Hôm thứ Năm (ngày 4/11), các đặc vụ FBI đã đột kích vào nhà hai phóng viên của tổ chức truyền thông điều tra Dự án Veritas (Dự án Sự thật Project Veritas) ở New York. Có thông tin cho rằng cuộc đột kích của FBI có liên quan đến một cuốn nhật ký mất tích của bà Ashley, con gái của Tổng thống Biden.

OKeefe 2
Người sáng lập tổ chức truyền thông điều tra Dự án Veritas (Project Veritas) James O’Keefe. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video của trang web Project Veritas)

Điều tra vụ trộm nhật ký của con gái ông Biden

Tin tức về cuộc đột kích của FBI lần đầu tiên được New York Times đưa tin. Theo báo cáo, những người trong cuộc cho biết, các đặc vụ liên bang của Bộ Tư pháp ở New York đã thực hiện lệnh của tòa án vào thứ Năm (ngày 4/11) để khám xét nơi ở của hai người, một ở thành phố New York và một ở quận Westchester, ngoại ô New York. Cuộc đột kích nhằm để điều tra cách thức cuốn nhật ký của bà Ashley, con gái của Tổng thống Biden đã bị đánh cắp và cách nó được tiết lộ công khai một tuần rưỡi trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Cuộc điều tra này được tiến hành bởi các đặc vụ FBI và các công tố viên liên bang ở Manhattan.

Tờ New York Times cho biết, hai người bị FBI lục soát đã hợp tác với cơ quan truyền thông điều tra Dự án Veritas và người sáng lập dự án, ông James O’Keefe. Báo cũng nói rằng Dự án Veritas không xuất bản nhật ký của bà Ashley Biden.

Ông Jame O’Keefe đã phát hành một video vào thứ Sáu (ngày 5/11) giải thích những gì ông biết về chi tiết trong nhật ký của con gái ông Biden .

O’Keefe nói rằng năm ngoái, “những người đưa tin” đã liên lạc với Dự án Veritas và khẳng định rằng họ có một bản sao nhật ký của bà Ashley Biden. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, Dự án Veritas không thể xác nhận tính xác thực của cuốn nhật ký, hay liệu nó có thuộc về bà Ashley hay không. Do đó, Dự án Veritas đã đưa ra một quyết định đạo đức là không công bố nội dung của cuốn nhật ký và cố gắng trả lại cuốn nhật ký cho một luật sư đại diện cho bà Ashley Biden, nhưng luật sư đó từ chối xác thực nó. Sau đó, nhóm Dự án Veritas đã bàn giao cuốn nhật ký cho cơ quan pháp luật để đảm bảo nó có thể được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của cuốn nhật ký.

Điểm bất thường liên quan đến cuộc điều tra bí mật

Trong video, O’Keefe cũng đề cập rằng ông biết được từ các bản tin báo cáo rằng phóng viên của ông đã bị FBI đột kích và khám xét, hơn nữa, ông cũng đã nhận được trát đòi hầu tòa từ một bồi thẩm đoàn do Bộ Tư pháp cấp.

Bộ Tư pháp yêu cầu ông không tiết lộ trát đòi hầu tòa, thư viết: “Theo đây, Chính phủ yêu cầu bạn tự nguyện không tiết lộ sự tồn tại của trát đòi hầu tòa cho bất kỳ bên thứ ba nào. Mặc dù bạn không có nghĩa vụ phải tuân theo yêu cầu của chúng tôi, nhưng chúng tôi yêu cầu bạn không tiết lộ bất kỳ thông tin nào để bảo vệ tính bí mật của cuộc điều tra và vì việc tiết lộ sự tồn tại của cuộc điều tra này có thể gây trở ngại và cản trở cuộc điều tra.”

O’Keefe nói rằng Bộ Tư pháp yêu cầu ông giữ bí mật để bịt miệng nhưng sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ông quyết định tiết lộ trát đòi hầu tòa vì cho rằng có điều gì đó bất thường trong này. Từ yêu cầu giữ bí mật trát đòi hầu tòa, có thể thấy rằng cuộc điều tra này là tuyệt mật. Tuy nhiên, một điều bất thường thực sự đã xảy ra, trong vòng một giờ sau khi phóng viên của Dự án Veritas bị FBI khám xét bí mật vào thứ Năm (ngày 4/11), Thời báo New York đã liên hệ với Dự án Veritas yêu cầu bình luận về vụ việc.

Ông O’Keefe đặt câu hỏi rằng nếu cuộc điều tra của đại bồi thẩm đoàn của Bộ Tư pháp là bí mật, làm thế nào New York Times biết rằng FBI đã thực hiện lệnh khám xét nhà của phóng viên Dự án Veritas và đối tượng của lệnh khám xét?

Ngoài ra, ông O’Keefe cũng đề cập rằng trước cuộc khám xét vào thứ Năm, Dự án Veritas đã kiện New York Times vì ​​tội phỉ báng.

Liên quan đến quyền tự do báo chí

Trong video, ông O’Keefe nói: “Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi bị tấn công và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng. Chúng tôi biết tại sao. Chúng tôi đã điều tra những người có quyền lực, và theo nhiều cách, chúng tôi là mũi nhọn của ngọn giáo, nhưng chúng tôi không bao giờ vi phạm pháp luật. Quy tắc của chúng tôi là hành động như thể có 12 bồi thẩm đoàn trên vai chúng tôi mọi lúc. Sự thật sẽ minh oan cho chúng tôi.”

Ông O’Keefe chỉ ra rằng mặc dù nhóm pháp lý của Dự án Veritas trước đó đã liên hệ với Bộ Tư pháp và tự nguyện chuyển tải những sự thật không thể nghi ngờ, chứng minh rằng Dự án Veritas (trong trường hợp cuốn nhật ký của con gái ông Biden) không tham gia vào hoạt động phạm pháp và không có ý đồ phạm tội nhưng FBI vẫn khám xét nhà các phóng viên của nhóm.

Ông O’Keefe cáo buộc Bộ Tư pháp của chính quyền Biden coi công việc của nhà báo trung thực và hợp pháp là một “tội ác”, ít nhất là trong trường hợp này.

Ông nhấn mạnh: “Đây không chỉ là một cuộc tấn công vào Dự án Veritas. Đây là một cuộc tấn công vào các quyền thiêng liêng của mọi người Mỹ, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của chúng ta. ‘Tu chính án đầu tiên’ trước hết là vì một lý do: nó đảm bảo tất cả các quyền khác theo sau, bởi vì nó liên quan đến trách nhiệm giải trình. Không có trách nhiệm giải trình, tự do tự nó là một ảo tưởng.”

Ông O’Keefe cũng khẳng định rằng: “Nhiệm vụ của chúng tôi là phục vụ quyền được biết của công chúng bằng cách làm sáng tỏ, tiết lộ và phơi bày thông tin mà người khác muốn che giấu vì những lý do sai trái… Chúng tôi sẽ không ẩn náu. Chúng tôi tồn tại với mục đích khám phá và tiết lộ sự thật, với hy vọng làm cho thế giới trở thành một nơi minh bạch hơn.”

Giới thiệu về Dự án Veritas

Ông James O’Keefe thành lập Dự án Veritas vào năm 2010 với tư cách là một doanh nghiệp báo chí phi lợi nhuận để tiếp tục công việc báo cáo bí mật của mình. Ngày nay, Dự án Veritas điều tra và vạch trần nạn tham nhũng, lãng phí, gian lận và các hành vi sai trái khác ở cả các cơ sở công và tư để đạt được một xã hội minh bạch và đạo đức hơn, đồng thời tham gia vào các vụ kiện tụng để: bảo vệ và mở rộng quyền con người và các quyền công dân được pháp luật bảo đảm, cụ thể là các quyền của Tu chính án thứ nhất bao gồm thúc đẩy trao đổi ý tưởng tự do trong thế giới kỹ thuật số; chống lại và đánh bại sự kiểm duyệt của bất kỳ hệ tư tưởng nào; thúc đẩy báo cáo trung thực; bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các vấn đề liên kết bao gồm quyền ẩn danh.

Mộc Lan

Xem thêm: