Sau khi nhóm phiến quân Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, các chuyên gia đang bình luận về việc nhóm này sẽ điều hành đất nước như thế nào, bởi việc này không đơn giản và cũng không hề rẻ.

Embed from Getty Images

Tình hình đã thay đổi kể từ lần cuối Taliban cai trị đất nước 20 năm trước và tình thế sẽ sớm trở nên cấp bách đối với người dân Afghanistan. 

“Tôi dự đoán Taliban sẽ bị túng thiếu về tiền bạc. Điều hành một đất nước như Afghanistan rất tốn kém, đặc biệt vì phần lớn dân số sống dưới mức nghèo khổ. Và vì thế viện trợ nước ngoài hầu như đang chi trả, ở mức tôi tin là tới hơn 70% ngân sách chính phủ. Có thể họ sẽ ngừng cung cấp,” Gretchen Peters, giám đốc điều hành Trung tâm về các mạng lưới bất hợp pháp và tội ác có tổ chức xuyên quốc gia (CINTOC), cho biết. 

“Tôi cho rằng chúng ta đang đối mặt với một một thảm hoạ về con người và thảm họa nhân đạo tiềm ẩn đối với hàng triệu triệu người dân Afghanistan. Và tôi không lạc quan về việc cộng động quốc tế có khả năng hoặc mong muốn đáp ứng điều đó. Vì thế tình hình rất, rất đáng lo ngại,” giám đốc của CINTOC tiếp tục.

Thêm vào đó, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng sự khan hiếm vốn và nguồn lực có thể nhanh chóng dẫn đến việc Taliban đẩy mạnh các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma tuý.

“Khi bất cứ tổ chức tội ác nào kiểm soát được thể chế nhà nước, họ có khả năng chuyển tiền qua ngân hàng, kiểm soát cửa khẩu biên giới, mở các đường băng khắp đất nước để buôn lậu,” ông Peter nói tiếp.

 

Trên thực tế, Taliban từ lâu đã là một nhân tố chính trong hoạt động buôn bán ma túy trên thế giới. Có đến 83% sản lượng thuốc phiện toàn cầu được ước tính xuất phát từ Afghanistan từ năm 2015 đến 2020, theo Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma tuý và Tội phạm (UNODC).

Hơn nữa, Uỷ ban An ninh của LHQ ước tính rằng tổng thu nhập hỗn hợp hàng năm của Taliban lên tới 1,6 tỷ đôla, theo một báo cáo tháng 6 vừa qua. Khoảng 460 triệu đô trong tổng thu nhập này được cho là từ thuế bán heroin chỉ trong các địa hạt của Taliban.

Những con số này dự kiến sẽ tăng lên với việc Taliban đã giành lại được quyền kiểm soát đất nước.  

Alex Zeden, cựu tùy viên thương mại Bộ Tài chính ở Afghanistan tin rằng cần phải hành động ngay lập tức. 

“Suốt 20 năm qua, Taliban đã kiếm được ngày càng nhiều tiền hơn từ buôn bán ma tuý, cả heroin lẫn thuốc phiện, cũng như methamphetamine… Cần có một sự đồng thuận quốc tế lớn hơn để giải quyết vấn đề ma tuý này,” ông Zeden cho biết.

Gần đây, cộng đồng tài chính quốc tế đã hợp tác với nhau cắt ngân sách cho Afghanistan.

Mỹ đã đóng băng gần 9,5 tỷ đôla trong tài sản thuộc về Ngân hàng Trung ương Afghanistan sau quyết định của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới đình chỉ viện trợ cho nước này vào tuần trước.

Ông Zenden, người đứng đầu văn phòng Bộ Tài chính tại Đại sứ quán Mỹ ở Kabul từ 2018 – 2019, đồng ý với những động thái này, nói rằng đó là một chính sách khôn ngoan nhưng vẫn còn những vấn đề đình trệ phải đối mặt, bao gồm cả mối đe dọa khủng bố mới.

“Ngày nay có một số nhóm khủng bố, gồm cả al-Qaeda, đang hoạt động ở Afghanistan. Và sau đó có một số nhóm du kích khác trong khu vực mà họ có thể phổ biến vũ khí cho, điều này rất đáng sợ,” ông cảnh báo.

Ngân Hà (theo Fox Business)

Xem thêm: