Vào thứ Tư (1/12), Ủy ban châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch vào năm 2027 đầu tư 300 tỷ euro (khoảng 340 tỷ đô la Mỹ) trên toàn thế giới cho các dự án cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, và khí hậu. Mục đích là để thay thế cho sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Embed from Getty Images

Ngày 1/12/2021 Chủ tịch Ursula von der Leyen của Ủy ban châu Âu đã rung chuông tại lễ khai mạc của Ủy ban Chuyên viên ở Brussels (Olivier Matthys / POOL / AFP). 

Kế hoạch có tên Global Gateway nhằm tăng cường chuỗi cung ứng, thúc đẩy thương mại của EU, và giúp chống lại biến đổi khí hậu, tập trung vào các lĩnh vực số hóa, y tế, khí hậu, năng lượng và vận tải, cũng như giáo dục và nghiên cứu.

Phương án thay thế cho “Vành đai và Con đường”

Người đứng đầu Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết, không giống như sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ, EU đảm bảo rằng các cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ các dự án cơ sở hạ tầng của Global Gateway. Đối với họ, sự tham gia của EU đồng nghĩa với rủi ro đầu tư ít hơn.

Bà Ursula von der Leyen cho biết trong họp báo rằng Global Gateway: “Thực tế, các nước… cần những đề xuất khác tốt hơn đề xuất ‘Vành đai và Con đường’ của ĐCSTQ”.

ĐCSTQ đã khởi động dự án “Vành đai và Con đường” vào năm 2013 và đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở hàng chục nước trên thế giới. Nhưng EU chỉ ra, nguồn tài chính của Bắc Kinh thường không thuận lợi và không rõ ràng, khiến một số nước nghèo hơn phụ thuộc vào ĐCSTQ do bị nợ nần.

Động thái này ở Brussels để cung cấp phương hướng mới cho một số nước bất bình với “Vành đai và Con đường” vì các điều kiện vay nợ rất khắc nghiệt và các tiêu chuẩn xây dựng và môi trường không đủ tốt.

Global Gateway của EU sẽ cung cấp vốn cho các nước nhận đầu tư dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, cho vay và bảo lãnh. Ủy ban châu Âu cho biết các khoản tiền này sẽ được cung cấp “trong điều kiện công bằng và thuận lợi” để tránh cho các chính phủ nước thứ ba đối mặt vấn đề nợ.

Thuần túy là viện trợ không hoàn lại

Chuyên gia của EU về xây dựng đối tác quốc tế, bà Jutta Urpilainen cho biết tại cuộc họp báo công bố dự án rằng số tiền EU tài trợ cho hỗ trợ phát triển tương tự như của Trung Quốc.

“Nếu tôi nhìn vào số liệu thống kê, từ năm 2013 – 2018 châu Âu luôn là nơi cung cấp hỗ trợ phát triển lớn nhất thế giới”, bà nói. “Từ năm 2013 – 2018 rất gần với những gì Trung Quốc (ĐCSTQ) cung cấp dự án ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’”.

“Ở một mức độ lớn chúng tôi có trình độ tương đương, nhưng cách tiếp cận của chúng tôi luôn khác. Chúng tôi đã luôn cung cấp các khoản tài trợ, còn Trung Quốc (ĐCSTQ) đã luôn cung cấp các khoản vay. Hỗ trợ phát triển của chúng tôi hoàn toàn là trao tặng thuần túy”.

Ủy ban châu Âu cho biết, chương trình Global Gateway sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng vật lý như cáp quang, hành lang giao thông sạch và đường truyền điện sạch để tăng cường mạng lưới kỹ thuật số, giao thông và năng lượng.

Ủy ban cho biết bằng cách giúp đỡ các nước khác, EU cũng sẽ thúc đẩy lợi ích của chính mình và củng cố chuỗi cung ứng của mình, thực trạng mong manh của chuỗi cung ứng đã bị phơi bày trong đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán).

Kế hoạch Global Gateway được ra đời sau hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Anh vào tháng Sáu, khi đó cuộc họp đã quyết định khởi động một sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng toàn cầu, và Tổng thống Mỹ Biden vì là “định hướng giá trị, tiêu chuẩn cao và minh bạch”.

Theo Lý Nguyên, Epoch Times

Xem thêm: