Hôm 17/12, Ủy ban châu Âu cho biết, nếu Liên minh châu Âu (EU) tìm thấy bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế. Họ có thể đệ trình tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Litva lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

shutterstock 10172977181
Trụ sở của nhà sản xuất phụ tùng ô tô của Đức Continental ở Frankfurt, Đức. (Ảnh: Birgit Reitz-Hofmann / Shuttertock).

Ngày 16/12, Reuters đưa tin dẫn lời hai người quen thuộc với vấn đề này cho biết, vào thời điểm xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) và Litva về vấn đề địa vị của Đài Loan, ĐCSTQ đang gây áp lực buộc tập đoàn phụ tùng ô tô khổng lồ của Đức Continental ngừng sử dụng phụ tùng của Litva.

Sau khi Đài Loan mở văn phòng đại diện ở Vilnius với tên gọi “Đài Loan”, ĐCSTQ đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Litva xuống cấp đại biện.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố cách làm “một Trung Quốc, một Đài Loan” của Litva đã can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói: “Tôi nghe nói rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không còn coi Litva là đối tác hợp tác đáng tin cậy. Doanh nghiệp Litva gặp khó khăn khi triển khai hoạt động hợp tác thương mại thì Litva cần phải xem xét lại bản thân mình.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận việc Bắc Kinh gây áp lực buộc các công ty đa quốc gia ở các nước khác không được sử dụng các bộ phận linh kiện của Litva sản xuất.

Ủy ban châu Âu cho biết, họ đang thu thập thông tin để làm rõ tình hình thực tế, sau đó tiếp tục quyết định có chọn hành động tiếp theo không.

“Chúng tôi đang nghiên cứu các biện pháp sẽ được thực hiện tại WTO và khiếu nại chính thức lên WTO. Tất nhiên, về mặt lý thuyết có nhiều biện pháp khác,” người phát ngôn của Ủy ban châu Âu nói với các phóng viên tại Brussels.

Một người phát ngôn khác của Ủy ban châu Âu nói rằng “Để đệ trình khiếu nại lên WTO, chúng tôi cần có đủ bằng chứng, cho nên đây thực sự là những gì chúng tôi đang làm”.

Vị này còn bổ sung thêm, Ủy ban châu Âu đang tiếp xúc với Litva và các nước thành viên EU khác có khả năng đối mặt với vấn đề tương tự.

Đầu tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao Litva Mantas Adomėnas nói với Reuters rằng ĐCSTQ đã đe dọa các công ty đa quốc gia không được sử dụng các bộ phận linh kiện và hàng hóa khác do Litva sản xuất, nếu không thì họ có thể sẽ mất thị trường hoặc nguồn cung từ Trung Quốc Đại Lục.

Ông Mantas Adomėnas nói rằng “Chúng tôi đã thấy một số công ty hủy hợp đồng với nhà cung cấp Litva.”

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, quy mô thương mại trực tiếp giữa Trung Quốc và Litva không lớn, nhưng có hàng trăm công ty cung cấp các sản phẩm đồ gia dụng, sản phẩm laser, thực phẩm, quần áo cho các công ty đa quốc quốc gia bán tại Trung Quốc.

Theo VOA, Bộ Ngoại giao Litva cho biết: “Doanh nghiệp hoạt động ở Litva đã hòa nhập thành công vào chuỗi cung ứng quốc tế, do đó việc Trung Quốc gây áp lực kinh tế có thể gây xáo trộn khác nhau cho các doanh nghiệp hoạt động ở Litva.”

Trí Đạt (t//h)

Xem thêm: