tiết lộ rằng một vài năm nữa có thể có thêm nhiều nghiên cứu và dữ liệu chứng minh vắc-xin vô hại, nhưng điều đó không thể thực hiện được vào lúc này. Họ cho rằng các nhà máy dược phẩm, các kênh truyền thông dòng chính thiên tả, các quan chức chính phủ và các chuyên gia y tế đang che giấu điều gì đó. Họ không có lòng tin với những tổ chức này.

Nhưng các chuyên gia y tế cũng không hề lạc quan. Bởi số người chờ đợi và nghe ngóng chỉ chiếm 7%, so với tỷ lệ này là 39% vào tháng 12 năm ngoái. Tỷ lệ những người chắc chắn sẽ tiêm vắc-xin là 12%. Vào tháng 12 năm ngoái, tỷ lệ này là 15%. Đó chỉ là số liệu thống kê được thực hiện bởi Quỹ gia đình Kaiser. Nghĩa là, những người không tiêm chủng đã hạ quyết tâm sẽ nhất quyết không tiêm.

Điều này có thể trách ai? Trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái, nhằm ngăn cựu Tổng thống Trump có được vinh dự phát triển vắc-xin, ông Biden là người dẫn đầu nghi ngờ về tính hữu dụng của vắc-xin. Đồng thời ông ấy cũng cáo buộc ông Trump tham dự chính trị trong việc phát triển vắc-xin. Hiện giờ nhìn lại, đây chẳng phải là chuyện ‘gậy ông đang đập lưng ông’ hay sao?

Đông Phương, Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm ​​cá nhân của tác giả.)

Xem thêm: